Chương 1 TỔNG QUAN TÀI LIỆU
1.5 Tổng quan nghiên cứu về cây Ba bét lùn (Mallotus nanus)
1.5.1 Đặc điểm cây Ba bét lùn
- Cây Ba bét lùn có tên khoa học là Mallotus nanus (MN), họ thầu dầu
(Euphorbiacea). Chi này bao gồm khoảng 150 loài phân bố ở vùng nhiệt đới và vùng cận nhiệt đới ở châu Á (Campuchia, Trung Quốc, Ấn Độ, Lào, Malaysia, Sri Lanka, Thái Lan, Việt Nam) [90].
- Ba bét lùn là cây bụi nhỏ, cao 20-30cm; thân mềm rồi cứng, không lông. Lá mọc đối, phiến to 8-12 x 5-8cm, có đáy hình tim, 5 gân từ đáy, 2-3 cặp gân phụ; cuống đỏ dài 4-6cm; lá bẹ 7mm. Chùm tụ tán cao, ở chót nhánh; hoa đực có 3 lá đài, tiểu nhụy 20 hay hơn, chỉ có lơng, nhụy cái lép; hoa cái ở đáy; cong một hoa, nang có lơng đường kính 5mm [91].
Ảnh 1.2 Cây Ba bét lùn Mallotus nanus Airy Shaw
- Sinh thái: Việt Nam, có khoảng 40 lồi Mallotus. Chi Mallotus, thường
được gọi là'' Ba bét'', là một trong những chi đa dạng nhất thuộc họ thầu dầu
(Euphorbiaceae). Chi Mallotus là những cây bụi nhỏ và cần mưa để phát triển, mọc trong rừng nguyên sinh và rừng tái sinh. Một số loài được xem là thực vật
đầu tiên ‘‘first-coming plants’’chủ yếu nhân giống từ hạt, tập trung ở khu vực
miền núi với độ cao dưới 1.000 m [92].
- Loài Mallotus được sử dụng như những cây thuốc trong y học cổ truyền Việt Nam và các nước Đông Nam Á để điều trị các bệnh khác nhau: Nhiễm
khuẩn, rối loạn tiêu hóa, bệnh gan, bệnh ngoài da, sốt, sốt rét, và một loạt các biểu hiện khác. Bộ phận sử dụng phần vỏ, rễ, thân, lá, hạt. Một số lồi Mallotus
được biết đến có chứa các hợp chất tự nhiên khác nhau, chủ yếu là terpenoid,
polyphenol và benzopyran. Các hợp chất phân lập từ các loài thuộc chi Mallotus thể hiện nhiều hoạt tính sinh học khác nhau bao gồm chất chống oxy hóa, kháng virus, kháng khuẩn, kháng viêm hoặc gây độc tế bào. Tiến hành nghiên cứu 33 mẫu (chiết xuất bằng methanol) của 17 loài mallotus Việt Nam thu thập ở các tỉnh khác nhau cho thấy Mallotus nanus 3 mẫu MN37R, MN37L, và MN39C có hoạt tính chống oxy hóa, chống gốc tự do tương tự như tocopherol. Vì thế, chúng có thể là nguồn thay thế hợp chất chống oxy hóa [93].
- Hai dẫn xuất mới 2-C-beta-D-glucopyranosyl benzoic acid gọi tên là:
mallonanosid A (1) và B (2) được phân lập từ lá của Mallotus nanus cùng với
năm flavonoid đã biết đến: kaempferin (3), juglanin (4), quercitrin (5), myricitrin (6) và rhoifolin (7). Cấu trúc của chúng đã được xác định trên cơ sở
bằng chứng quang phổ và hóa học. Các hoạt tính chống oxy hóa của chúng đã
được chứng minh là phụ thuộc vào số lượng các nhóm hydroxyl, và vị trí phân
- Năm 2014 trong một đề tài cấp Bộ Y Tế Phan Thị Hoa và cộng sự lần
đầu tiên nghiên cứu về thành phần hoá học và tác dụng sinh học trên invivo và
invitro của rễ cây Ba bét lùn (Mallotus nanus Airy Shaw) [94].