Tên biến hiệuKý Ý nghĩa Đơn vị đo Kỳ vọngdấu
Tuổi X1 Tuổi của người đượcđào tạo Năm (-)
Thành viên X2 Thể hiện số thành viêntrong hộ Người (+) Giới tính X3 Thể hiện giới tính củachủ hộ Nam/nữ (-) Học vấn X4 Trình độ cao nhất củachủ hộ Số năm (+) Thuộc diện X5 Hộ thuộc diện hộ nghèo Nghèo/không (-) Việc làm X6 Tình trạng việc làm củachủ hộ Có/khơng (-) Nghề nghiệp X7 Nghề nghiệp hiện tại củachủ hộ Trồng lúa/Nuôitôm (-/+) Nghề đã học X8 Nghề mà chủ hộ đã đượcđào tạo Nông nghiệp/Phinơng nghiệp (-)
Đất đai X9 Diện tích đất nơngnghiệp Ha (-)
Hạ tầng X10 Có đường giao thơngliên ấp,xóm Có/khơng (-/+) Thu nhập X11 Thu nhập từ nôngnghiệp Triệu đồng (-) Thu nhập học nghề X12 Thu nhập tăng thêm từhọc nghề Triệu đồng (+) Tổng thu nhập X13 Thu nhập+Thu nhập họcnghề Triệu đồng (+) Tham gia học nghề X14 Hộ tham gia học nghề Có/khơng (-/+) Chuyển đổi nghề X15 Chuyển đổi nghề nghiệp Có/khơng (-/+)
Phương pháp phân tích hồi quy tương quan đa biến được sử dụng để nghiên cứu các nhân tố ảnh hưởng đến khả năng tham gia/không tham gia học nghề; tình trạng việc làm của hộ và tác động đến chuyển đổi nghề nghiệp của lao động nông thôn. Trong nghiên cứu này, mơ hình hồi quy tương quan đa biến được thiết lập như sau:
Mơ hình hồi quy quyết định tham gia học nghề
Thamgiahocnghei= β0 + β1Tuoi + β2Thanhvien + β3Gioitinh + β4Hocvan + β5Thuocdien + β9Đatdai + β11Thunhap + Ui
Mơ hình hồi quy tình trạng việc làm
Vieclami= β0 + β2Thanhvien + β8Nghedahoc + β9Datdai + β10Hatang + β12Thunhaphocnghe + β14Thamgiahocnghe + Ui
Mơ hình hồi quy chuyển đổi nghề nghiệp
Chuyendoinghe = β0+ β1Tuoi + β2Thanhvien + β3Gioitinh + β8Nghedahoc + β9Datdai + Ui
3.5. Giải thích biến số
3.5.1. Biến phụ thuộc
Biến TGIAHOCNGHE (Tham gia học nghề) là biến phụ thuộc trong mơ hình, thể hiện khả năng tham gia học nghề hay không tham gia học nghề. Biến TGIAHOCNGHE nhận giá trị bằng 1 khi lao động tham gia học nghề và nhận giá trị bằng 0 khi lao động khơng tham gia học nghề.
Biến VIECLAM (Tình trạng việc làm) là biến phụ thuộc trong mơ hình, thể hiện người lao động có việc làm hay thất nghiệp. Biến VIECLAM nhận giá trị bằng 1 khi lao động có việc làm và nhận giá trị bằng 0 khi lao động trong tình trạng thất nghiệp.
Biến CHUYENDOINGHE (Chuyển đổi nghề nghiệp) là biến phụ thuộc trong mơ hình, thể hiện khả năng chuyển đổi nghề nghiệp từ lĩnh vực nông nghiệp sang
phi nông nghiệp sau học nghề. Biến CHUYENDOINGHE nhận giá trị bằng 1 khi hộ chuyển đổi nghề nghiệp và nhận giá trị bằng 0 khi hộ không chuyển đổi nghề nghiệp.
3.5.2. Biến độc lập
Biến X1:Thể hiện tuổi của người học nghề, được tính theo năm. Hệ số hồi quy này dự kiến sẽ có giá trị âm, thể hiện tuổi càng lớn thì xác suất tham gia đào tạo nghề so với xác suất không tham gia đào tạo nghề càng thấp.
Biến X2: Thể hiện số thành viên trong hộ. Hệ số hồi quy này dự kiến sẽ có giá trị dương, thể hiện số lượng thành viên trong hộ càng đơng thì xác suất chuyển đổi nghề nghiệp càng lớn so với những hộ có số lượng thành viên ít.
Biến X3: Là biến giả, thể hiện giới tính của người được khảo sát. Biến nhận giá trị 1 nếu là nam và 0 nếu là nữ. Hệ số hồi quy dự kiến sẽ có giá trị âm, thể hiện giới tính có ảnh hưởng đến quyết định tham gia theo hướng nữ sẽ có khuynh hướng tham gia đào tạo nghề cao hơn nam.
