Bệnh trứng cá trong các tác phẩm kinh điển

Một phần của tài liệu (LUẬN án TIẾN sĩ) nghiên cứu độc tính và hiệu quả của dịch chiết từ rễ cây ba bét lùn (mallotusnanus airy shaw) điều trị bệnh trứng cá thông thường (Trang 28 - 29)

Chương 1 TỔNG QUAN TÀI LIỆU

1.2 Bệnh trứng cá theo YHCT

1.2.1. Bệnh trứng cá trong các tác phẩm kinh điển

Bệnh trứng cá đã được miêu tả trong các y văn cổ từ rất lâu. Các y gia không ngừng nghiên cứu, mô tả về nguyên nhân, cơ chế bệnh sinh, biện chứng phân thể, lập pháp và lập phương điều trị; lưu lại cho tới nay những lý luận

tương đối đầy đủ về bệnh trứng cá. Theo các tài liệu cổ của Trung Quốc, bệnh trứng cá còn gọi là phấn thích, phế phong phấn thích, tửu thích, phấn tử, tự diện, diện phấn tra, diện tra bào, diện bào, phế phong bào, cốc chủy bào…

Đông y đối với bệnh “ Phấn thích” được miêu tả rất nhiều, thời kỳ Tần

Hán gọi là “Tòa sang”, thời kỳ Tùy Đường gọi là “Diện bao”; “Tự diện”, thời kỳ Minh Thanh gọi là “Phế phong phấn thích”, “Tửu thích”

Tố vấn - Sinh khí thơng thiên luận (2006) có viết: “Người ăn nhiều cao

lương mỹ vị, nội tạng sinh uất nhiệt…trứng cá là do phế khí uất mà ra” và “bài tiết mồ hôi mà gặp thấp sẽ sinh trứng cá” [43].

Nội kinh – Chư bệnh nguyên hậu luận (2006) đề cập đến nguyên nhân gây bệnh: “Phần trên của cơ thể sinh ra phong nhiệt, đầu như hạt gạo, màu trắng, lâu ngày sinh ra đầu đen, chính là trứng cá” [44].

Y tông kim giám (2006) đề cập đến mối quan hệ giữa bệnh trứng cá và tạng phủ, giữa tạng phế và bì phu cũng như vị trí bệnh: “Phế kinh nhiệt sẽ sinh trứng cá, mặt và mũi xuất hiện mụn đỏ, sưng nề và đau...” [45].

Đời nhà Tấn, trong Trửu hậu bị cấp phương năm 341 có viết: “tuổi thanh

niên sinh khi sung mãn, mặt sẽ sinh mụn”; đã mơ tả rõ vị trí và lứa tuổi thường mắc bệnh.

Đời nhà Tống, trong Thánh tễ tổng lục (1117) đã viết: “nguyên nhân do

hư mà sinh ra, tà khí xâm phạm vào phần cơ biểu hư”.

Đời nhà Minh, sách Ngoại khoa khải huyền (1604) đã viết: “phế khí bất

thanh, gặp phải phong tà mà sinh bệnh; hoặc do dùng nước lạnh rửa mặt làm cho huyết và nhiệt uất trệ ở mặt mà sinh bệnh; phải dùng thuốc thanh phế, tiêu phong, hoạt huyết để điều trị”.

Một phần của tài liệu (LUẬN án TIẾN sĩ) nghiên cứu độc tính và hiệu quả của dịch chiết từ rễ cây ba bét lùn (mallotusnanus airy shaw) điều trị bệnh trứng cá thông thường (Trang 28 - 29)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(148 trang)