Kết quả hồi quy các yếu tố tác động đến tham gia học nghề

Một phần của tài liệu Luận văn thạc sĩ UEH chính sách đào tạo nghề cho lao động nông thôn huyện thạnh phú, tỉnh bến tre (Trang 47 - 51)

Biến Giải thích biến Hê số hồi quy p > | z | Tác động biên p>| z |

TUOI Tuổi của lao động -0.092 0.000 -0.023 0.000*

THANHVIEN Thành viên trong hộ 0.325 0.065 0.081 0.064**

GIOITINH Giới tính của chủ hộ -1.778 0.005 -0.407 0.001*

HOCVAN Trình độ của chủ hộ 0.221 0.007 0.055 0.007*

THUOCDIEN Thuộc diện hộ nghèo -0.579 0.351 -0.143 0.339NS

DATDAI Diện tích đất nơng nghiệp -0.146 0.817 -0.036 0.817NS

HATANG Đường giao thông -1.183 0.071 -0.278 0.045*

THUNHAP Thu nhập từ nông nghiệp -0.088 0.037 -0.022 0.036*

Tổng số: 4.679

Số mẫu quan sát 200

P-seudo-R2 52.97

Phụ chú: (**) mức ý nghĩa 10%; (*) mức ý nghĩa 5%; NS khơng có ý nghĩa thống kê.

Kết quả ước lượng mơ hình Logit sử dụng phần mềm Stata 12 được trình ở bảng (4.4) cho thấy các tham số ước lượng có ý nghĩa thống kê và mức độ ảnh hưởng riêng của mỗi biến độc lập đến hàm Logit ở mức trung bình khi giá trị biến

độc lập thay đổi 1 đơn vị, với giả định các biến số khác không đổi. Cụ thể, các tham số tác động biên được xem là có ảnh hưởng đến khả năng tham gia học nghề của các hộ điều tra gồm: Tuổi của chủ hộ (X1), thành viên trong hộ (X2), giới tính (X3), học vấn của chủ hộ (X4), hạ tầng giao thông từ nhà đến nơi học (X9) và thu nhập của hộ từ nông nghiệp (X11). Các biến số còn lại là thuộc diện hộ nghèo (X5), diện tích đất nơng nghiệp (X10) khơng có ý nghĩa thống kê hay nói cách khác là khơng ảnh hưởng đến quyết định tham gia học nghề, hằng số ước lượng khơng có ý nghĩa thống kê.

Đối với nhóm nhân tố có tác động tích cực: Hệ số tác động biên β3 = -0.023 với mức ý nghĩa 5% cho thấy những hộ trẻ tuổi có khả năng tham gia học nghề cao hơn nhóm chủ hộ lớn tuổi. Nếu tuổi của chủ hộ tăng thêm 1 tuổi thì hàm Logit ước lượng trung bình sẽ giảm 0.023 đơn vị, tương đương với tỷ suất giữa khả năng tham gia và không tham gia học nghề. Điều này cho thấy, những người lớn tuổi ở nơng thơn ít có điều kiện và nhu cầu tham gia học so với nhóm lao động trẻ tuổi.

Yếu tố thứ hai ảnh hưởng đến khả năng tham gia học nghề là tổng số thành viên trong hộ, hệ số tác động biên β2 = 0.081 với mức ý nghĩa 10% cho thấy những hộ gia đình có nhiều thành viên thì khả năng tham gia học nghề cao hơn những hộ có ít thành viên. Đối với những hộ có nhiều thành viên thì nhu cầu tham gia học nghề cao hơn nhóm hộ có ít lao động. Như vậy, yếu tố lao động trong hộ có tác động tích cực đến khả năng tham gia của hộ.

Yếu tố giới tính có khả năng ảnh hưởng đến quyết định tham gia khi β3 = -0.407 với mức ý nghĩa 5% cho thấy đối tượng tham gia chương trình đào tạo nghề cho lao động nơng thơn phù hợp với lao động nữ. Phần lớn lao động nữ ở nông thôn phụ việc nhà hoặc nội trợ, nên thời gian nhàn rỗi họ muốn tham gia học nghề để tạo thêm việc làm góp phần tăng thu nhập.

Hệ số tác động biên β4 = 0.005 ở mức ý nghĩa 5% cho thấy những hộ có trình độ học vấn càng cao thì khả năng tham gia học nghề càng cao hơn những hộ có trình độ học vấn thấp, do khả năng nhận thức lợi ích của việc tham gia học nghề

vấn của chủ hộ tăng thêm 1 lớp thì hàm Logit ước lượng trung bình tăng 0.005 đơn vị. Điều này cho thấy việc tuyên truyền vận động lao động nông thôn tham gia học nghề và nắm bắt thơng tin về chính sách đào tạo nghề theo Quyết định 1956 là rất cần thiết.