Biến X4: Thể hiện trình độ học vấn cao nhất của chủ hộ, được tính bằng số năm đi học. Hệ số hồi quy này dự kiến sẽ có giá trị dương, thể hiện số năm đi học của chủ hộ càng cao thì xác suất tham gia học nghề cao hơn so với những hộ có trình độ học vấn thấp.
Biến X5: Là biến giả, thể hiện loại hình kinh tế của hộ. Biến nhận giá trị 1 nếu là hộ nghèo; biến nhận giá trị 0 nếu hộ thuộc diện không nghèo. Hệ số hồi quy này dự kiến có giá trị dương, thể hiện loại hình kinh tế của hộ có ảnh hưởng đến quyết định tham gia đào tạo nghề, hộ khơng nghèo sẽ có xu hướng tham gia cao hơn hộ nghèo.
Biến X6: Là biến giả, thể hiện tình trạng việc làm của hộ. Biến nhận giá trị 1 nếu hộ có việc làm và 0 nếu hộ thất nghiệp. Hệ số hồi quy dự kiến sẽ có giá trị dương, thể hiện hộ có việc làm sau khi tham gia học nghề cao hơn hộ không tham gia.
Biến X7: Là biến giả, thể hiện nghề nghiệp của hộ trước khi tham gia học nghề. Biến nhận giá trị bằng 1 là hộ có nghề nghiệp trồng lúa, giá trị bằng 0 là những hộ nuôi tôm.
Biến X8: Là biến giả, thể hiện hộ gia đình có người tham gia học nghề. Biến nhận giá trị là 1 nếu hộ tham gia học nghề nông nghiệp và 0 nếu hộ tham gia học nghề phi nông nghiệp. Hệ số hồi quy dự kiến sẽ có giá trị âm, thể hiện hộ có người tham gia học nhóm nghề phi nơng nghiệp sẽ có khuynh hướng chuyển đổi nghề cao hơn hộ học nghề nông nghiệp.
Biến X9: Thể hiện diện tích đất nơng nghiệp đang canh tác. Hệ số hồi quy này dự kiến có giá trị âm, thể hiện diện tích đất nơng nghiệp càng ít thì xác suất tham học nghề để tìm kiếm việc làm cao hơn những hộ nhiều đất nông nghiệp.
Biến X10: Là biến giả, thể hiện kết cấu hạ tầng giao thông nông thôn. Biến nhận giá trị 1 nếu hạ tầng giao thơng được hồn chỉnh và 0 nếu hạ tầng giao thơng nơng thơn chưa hồn chỉnh. Hệ số hồi quy dự kiến sẽ có giá trị âm, thể hiện mức độ hoàn chỉnh hạ tầng giao thơng nơng thơn sẽ có ảnh hưởng đến quyết định tham gia học nghề.
Biến X11: Thể hiện thu nhập của hộ từ nông nghiệp trong 12 tháng, được tính theo đơn vị triệu đồng/năm. Hệ số hồi quy này dự kiến sẽ có giá trị âm, thể hiện tổng thu nhập của hộ thấp thì xác suất tham gia đào tạo nghề cao hơn so với những hộ có thu nhập cao.
Biến X12: Thu nhập tăng thêm từ học nghề. Biến này dự kiến có giá trị dương. Hộ có tham gia học nghề sẽ có thu nhập tăng thêm từ việc làm mới cao hơn những hộ không tham gia học nghề.
Biến X13: Thể hiện mức tổng thu nhập của hộ. Hệ số hồi quy dự kiến sẽ có giá trị dương, thể hiện hộ có tham gia học nghề sẽ có thu nhập cao hơn hộ khơng tham gia học nghề.
Biến 14: Là biến giả, thể hiện khả năng tham gia học nghề của hộ. Biến nhận giá trị 1 nếu hộ có tham gia học nghề, nhận giá trị 0 trường hộ khơng tham gia. Hồi quy dự kiến sẽ có giá trị dương thể hiện mức độ tham gia học nghề của hộ.
Biến 15: Là biến giả, thể hiện khả năng chuyển đổi nghề nghiệp của hộ phụ thuộc bởi đặc điểm cá nhân. Biến nhận giá trị 1 nếu hộ có chuyển đổi nghề nghiệp, nhận giá trị 0 trường hộ không chuyển đổi nghề nghiệp. Hồi quy dự kiến sẽ có giá trị dương thể hiện xác xuất chuyển đổi sau học nghề của hộ.
3.6. Cách thức thu thập dữ liệu và chọn mẫu
3.6.1. Thu thập số liệu sơ cấp
Để có số liệu sơ cấp phân tích, tác giả tiến hành thu thập số liệu thông qua kết quả khảo sát, phỏng vấn trực tiếp hộ nông dân tham gia học nghề theo Quyết định 1956 trên địa bàn 12 xã của huyện Thạnh Phú gồm các xã: Phú Khánh, Đại Điền, Tân Phong, Thới Thạnh, Hòa Lợi, Quới Điền, Mỹ Hưng, Mỹ An, Bình Thạnh, An Thạnh, An Qui và Giao Thạnh. Trong tổng số 6.575 hộ nông dân tham gia học nghề giai đoạn 2010 – 2014 do Phòng Lao động – Thương binh và xã hội huyện quản lý, chọn ra 100 đối tượng để điều tra và phỏng vấn chuyên sâu trực tiếp từ 3 đến 5 hộ có người tham gia học nghề để có sự so sánh giữa người học nghề và người không học nghề.
