Các nghiên cứu gần đây về viêm phổi và NTC Hở trẻ HIV/AIDS

Một phần của tài liệu (LUẬN án TIẾN sĩ) nghiên cứu tác nhân, đặc điểm lâm sàng, cận lâm sàng và kết quả điều trị viêm phổi ở trẻ em nhiễm HIV (Trang 40 - 42)

Chương 1 : TỔNG QUAN

1.10. Các nghiên cứu gần đây về viêm phổi và NTC Hở trẻ HIV/AIDS

Trên thế giới mỗi năm cĩ khoảng 250.000 trẻ em dưới 15 tuổi chết vì HIV liên quan đến các NTCH như PJP, Lao, MAC, nhiễm trùng huyết, viêm phổi nặng và nhiễm trùng tái diễn do vi khuẩn. Ở các nước phát triển tỷ lệ chết do NTCH đã giảm rõ rệt như ở Mỹ năm 1993 cĩ 907 ca tử vong so với 298 ca năm 1997 [63]. Theo nghiên cứu đa trung tâm ở Mỹ trong 4 năm (2000-2004) tổng số 2767 trẻ, gặp cao nhất là nấm miệng (27,5%), viêm phổi do vi khuẩn (25,2%), viêm da (15,3%), herpes zoster (10%), PJP (2,9%), lao (0,6%). Tần suất mắc PJP, nấm, MAC, LIP, CMV và lao dưới 0,5 trẻ/100 trẻ/năm [64]. Nghiên cứu ở Mỹ la tinh từ 2002-2007 cĩ 568/731 (78%) trường hợp cĩ ít nhất 1 NTCH. Các NTCH thường gặp theo thứ tự là: Viêm phổi do vi khuẩn (52,5%), nấm miệng (29%), thủy đậu (22%), lao (8,9%), herpes zoster (8,6%) và PJP (8,3%) [38]. Nghiên cứu ở Brazil từ năm 1983- 2007 tổng số 1.859 cĩ 1.218 (65%) cĩ ít nhất 1 nhiễm trùng cơ hội. Nhiễm trùng do vi khuẩn thường gặp nhất chiếm 42,6%, tiếp theo là PJP 16%, Hội chứng suy kiệt 9,6%, bệnh não HIV 7,8%, CMV 5,7%, nấm candida 5,4%,

Herpes simplex 3,4%, Cryptosporidiosis 2,7%, Cerebral toxoplasmosis 1,8%, Isosporiasis 1,1%, Cryptococcosis 0,8% [65]. Nghiên cứu ở Ấn độ cho thấy nhiễm trùng cơ hội thường gặp là Lao, ỉa chảy do cryptosporodia, nấm

nhiễm nấm Cryptococus 19-38%, PJP 5-20%, viêm phổi do vi khuẩn 4%, nấm Candida thực quản 3-6%, nấm Penicillium Marneffei 3%, Toxoplasma 2-

3%, Cryptosporidia 1-2% [10],[67],[68]. Nghiên cứu ở Việt nam: nấm miệng 43-53%, lao 23%, viêm phổi 13%, Cryptococus 9%, Penicillium Marneffei 7-

11%, nhiễm trùng huyết 4-5%, PJP 2-5%, MAC 3%, Toxoplasma 3%, Leshmania 0,5% và nấm Aspegillus 0,5% [14],[69],[70],[71]. Trẻ HIV cĩ nguy cơ mắc viêm phổi cao hơn và bị bệnh nặng hơn trẻ miễn dịch bình thường. Căn nguyên vi khuẩn đặc biệt là phế cầu, tụ cầu vàng và vi khuẩn gram âm chiếm đa số, với sự gia tăng của kháng thuốc. Bệnh lao đang tiếp tục là một trong những vấn đề sức khỏe chính trên tồn cầu. PJP vẫn là 1 nguyên nhân quan trọng gây viêm phổi nặng đặc biệt là trẻ nhũ nhi. Nhiễm trùng vi rút, đặc biệt là viêm phổi CMV là phổ biến [6]. Nhiễm trùng vi khuẩn vẫn là nguyên nhân chính tử vong do viêm phổi/HIV, tuy nhiên PJP và lao là 2 căn nguyên viêm phổi quan trọng trong số đĩ [72]. Nhiễm vi rút cĩ tỉ lệ mắc cao gấp 5.5 đến 16 lần ở trẻ nhiễm HIV và tỉ suất mắc khác nhau tùy loại vi rút [73]. Viêm phổi do CMV phổ biến (28%, 47/169) và cĩ tỉ lệ ở trẻ nhiễm HIV cao hơn trẻ khơng nhiễm HIV. Viêm phổi liên quan CMV hay gặp hơn viêm phổi PJP (27%) và các viêm phổi do vi rút khác (19%) ở trẻ nhiễm HIV [74]. Tại bệnh viện nhi trung ương năm 2009-2011, NTCH hay gặp nhất là viêm phổi 45,9%; nấm miệng 19,3%; viêm da 16,6%; tiêu chảy kéo dài 13,3%; lao 12,7% [14]. Hầu hết các trẻ HIV nhập viện vì viêm phổi nặng và viêm phổi tái diễn, tỷ lệ tử vong chiếm 20-34% cao gấp 3-6 lần so với trẻ khơng nhiễm HIV [75],[76].

Một phần của tài liệu (LUẬN án TIẾN sĩ) nghiên cứu tác nhân, đặc điểm lâm sàng, cận lâm sàng và kết quả điều trị viêm phổi ở trẻ em nhiễm HIV (Trang 40 - 42)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(155 trang)