Thu nhập nơng nghiệp của hộ gia đình, khi β11 = -0.022 ở mức ý nghĩa 5%, giải thích được thu nhập hộ gia đình từ nơng nghiệp càng thấp thì khả năng tham gia học nghề để tìm kiếm việc làm mới có xu hướng cao hơn những hộ gia đình ở nơng thơn có thu nhập cao. Tác động âm có ý nghĩa thống kê của biến thu nhập từ nông nghiệp cho thấy một thực tế là ngồi yếu tố tâm lý ”an tồn” của nơng dân có thể tính ổn định cũng như lợi ích của hoạt động nơng nghiệp chưa đủ sức vượt trội so với phi nông nghiệp đặc biệt là phi nông nghiệp làm thuê. Điều này cho thấy yếu tố thu nhập có tác động đến quyết định tham gia học nghề.

Yếu tố hạn chế tác động đến khả năng tham gia là hạ tầng giao thông khi β9 = -0.278 ở mức ý nghĩa 5% phần nào giải thích điều kiện hạ tầng giao thơng nơng thơn có tác động đến khả năng tham gia học nghề. Khi khoảng cách từ nhà đến nơi học nghề càng xa thì hộ có xu hướng ít có điều kiện tham gia học nghề hơn, một phần vì đường giao thơng cách trở, một phần vì khoảng cách đến nơi học nghề đã làm hạn chế việc tham gia học nghề của lao động nông thôn. Dấu kỳ vọng mang dấu âm (-) cho thấy đường giao thơng càng khó khăn, cách trở càng làm hạn chế khả năng tham gia học nghề của hộ.

Các yếu tố còn lại như thuộc diện hộ nghèo (X5), diện tích đất nơng nghiệp (X10) khơng có ý nghĩa thống kê hay nói cách khác là không ảnh hưởng đến quyết định tham gia học nghề.

Dựa trên kết quả ước lượng, chúng tôi đã kiểm tra, đối chiếu với thực tế tham gia học nghề của hộ điều tra. Mức độ đo lường cho thấy trong 100 trường hợp tham gia học nghề, mơ hình dự báo đúng 86 trường hợp, dự báo sai 14 trường hợp, tỷ lệ 90%. Từ đó tính tốn được mức độ dự báo chung của mơ hình là 88%. Mức độ dự báo đúng này khá cao, khẳng định lại một lần nữa tính phù hợp của mơ hình Logit (Maddala, 1983) đã được ước lượng. Đồng thời, kết quả hồi quy phản ánh lại nhận định của Borjas (2005) cho rằng, người lao động quyết định tham gia học ngành nghề gì và đến mức nào khi đưa ra quyết định đều gắn với giả thuyết cơ bản trong kinh tế học là tối ưu hóa lợi ích. Quyết định đi học là một minh chứng khi nó đem tới dịng thu nhập cao nhất có thể.

Hay nhận định của Reardon (1997) cho rằng tham gia học nghề hay khơng cịn phụ thuộc vào hai yếu tố ”kéo” và ”đẩy”. Yếu tố ”kéo” xuất phát từ sự hấp dẫn của thu nhập và việc làm từ các ngành nghề phi nông nghiệp ở khu vực thành thị và yếu tố ”đẩy” xuất phát từ nhu cầu việc làm và áp lực giảm bớt lao động thừa khu vực nông thôn là nguyên nhân ”đẩy” lao động nông thôn ra khỏi khu vực nông nghiệp tạo nên những dịng di cư tự do khơng kiểm sốt.

4.4. Các yếu tố tác động đến việc làm của người lao động

Với mục đích đánh giá khả năng tạo việc làm đối với lao động nông thơn sau học nghề, mơ hình hồi quy Logit sử dụng để ước lượng tình trạng việc làm của lao động nông thôn từ việc tham gia học các nhóm nghề nơng nghiệp và phi nông nghiệp của những lao động chưa có việc làm ở nơng thơn. Kết quả phân tích bảng (4.5) cho thấy trong mơ hình có 3 biến có ý nghĩa thống kê như: Tham gia học nghề, nghề đã được đào tạo, thu nhập tăng thêm từ học nghề ở mức ý nghĩa 5%; biến diện tích đất nơng nghiệp có ý nghĩa ở mức 10%, các biến này có ảnh hưởng đến cơ hội việc làm của hộ tham gia học nghề, còn lại 02 biến thành viên trong hộ và hạ tầng giao thông không ảnh hưởng đến khả năng việc làm của hộ điều tra.

Một phần của tài liệu Luận văn thạc sĩ UEH chính sách đào tạo nghề cho lao động nông thôn huyện thạnh phú, tỉnh bến tre (Trang 47 - 51)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(84 trang)