3.6.2. Thu thập số liệu thứ cấp
Trên cơ sở dữ liệu điều tra thị trường lao động giai đoạn 2010 – 2014 của Phòng Lao động – Thương binh và Xã hội; kết quả điều tra thu nhập dân cư của Chi cục Thống kê huyện, luận văn sẽ phân tích sự chuyển dịch cơ cấu lao động trong thời gian qua. Trong đó, tập trung phân tích, đánh giá các yếu tố tác động ảnh hưởng đến việc làm và chuyển đổi nghề từ nông nghiệp sang phi nông nghiệp.
3.6.3. Chọn mẫu và cỡ mẫu phù hợp
Tổ chức phỏng vấn 100 hộ tham gia học nghề và 100 hộ không tham gia học nghề để thu thập thông tin cần thiết, các phiếu khảo sát, điều tra không đảm bảo đầy
số lượng mẫu đã ước lượng. Số liệu điều tra khảo sát được xử lý bằng phần mềm EXCEL và phân tích bằng phần mềm STATA 12.
Sử dụng phương pháp chọn mẫu xác suất ngẫu nhiên đơn giản(simple random sampling) để lấy mẫu phân tích xử lý, đánh giá các yếu tố tác động đến tham gia học nghề, tạo việc làm và chuyển dịch cơ cấu giữa hai khu vực nông nghiệp và phi nơng nghiệp. Để xác định mức độ chính xác từ kết quả khảo sát sẽ có ảnh hưởng đến kết quả tổng thể nghiên cứu trong mức độ sai số cho phép, hay còn gọi là khoảng tin cậy. Vì vậy trong luận văn này, tác giả chọn thiết lập khoảng tin cậy ở mức 95%, nghĩa là mức độ sai số 5%.
Sử dụng mơ hình kinh tế lượng Logit (Maddala, 1983), là dạng hàm xác suất lựa chọn, áp dụng phương pháp ước lượng hợp lý tối đa (MLE) sau khi đưa biến phụ thuộc là tỷ số của xác suất tham gia và không tham gia về dạng Logarit tự nhiên. Kết quả thu được bằng cách phân tích này, giải quyết những khác biệt về đặc điểm cá nhân và các yếu tố khác giữa hộ có tham gia đào tạo và hộ khơng tham gia đào tạo nghề.
Chương 4. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN 4.1. Tổng quan địa bàn nghiên cứu
Thạnh Phú là một trong ba huyện ven biển của tỉnh Bến Tre, tổng dân số 137.100 người; số lao động trong độ tuổi là 94.914 người, chiếm tỷ lệ 69,23%, lao động chủ yếu hoạt động trong lĩnh vực nơng nghiệp. Bình qn hàng năm có từ 1.000 đến 1.200 người bước vào tuổi lao động đáp ứng được nhu cầu lao động tại các doanh nghiệp, các cơ sở sản xuất kinh doanh ở địa phương.
Quá trình đào tạo nghề cho lao động nơng thơn theo Quyết định 1956 của Thủ tướng Chính phủ trên địa bàn huyện thời gian qua đã có những chuyển biến tích cực, huyện đã huy động nhiều tổ chức, cơ sở dạy nghề cho 6.575 lao động nông thôn, chủ yếu là trình độ sơ cấp nghề và dạy nghề dưới 3 tháng. Qua đó, đã góp phần nâng cao chất lượng nguồn nhân lực ở nông thôn, tỷ lệ lao động qua đào tạo nâng lên từ 28,7% năm 2010 lên 44,3% năm 2014, trong đó tỷ lệ lao động qua đào tạo nghề tăng từ 12% năm 2010 lên 18,81% năm 2014, tỷ lệ lao động có việc làm sau học nghề đạt 81%.
Cơ cấu lao động nông nghiệp trong tổng thể chung lực lượng lao động của toàn huyện đã giảm xuống nhưng hiện vẫn còn chiếm gần 55% năm 2014, giảm 8.8% so với năm 2010. Chuyển dịch cơ cấu lao động chưa hoàn toàn tỷ lệ với chuyển dịch cơ cấu kinh tế. Xu hướng này sẽ còn tiếp tục xảy ra trong thời gian tới do năng suất lao động ở những ngành phi nông nghiệp thường lớn hơn trong khu vực nơng nghiệp và vì vậy, khả năng thu hút lao động của các ngành này thường thấp hơn tốc độ tăng trưởng của chúng. Mặt khác, bản thân lực lượng lao động nơng thơn (xét về phía cung) chưa đáp ứng tốt đòi hỏi về mặt chất lượng của thị trường lao động của các ngành khác nên khả năng gia nhập thị trường lao động phi nông nghiệp cũng bị hạn chế.