.7 Phân tích tác động của một số yếu tố khác lên dự định hiện tại

Một phần của tài liệu Luận văn thạc sĩ UEH các yếu tố ảnh hưởng đến dự định trở về nước của du học sinh việt nam (Trang 108 - 111)

Tuổi – yếu tố phức hợp

Theo kết quả mơ hình cuối cùng, tuổi (age) có hệ số hồi quy dƣơng và có ý nghĩa thống kê với mức ý nghĩa 10%. Tuy nhiên, biến tuổi có tác động phức hợp lên dự định trở về do yếu tố bình phƣơng và tƣơng tác với hd3 (ngành nghề KH-KT-CN và y).

Theo Hình C.1, với ngành phụ thuộc vốn, DHS trẻ tuổi có xác suất dự định khơng về cao (0.3), hơn xác suất dự định về và giảm dần với sinh viên tuổi càng cao10

. Sinh viên nhóm ngành phụ thuộc vốn có khuynh hƣớng trở về khi lớn hơn 30 tuổi. Nhóm ngành khác có xác suất trở về rất cao từ 0.3 tăng đến gần 1 khi tuổi tăng dần (Hình C.2).

Cả 2 trƣờng hợp trên đều trái dấu kì vọng. DHS nhóm ngành phụ thuộc vốn có thể chỉ muốn học hay làm ở nƣớc ngồi một thời gian có kinh nghiệm, sau đó, về nƣớc áp dụng kinh nghiệm và kiến thức ở nƣớc ngoài, khởi nghiệp,...trong điều kiện đất nƣớc còn nhiều tiềm năng phát triển, và đang có nhu cầu cao về ngành này nhằm đẩy mạnh cơng nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nƣớc giai đoạn từ nay đến 2020.

Một phát biểu của DHS: Mình nghĩ hầu hết du học sinh chân chính đều có tâm huyết và muốn trở về sống ở Việt Nam. Cái gốc văn hóa đối với nhiều du học sinh là thứ cội nguồn không bao giờ mất đi đƣợc. Dù ngắn dù dài sau này ai cung muốn trở về Việt Nam. Chỉ cần cơ chế đãi ngộ và cơ hội mở ra phù hợp với năng lực và trình độ của họ, họ chắc chắn sẽ trở về Việt Nam.

Hình C. 1 Xác suất dự định hiện tại của DHS ngành khoa học-kĩ thuật-cơng nghệ-y

Chú thích: Pr(yg1=1,2,3/hd3=1) là xác suất dự định về (mức 1,2 và 3 của biến phụ thuộc) và Pr(yg1=5,6/hd3=1) là xác suất dự định khơng về của DHS thuộc nhóm ngành phụ thuộc vốn.

Hình C. 2 Xác suất dự định hiện tại của DHS không thuộc ngành khoa học-kĩ thuật-cơng nghệ-y

Chú thích: Pr(yg1=1,2,3/hd3=0) là xác suất dự định về (mức 1,2 và 3 của biến phụ thuộc) và Pr(yg1=5,6/hd3=0) là xác suất dự định không về của DHS không thuộc ngành phụ thuộc vốn.

Tác động biên của một số yếu tố

Bốn lí do đến nƣớc hiện tại có ý nghĩa thống kê: ở mức 5% (cung cấp môi trƣờng tốt hơn cho con cái, xa rời mơi trƣờng chính trị ở Việt Nam và lí do khác) và mức ý nghĩa 10% (yêu cầu kinh nghiệm làm việc của nhà tuyển dụng Việt Nam). Lí do thứ tƣ này với ý định ban đầu của việc đi nƣớc ngoài là để đáp ứng yêu cầu việc làm trong nƣớc (24%DHS), nên thƣờng quay về sau khóa học, có tăng động biên lên dự định trở về là 7%. Trong đó, hai lí do đầu khoảng 30% DHS liên quan làm tăng dự định không trở về nƣớc của DHS với tác động biên khoảng 7% (Phụ lục C.4). CP Việt Nam đang có những chủ trƣơng thay đổi, cải cách cơ chế làm việc, tuyển dụng theo năng lực, thủ tục hành chính,...Tuy nhiên, sự thay đổi, cải cách mơi trƣờng CT cần thời gian và kiên trì. Hệ thống giáo dục đại học của Việt Nam đang chậm đổi mới so với thế giới. Môi trƣờng sống đã và đang phát sinh những vấn đề lớn nhƣ: an toàn giao thơng, an tồn thực phẩm, ơ nhiễm,...Do đó, để thu hút đƣợc nhóm ngƣời này, CP cần quyết tâm mạnh mẽ thực hiện cải cách, đổi mới. Ngồi ra, cịn lí do khác do DHS đặc tả thêm (nhƣ muốn học ở nền giáo dục phát triển, học ngành mới,..), chỉ chiếm 6.97% DHS nhƣng góp phần làm tăng dự định không về nƣớc của DHS với tác động biên 13.38%.

Thời gian ở nƣớc hiện tại (staydur) có dấu của hệ số ƣớc lƣợng nhƣ kì vọng. Thời gian ở càng lâu DHS càng có xu hƣớng ở lại nƣớc ngoài hơn. Tuy nhiên, tác động biên của thời gian ở nƣớc hiện tại đến dự định không về không lớn (0.0119), nhƣng thời gian ở nƣớc ngồi càng lâu thì càng làm tăng xác suất dự định ở lại. Ngồi lí do hiệu ứng quán tính, một số ý kiến của DHS cho rằng tìm việc làm ở Việt Nam dựa vào mối quan hệ nên DHS ở nƣớc ngoài lâu, mất dần các mối quan hệ ở Việt Nam, làm giảm khả năng tìm đƣợc việc làm phù hợp, u thích. Ngồi ra, Việt Nam đang trong q trình hội nhập quốc tế, tốc độ phát triển kinh tế-xã hội cao nên việc tái thích nghi với mơi trƣờng nƣớc nhà trở nên khó khăn và tốn kém cho DHS ở nƣớc ngoài trong nhiều năm.

Quan niệmvề mối quan hệ trong tìm việc của một DHS: Khăn gói đi sang nƣớc ngồi học hỏi kiến thức kinh nghiệm mới rồi lại phải lo lắng chuyện quan hệ việc làm khi trở về Việt Nam, trong khi ở đất nƣớc hiện tại bạn chỉ cần học tập, hoạt động tốt và chút may mắn để có đƣợc việc làm. Cơ hội chia đều cho tất cả mọi ngƣời chứ không chỉ dựa vào quan hệ nhƣ ở Việt Nam.

PHỤ LỤC D

Một phần của tài liệu Luận văn thạc sĩ UEH các yếu tố ảnh hưởng đến dự định trở về nước của du học sinh việt nam (Trang 108 - 111)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(112 trang)