Hàm ý chính sách

Một phần của tài liệu Luận văn thạc sĩ UEH chính sách đào tạo nghề cho lao động nông thôn huyện thạnh phú, tỉnh bến tre (Trang 65 - 70)

CHƯƠNG 5 KẾT LUẬN VÀ HÀM Ý CHÍNH SÁCH

5.3. Hàm ý chính sách

Theo quan điểm của người nghiên cứu, ý nghĩa thật sự của q trình chuyển dịch cơ cấu lao động khơng nên hiểu một cách cứng nhắc là phải nâng cao tỷ lệ lao động tham gia vào lĩnh vực phi nông nghiệp, giảm bắt buộc tỷ trọng lao động trong lĩnh vực nơng nghiệp trong khoảng thời gian nhất định nào đó hoặc áp đặt chỉ tiêu hành chính theo lộ trình hay nhiệm kỳ. Ở đây, dưới gốc độ nghiên cứu tác giả đưa ra các khuyến nghị chính sách, giải pháp để thúc đẩy phát triển kinh tế, thuận lợi cho việc chuyển dần lực lượng lao động nông nghiệp sang các hoạt động kinh tế phi nông nghiệp ở khu vực nông thôn, để đảm bảo cho quá trình chuyển dịch một cách hiệu quả, cân đối, hài hòa giữa hai khu vực một cách bền vững, người nghiên cứu ngầm định đưa ra một số đề xuất như sau:

Chuyển dịch cơ cấu lao động là hệ quả của quá trình chuyển dịch cơ cấu kinh tế nên cần thiết phải tăng cường các chính sách nhằm khuyến khích, thúc đẩy chuyển dịch cơ cấu kinh tế, đặc biệt là kinh tế khu vực nông thôn, để rút dần lực lượng lao động dư thừa ra khỏi khu vực nông nghiệp sang hoạt động các lĩnh vực phi nơng nghiệp nhưng phải đảm bảo tính cân đối, hài hịa giữa hai khu vực. Khơng nên dùng các biện pháp hành chính, phi kinh tế để chuyển dịch nhanh cơ cấu lao động nông thôn.

Giáo dục, định hướng nghề nghiệp cho học sinh ngay từ khi còn ngồi trên ghế nhà trường. Đặc biệt là học sinh cấp tiểu học và trung học cơ sở. Từ đó, học sinh có thể định hướng rõ cơ hội nghề nghiệp trang bị tốt kiến thức và kỹ năng cho con đường lập nghiệp của mình. Cung cấp cho cá nhân thơng tin về các yếu tố tác động tới hành vi lựa chọn nghề nghiệp, từ đó cá nhân có thể định hướng tốt hơn nghề nghiệp trong tương lai. Yếu tố giáo dục có ý nghĩa quyết định tốc độ chuyển dịch cơ cấu lao động, vì vậy cần quan tâm ban hành chính sách ưu đãi, khuyến khích học nghề, nâng cao trình độ học vấn, từng bước nâng cao chất lượng nguồn nhân lực nông thôn, tạo điều kiện chuyển dịch cơ cấu lao động hợp lý, chú trọng phát triển các làng nghề truyền thống, nghề tiểu thủ công nghiệp thu hút nhiều lao động nông thôn tham gia.

Do tác động của yếu tố tuổi của lao động và vấn đề giới tính trong chuyển dịch cơ cấu lao động lao đơng nơng thơn, cần thiết kế các chính sách trợ giúp đối với lao động trẻ và lao động nữ ở khu vực nơng thơn như các vấn đề về văn hóa, vấn đề cân bằng về giới. Mặc dù, đây là chính sách xã hội nhưng lại đảm bảo tính bền vững cho chuyển dịch cơ cấu lao động từ nông thôn theo giới gắn với mở rộng hoạt động dịch vụ phục vụ nơng nghiệp cũng sẽ giúp cho q trình chuyển dịch cơ cấu lao động nông thôn được thúc đẩy.

Với ý nghĩa tác động quan trọng của cơ sở hạ tầng của địa phương ảnh hưởng đến khả năng và tốc độ chuyển dịch cơ cấu lao động, cần có các chính sách tăng cường việc nâng cấp và hồn thiện hệ thống hạ tầng cơ cở nông thôn trên cơ sở

vực nông thôn phát triển nhanh, giảm dần khoảng cách, tạo sự liên kết chặt chẽ gữa khu vực thành thị và nông thôn.

Cũng do tác động của yếu tố cơng nghiệp hóa và đơ thị hóa đến chuyển dịch cơ cấu lao động nông thôn, những nông dân sống trong vùng bị giải tỏa buộc phải chuyên đổi nghề nghiệp với đa phần sang khu vực phi nông nghiệp. Phần lớn, những nông dân này thường chưa chuẩn bị sẵn sàng cho quá trình chuyển dịch này, nếu khơng có chính sách sinh kế hợp lý về đền bù, về hỗ trợ chuyển đổi nghề nghiệp, tiếp cận vốn vay cho những hộ khơng cịn đất sản xuất...v.v.sẽ gây cho họ cú sốc lớn về tâm lý.

