Chương 1 TỔNG QUAN TÀI LIỆU
1.2 Bệnh trứng cá theo YHCT
1.2.2. Nguyên nhân và cơ chế bệnh sinh
- Từ các y văn cổ có thể thấy, bệnh trứng cá phát sinh có liên quan mật thiết với mối quan hệ giữa phế, tỳ vị và khí huyết. Trứng cá chủ yếu phát sinh
ở mặt, nguyên nhân chủ yếu do phế khí khơng thanh hoặc phế kinh huyết nhiệt,
thêm cảm phải ngoại tà phong hàn thấp.
- Trong cơ thể vốn có phần dương hoặc nhiệt thịnh, phế kinh uất nhiệt, lại cảm phải phong tà, phong và nhiệt chưng đốt vùng mặt mà sinh bệnh [46].
- Do ăn uống khơng điều độ, thích ăn các đồ cay nóng và béo ngọt, làm
cho thấp hóa nhiệt; nhiệt và thấp giao kết, đi lên vùng mặt chưng đốt mà tạo
thành bệnh [46].
- Tỳ khí bất túc, vận hóa thất điều, thấp trọc ứ trệ bên trong cơ thể, lâu
ngày uất mà hóa nhiệt, nhiệt thiêu đốt tân dịch tạo ra đàm; thấp, nhiệt và đàm làm ứ trệ ở bì phu mà sinh bệnh [46].
- Xung nhâm thất điều, kinh mạch khơng thơng sướng, khí huyết ứ trệ mà biểu hiện ra bệnh ở bì phu [46].
Quan điểm của Y học cổ truyền hiện đại
- Ban Tú Văn (2008) và Phương Á Văn (2008) cho rằng, tình chí khơng
điều đạt, khí cơ khơng thơng sướng, can khí khơng sơ thơng, cơng năng sơ tiết
thất điều dẫn đến can uất khí trệ [47]. Nữ giới lấy tạng can làm gốc tiên thiên, công năng thất điều lâu ngày làm hao tổn âm dịch khiến can thận âm hư [48].
- Cung Vũ Hồng (2010) cho rằng do tam tiêu hỏa vượng, thượng viêm lên mặt mà gây ra trứng cá [49].
- Trần Đồng Vân (2006) cũng cho rằng nguyên nhân trứng cá là do ăn
uống thất điều, đồng thời phân thành 3 thể: phế vị nhiệt thịnh, tỳ thấp nội uẩn và thấp nhiệt giao kết [50].
- Kim Khởi Phượng (1994) [51] cho rằng: trứng cá do huyết nhiệt ứ trệ không tán tạo thành, nguyên nhân do tuổi thanh niên dương khí thịnh, sinh ra huyết nhiệt, hỏa nhiệt thiêu đốt mà sinh huyết ứ, trệ lại ở bì phu cơ nhục mà sinh bệnh; pháp điều trị là: thanh nhiệt lương huyết, hóa ứ tán kết.
- Phạm Thụy Cường (2001) [52] cho rằng: nguyên nhân dẫn đến trứng cá là do bẩm tố thận âm bất túc, phần âm và dương ở thận mất cân bằng, tướng
hỏa quá thịnh; nguyên tắc điều trị là: tư thận tiết hỏa, thanh phế giải độc. Các nguyên nhân trên tùy theo từng trường hợp, lâm sàng có thể chia thành 4 thể: phế kinh phong nhiệt, tỳ vị thấp nhiệt, đàm ứ giao kết và xung nhâm thất
điều; ngoài ra, cũng có thể kết hợp các chứng: nhiệt độc uẩn kết, can uất khí
trệ, can thận âm hư, v.v...