Hộp 4.1. Nếu có nhiều đất, làm ruộng cũng tốt
Ơng Nguyễn Văn Phước, 55 tuổi, ở ấp Phú Long Phụng B, xã Phú Khánh, huyện Thạnh Phú, tỉnh Bến Tre là một nông dân đã ba đời bám ruộng. Không chỉ riêng ông mà vợ và các con cũng đều xoay quanh công việc đồng áng và chăn ni thêm gia cầm. Ơng học đến hết lớp 5, bà Thanh vợ ông học hết lớp 7, hai đứa con đang học trung học cơ sở. Nhà ông Phước 5.000m2 đất trồng lúa. Với 5 ”cơng” đất, một năm gia đình ơng có thu nhập sau khi trừ chi cịn khoảng 17 triệu đồng/năm, thu nhập thêm từ chăn nuôi gà cũng được 6 triệu đồng/năm. Như vậy với thu nhập cả năm 23 triệu đồng, gia đình với 04 nhân khẩu có thể tạm yên tâm với mức sống ở nông thôn. Nếu khơng có gì biến động và gia đình khơng có người ốm đau thì hộ nhà ơng chi tiêu bình quân 1.9 triệu đồng/tháng. Với những trăn trở trong cuộc sống hiện nay, ơng nghĩ gia đình sẽ ngày càng khó khăn hơn nếu 02 đứa con vào đại học sẽ khơng đủ chi phí trang trãi cho việc học hành.
Nhân một ngày đi họp Hội nông dân ở xã, ông nghe phổ biến về chính sách đào tạo nghề cho lao động nơng thơn, với nhiều ngành nghề như: kỹ thuật ni heo, bị, dê; các nghề phi nơng nghiệp như: bó chổi cọng dừa, may công nghiệp, đan dây nhựa trên khung sắt...và chị Thanh quyết định chọn học lớp sơ cấp nghề đan dây nhựa trên khung sắt, nghề này dễ học chủ yếu là truyền nghề, thu nhập theo sản phẩm không phụ thuộc thời gian. Sau một tháng học nghề, chị Thanh làm gia công cho một cơ sở gần nhà, tiền công được trả 70 ngàn đồng/1 sản phẩm, bình quân mỗi ngày làm 1 sản phẩm, tiền công 1 tháng 2,1 triệu đồng. Nếu so sánh với trồng lúa một năm 23 triệu đồng/năm thì thu nhập từ gia công sản phẩm phi nông nghiệp cao hơn 2.2 triệu đồng/năm.
Như vậy, sau khi học nghề, có được việc làm, thu nhập ổn định gia đình ơng Phước giảm phụ thuộc vào nơng nghiệp với diện tích đất khơng đảm bảo thu nhập cho gia đình. Nếu có được 2 người tham gia lĩnh vực phi nơng nghiệp thì gia đình tơi khơng nhất thiết phải làm ruộng. Ơng nói.