Để tốc độ chuyển dịch lao động từ khu vực nông nghiệp sang khu vực phi nông nghiệp nhanh hơn, cần xây dựng và hồn thiện khung pháp lý, tạo cơ hội bình đẳng giữa người lao động, đặc biệt là lao động nông thôn, cần xây dựng hệ thống thông tin thị trường lao động một cách có hẹ thống, có qui định cụ thể hơn về tính minh bạch và cơng khai hóa qui trình tuyển dụng lao động trong các cơ quan, doanh nghiệp ở cả thành thị và nơng thơn.

Mặc dù có sự chủ động của các cấp chính quyền địa phương tác động tích cực đến chuyển dịch cơ cấu lao động nơng thôn, nhưng không nên xem chuyển dịch cơ cấu nơng thơn là một tiêu chí đánh giá năng lực hoạt động của các cấp chính quyền hay một mục tiêu cứng nhắc cần thiết phải đạt được trong một thời gian nhất định do bản thân các yếu tố tác động đến q trình này cịn phụ thuộc vào rất nhiều yếu tố khác như đã phân tích. Tuy nhiên, chính quyền địa phương có thể ban hành các chính sách để tạo điều kiện thuận lợi cho lao động có thể dễ dàng chuyển dịch, chuyển đổi ngành nghề ngay trong địa phương hoặc chuyển đi làm việc ở các địa phương khác, có các chính sách bình đẳng giữa lao động địa phương và lao động nhập cư.

TÀI LIỆU THAM KHẢO 1. Tài liệu tiếng Anh

J. Harris và M. Todaro, "Di dân, thất nghiệp và phát triển: phân tích hai khu vực", American Economic Review, 1970.

Becker, S. Gary (1993), Human Cappital: A theoretical and Empirical Analysis, With Specical Reference to Education, The University of Chicago Press.

(Becker, 1967; Freeman, 1986). The private internal rates of return to tertiary education: new estimates for 21 OECD countries.

Mincer, Jacob, Schooling Experience and Earning, Columbia University

Press, 1974.

Borjas, George,Labor Economics, McGraw-Hill, Third Edition, 2005.

Reardon,T. (1997). Using Evidence of Household Income Diversification to Inform Study of Rural Nonfarm Labour Market in Africa,World Development.

Madalla,G.S.(1983). Limited Dependent and Quantitative Variable in Econometrics.Cambridge, Mass: Cambridge University Press

Green report, (1994), Annual report on economic development of rural China in 1993 and the development trends 1994). NXB Khoa học Xã hội Trung Quốc 1994.

Gao Shang và Chi Fulin, (1997), đổi mới và phát triển kinh tế nông thôn Trung Quốc (Reform and Development of China’s Rural Economy), NXB Ngoại văn, Bắc Kinh, 1997.

Fauza Ab. Rahman (2005), Phát triển nơng nghiệp Malaysia. Bài giảng khóa tập huấn về kinh tế chính trị quốc tế cho viên chức các nước Việt Nam, Lào, Cam- pu-chia, Myanma lần thứ 3 (Malaysia Agricultural Development. Training programme on Internatinal politics anh economics for CLMV public officials III). Kualar-Lumpur, 2005.

Hary T.Oshima (1989), Tăng trưởng kinh tế ở các nước Châu Á gió mùa,Viện nghiên cứu Châu Á – Thái Bình Dương Hà Nội.

2. Tài liệu tiếng Việt

Lê Xuân Bá và các cộng sự,Báo cáo nghiên cứu các yếu tố tác động đến q trình chuyển dịch cơ cấu lao động nơng thơn Việt Nam,2006.

Bùi Quang Bình, Vốn con người và đầu tư vào vốn con người, 2009.

Nguyễn Bá Ngọc (2008)“Đầu tư vào vốn con người và vấn đề thu nhập – việc làm”Tạp chí nghiên cứu kinh tế số 359 – tháng 4/2008

Trần Quỳnh (2013) “Cần nâng cao hiệu quả đào tạo nghề trong chuyển dịch cơcấulaođộng”.http://dangcongsan.vn/cpv/Modules/News/NewsDetail.aspx?co_id=

28340744&cn_id=625482

Thái Phúc Thành (2009) “Thúc đẩy chuyển dịch cơ cấu lao động: Một số giải pháp mang tính đột phá đối với khu vực nông nghiệp, nông thơn”

http://khucongnghiep.com.vn/nghiencuu/tabid/69/articleType/ArticleView/articleId/ 413/Default.aspx

Nguyễn Thúy Hà (2013) “Chính sách việc làm: Thực trạng và giải pháp”

http://vnclp.gov.vn/ct/cms/tintuc/Lists/ChinhSach/View_Detail.aspx?ItemID=178

http://quantri.vn/dict/details/7829-khai-niem-dao-tao-va-phat-trien-nguon- nhan-luc (cập nhật lúc 21 h, ngày 16/4/2015).

https://www.google.com.vn/?gws_rd=ssl#q=nghien+cuu+ve+chuyen+dich+c

o+cau+lao+dong(Cập nhật lúc 22 giờ, ngày 15/5/2015).

Viện nghiên cứu Quản lý kinh tế Trung ương ( 2005),

https://www.google.com.vn/?gws_rd=ssl#q=cac+nghien+cuu+ve+chuyen+dich+c o+cau+lao+dong(cập nhật lúc 15 giờ 51 phúc, ngày 13/6/2015)

Một phần của tài liệu Luận văn thạc sĩ UEH chính sách đào tạo nghề cho lao động nông thôn huyện thạnh phú, tỉnh bến tre (Trang 65 - 70)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(84 trang)