Tai biến trong khi cắt gan

Một phần của tài liệu (LUẬN án TIẾN sĩ) nghiên cứu ứng dụng kỹ thuật kiểm soát chọn lọc cuống glisson trong cắt gan điều trị ung thư tế bào gan (Trang 40 - 42)

Chương 1 : TỔNG QUAN TÀI LIỆU

1.4. Cắt gan trong điều trị ung thư tế bào gan

1.4.3. Tai biến trong khi cắt gan

Tổn thương TM gan có thể xảy ra trong q trình phẫu tích TM gan để luồn dây kiểm soát (tổn thương TM gan ngoài gan) hoặc xảy ra trong quá trình cắt qua nhu mô gan (tổn thương TM gan trong gan). Rách TM gan làm chảy máu, mất máu hoặc thốt khí vào buồng tim nhất là khi rách gần chỗ TM

gan đổ vào TM chủ dưới. Tổn thương TM gan được ghi nhận rất ít hoặc khơng có trong các NC gần đây trên thế giới, Lê Lộc gặp tai biến này 0.88% [3]. Nếu tổn thương TM gan của phần gan để lại thì ngồi việc khâu cầm máu cịn bắt buộc đảm bảo khâu kín TM gan được khâu đủ rộng để dẫn lưu máu từ gan vào TM chủ dưới, Tôn Thất Bách gặp dạng tổn thương này chỉ 6,7%

1.4.3.2. Tổn thương tĩnh mạch chdưới

Do gan xơ dính chặt với TM chủ dưới hoặc do khối u gan thâm nhiễm

vào TM chủdưới nên khi giải phóng gan hoặc khi cắt gan dễ gây tổn thương

TM chủdưới. Tai biến này ít gặp nhưng rất nguy hiểm do gây mất máu hoặc thốt khí vào buồng tim, có thể dẫn đến tử vong. Khi tai biến xảy ra cần cho BN ở thế đầu thấp để tránh thốt khí vào buồng tim. Tổn thương rách nhỏ có thể dùng đầu ngón tay bịt vào chỗ rách để cầm máu tạm thời, khâu chỗ rách cùng với việc dịch chuyển ngón tay khi khâu cho đến khi khâu kín tổn

thương. Tổn thương rách rộng và phức tạp, để kiểm soát chảy máu cần nhanh

chóng cặp cuống gan, TM chủ dưới dưới gan và trên gan, sau đó tùy mức độ tổn thương mà có thể khâu, vá hoặc thay đoạn TM chủ dưới.

1.4.3.3. Tổn thương động mch gan và tĩnh mạch ca

Khi cắt gan có KSCLCG thì trong q trình phẫu tích có thể gây tổn

thương ĐM gan và hoặc TM cửa. Đặc biệt, khi khối u gan lớn nằm gần hoặc

dính sát vào cuống gan nếu phẫu tích và bộc lộ khơng tốt có thể gây tổn

thương ĐM gan và TM cửa của cuống gan phần để lại. Gan vẫn hoạt động

được nếu tổn thương gây tắc chỉ một trong hai thành phần là ĐM gan và TM

cửa. Tuy nhiên, nếu tổn thương cả hai mạch này hoặc tổn thương ĐM gan hoặc TM cửa nhưng được phát hiện trong mổ thì tái tạo lại lưu thơng mạch cần phải thực hiện, có thể khâu nối tận hai đầu mạch hoặc ghép đoạn mạch nhân tạo, tự thân khi mất đoạn dài.

1.4.3.4. Tổn thương đường mt

Tại rốn gan, đường mật gan phải và trái được bọc trong bao Glisson nên phẫu tích tách riêng có thể gây tổn thương. Đồng thời, do những biến đổi giải phẫu đường mật như đường mật PT sau hoặc PT trước đổ vào đường mật gan T nên khi cắt gan có thể gây tổn thương đường mật nhất là cắt gan theo phương

pháp Lortat-Jacob. Do đó, nhiều tác giả khuyên rằng để hạn chế tai biến này nên thực hiện cắt gan với việc kiểm soát cuống Glisson trong nhu mô.

Tổn thương rách thành đường mật nhỏhơn nửa chu vi thì có thể khâu lại với chỉ tiêu 5/0 hoặc 6/0, nếu rách trên nửa chu vi hoặc cắt đơi thì có thể

khâu hoặc nối mật ruột, tổn thương mất đoạn thì phải nối mật ruột.

1.4.3.5. Tổn thương khác

Khi giải phóng gan, đặc biệt là gan phải có thể gây tổn thương TM hoành, tuyến thượng thận phải, TM tuyến thượng thận phải, TM gan ngắn. Những tổn thương này gây chảy máu và được xử lý bằng việc khâu cầm máu. Tổn thương cơ hồnh thường xảy ra khi khối u dính chặt vào cơ hồnh hoặc

đơi khi phải cắt bỏ một phần cơ hoành do u xâm lấn vào. Cơ hồnh cần được

khâu kín sau khi đã hút sạch khí, máu trong khoang màng phổi.

Một phần của tài liệu (LUẬN án TIẾN sĩ) nghiên cứu ứng dụng kỹ thuật kiểm soát chọn lọc cuống glisson trong cắt gan điều trị ung thư tế bào gan (Trang 40 - 42)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(180 trang)