Vài nét về đặc điểm kinh tế xã hội và đội ngũ cán bộ, công chức cấp xã

Một phần của tài liệu Luận văn thạc sĩ UEH các yếu tố tác động đến động lực làm việc của cán bộ, công chức cấp xã trên địa bàn tỉnh đồng nai (Trang 40 - 41)

2 .5Các yếu tố ảnh hưởng đếnđộng lực làm việc

3.1 Vài nét về đặc điểm kinh tế xã hội và đội ngũ cán bộ, công chức cấp xã

trên địa bàn tỉnh

3.1.1 Đặc điểm kinh tế - xã hội tỉnh Đồng Nai

Đồng Nai là một tỉnh thuộc miền Đông Nam bộ, nằm trong vùng động lực phát triển kinh tế phía nam. Phía Tây giáp thành phố Hồ Chí Minh - trung tâm thương mại, dịch vụ, khoa học kỹ thuật lớn nhất nước; phía Nam giáp tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu nơi đây phát triển mạnh về công nghiệp, dịch vụ biển ở khu vực; phía Đơng giáp tỉnh Bình Thuận và Đơng Bắc giáp tỉnh Lâm Đồng, là những địa phương có nhiều tiềm năng kinh tế đặc biệt có những khu du lịch nổi tiếng như Đà Lạt, Mũi Né; phía tây bắc giáp tỉnh Bình Dương là tỉnh có nền kinh tế chuyển động mạnh mẽ và đang nhanh chóng hình thành các khu cơng nghiệp lớn.

Diện tích tự nhiên là 5.907,24 km2, dân số tính đến năm 2017 là 3.027,316 triệu người với nhiều dân tộc, tôn giáo: Phật giáo, Thiên chúa giáo, Đạo Tin lành, đạo Cao Đài, đạo Hòa Hảo, trong đó, đạo Thiên Chúa giáo nhiều nhất, chiếm trên 30% dân số của tỉnh; mật độ dân số là 512,47 người/km2.

Tỉnh Đồng Nai hiện có 11 đơn vị hành chính cấp huyện bao gồm: Thành phố Biên Hòa, thị xã Long Khánh và 9 huyện: Long Thành, Nhơn Trạch, Vĩnh Cửu, Trảng Bom, Thống Nhất, Cẩm Mỹ, Xuân Lộc, Định Quán, Tân Phú; gồm có 171 đơn vị hành chính cấp xã gồm: 136 xã, 29 phường, 6 thị trấn; trong đó, có 04 huyện miền núi

(Xuân Lộc, Cẩm Mỹ, Định Quán, Tân Phú) và 60 đơn vị hành chính cấp xã thuộc khu vực miền núi.

Tỉnh Đồng Nai có hệ thống giao thông khá thuận lợi, có nhiều tuyến giao thơng quốc gia đi qua như: Quốc lộ 1, Quốc lộ 20, Quốc lộ 51, tuyến đường sắt Bắc - Nam và nhiều tuyến đường liên tỉnh; hệ thống cảng Gò Dầu, Phú Mỹ, Đồng Nai đã cùng với cảng Sài Gòn, sân bay quốc tế Tân Sơn Nhất tạo thành một mạng lưới giao thông thuận tiện cho hoạt động kinh tế trong vùng và cả nước. Đồng thời, chủ trương xây dựng sân bay Quốc Tế Long Thành đang triển khai thực hiện, đây sẽ là một nguồn động lực lớn, một cơ hội phát triển kinh tế cho tỉnh Đồng Nai.

Nằm trong vùng kinh tế trọng điểm vùng Đông Nam Bộ, với lịch sử phát triển công nghiệp lâu đời, tỉnh vẫn giữ được tốc độ tăng trưởng cao (8%/năm giai đoạn 2012-2017), đóng góp lớn vào ngân sách nhà nước; cùng với đó là thu nhập và mức sống của người dân trên địa bàn tỉnh được nâng lên (năm 2012 là 43,2 triệu đồng/người/năm, năm 2017 khoảng 91 triệu đồng/người/năm). Trên địa bàn tỉnh có 35 khu công nghiệp, 27 cụm công nghiệp đã và đang hoạt động thu hút một lượng lớn nguồn nhân lực từ nơi khác đến sinh sống và làm việc trên địa bàn tỉnh; do đó, đội ngũ cán bộ, công chức cấp xã phải từng bước nâng cao về trình độ chun mơn, nghiệp vụ, kỹ năng quản lý nhà nước để đáp ứng tốt hơn yêu cầu của nhân dân.

Một phần của tài liệu Luận văn thạc sĩ UEH các yếu tố tác động đến động lực làm việc của cán bộ, công chức cấp xã trên địa bàn tỉnh đồng nai (Trang 40 - 41)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(123 trang)