Xác định cỡ mẫu

Một phần của tài liệu Luận văn thạc sĩ UEH các yếu tố tác động đến động lực làm việc của cán bộ, công chức cấp xã trên địa bàn tỉnh đồng nai (Trang 66 - 67)

4.2.1 .2Thang đo nhân tố động viên đối với cán bộ, công chức cấp xã

4.2.1.2 .5Thang đo thành phần niềm tự hào

4.3 Mẫu nghiên cứu chính thức

4.3.1 Xác định cỡ mẫu

Kết quả kiểm định sơ bộ cho thấy tất cả các thang đo đều đạt yêu cầu (Hair và cộng sự, 2014). Như vậy, các thang đo này đã sẳn sàng cho nghiên cứu chính thức (Phụ lục 3.1 trình bày bảng câu hỏi cho nghiên cứu định lượng).

Mẫu được chọn theo phương pháp chọn mẫu ngẫu nhiên hệ thống với các thuộc tính kiểm sốt như giới tính, độ tuổi, trình độ học vấn, trình độ lý luận…

Như đã đề cập ở phần phương pháp nghiên cứu thì phương pháp phân tích dữ liệu chính được sử dụng cho nghiên cứu này là phân tích nhân tố khám phá.Đây là phương pháp địi hỏi mẫu phải có kích thước tương đối lớn.Tuy nhiên, cở mẫu bao nhiêu thì gọi là lớn thì hiện chưa có một quy chuẩn thống nhất.Hơn nữa, kích thước mẫu còn tùy thuộc vào phương pháp ước lượng sử dụng như hợp lí cực đại (ML), bình phương tuyến tính tổng quát (GLS). Tuy nhiên, theo quy tắc kinh nghiệm thì nếu sử dụng phương pháp hợp lí cực đại để ước lượng thì cở mẫu tối thiểu phải từ 100 đến 150. Theo quy tắc thông thường, số quan sát tối thiểu phải ít nhất gấp 5 lần số biến phân tích, và cở mẫu có thể được chấp nhận nên có tỉ lệ là 10: 1. Một số nhà nghiên cứu thậm chí cịn đề nghị mức tối thiểu 20 quan sát cho mỗi biến. Các nhà nghiên cứu luôn cố gắng sử dụng tỉ lệ cao nhất của số quan sát cho mỗi biến để giảm rủi ro hợp lí hóa dữ liệu. Để thực hiện điều này, dựa trên các khung lý thuyết trước đó, các nhà nghiên cứu xác định số biến tối thiểu sử dụng trong mơ hình rồi từ đó xác định cở mẫu phù hợp (Hair và cộng sự, 2014).

Kích thước mẫu nghiên cứu chính thức dự tính là 441 quan sát với mong muốn thu thập 9 quan sát cho mỗi biến đo lường thỏa mãn tiêu chí số quan sát gấp hơn 5 lần số biến đo lường.

Mẫu nghiên cứu chính thức được chọn theo phương pháp chọn mẫu ngẫu nhiên hệ thống. Quy trình thực hiện chọn mẫu nghiên cứu chính thức được thực hiện như sau:

 Lập và sắp xếp danh sách 171 xã, phường, thị trấn trên địa bàn tỉnh theo thứ tự ABC

 Đánh số thứ tự cho danh sách đã xếp

 Chọn một số ngẫu nhiên trong phạm vi 1 - 171

 Tiến hành chọn số tiếp theo nguyên tắc cách 3 số chọn một số, ví dụ: số đầu tiên ngẫu nhiên được chọn là 5 thì số tiếp theo sẽ là 8 và tiếp theo nữa là 11, cứ thế tiếp tục đến khi chọn đủ số quan sát cần lấy. Ở đây, trong mỗi xã được chọn, tổ chức phỏng vấn hoặc gửi bảng hỏi ngẫu nhiên cho 6 - 8 cán bộ, cơng chứcchia đều cho hai nhóm cán bộ và cơng chức đang cơng tác tại xã đó mời họ tham gia đánh giá.

Như vậy, để đạt được cở mẫu là 441 đề ra ứng với tỉ lệ số quan sát trên biến đo lường là 9:1 thì 441 bảng câu hỏi được phỏng vấn. Sau khi thu thập và kiểm tra thì có 41 bảng câu hỏi là khơng hợp lệ. Các bảng hỏi không hợp lệ chủ yếu do: (i) số quan sát trống quá nhiều và (ii) cùng một kết quả trả lời cho nhiều mục hỏi. Cuối cùng 400 bảng câu hỏi hoàn tất được sử dụng.Dữ liệu được nhập đầy đủ trên Excel trước khi làm sạch và xử lí trên phần mềm Stata phiên bản 14.

Một phần của tài liệu Luận văn thạc sĩ UEH các yếu tố tác động đến động lực làm việc của cán bộ, công chức cấp xã trên địa bàn tỉnh đồng nai (Trang 66 - 67)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(123 trang)