Chƣơng 1 : TỔNG QUAN
1.5. Các công tr nh nghiên cứu trên thế giới và trong nước điềutrị imatinib
1.5.2. Các nghiên cứu trong nước
Tại nước ta hiện nay, các nghiên cứu GISTs chủ yếu về giai đoạn PT
được như nghiên cứu của tác giả Bùi Trung Nghĩa 2011 tại bệnh viện Việt Đức [108]. Các nghiên cứu về điều trị giai đoạn khơng mổ được ít được thực hiện. Chủ yếu là các nghiên cứu nhỏ lẻ với số lượng BN chưa đủ nhiều. Các nghiên cứu chủ yếu tập trung đánh giá tỷ lệ đáp ứng của thuốc, ít có nghiên cứu nào đánh giá thời gian sống thêm của BN.
Một trong những nghiên cứu đầu tiên được thực hiện là nghiên cứu của tác giả Phạm Duy Hiển và Nguyễn Tuyết Mai 2010 , đây là một nhánh của đề tài khoa học cấp nhà nước. Trong đó 35 BN GIST giai đoạn tái phát, di căn được điều trị bằng imatinib, kết quả cho thấy có đến 65,6% BN đạt đáp ứng, trong đó có 1 trường hợp ĐƯHT. Tuy nhiên do thời gian nghiên cứu còn ng n, các tác giả chưa báo cáo kết quả về sống thêm trên nhóm BN này [13].
Nghiên cứu của tác giả Diệp Bảo Tuấn 2016 với 43 BN ở nhóm giai đoạn muộn được điều trị bằng imatinib cho tỷ lệ đáp ứng là 58,7% [109].
Nghiên cứu của tác giả Mai Trọng Khoa và CS với 35 BN GISTs cho tỷ lệ đáp ứng là 60,0% BN đạt đáp ứng với imatinib, trong đó tỷ lệ ĐƯHT là 2,9%
1BN , ĐƯMP 57,1%; BGN 34,2 BGN và BTT 5,8% [110]. Các nghiên cứu của các tác giả trên đều cho tỷ lệ đáp ứng cũng như tỷ lệ kiểm soát bệnh tốt của thuốc đối với BN GISTs ở nước ta. Tuy nhiên kết quả sống thêm cũng như các yếu tố liên quan cịn ít được nói đến.