Chương 3 : Phân tích năng lực cạnh tranh
3.1. Phân tích các yếu tố cấu thành năng lực cạnh tranh
3.1.1.4. Cơ sở hạ tầng vật chất
Ngoài 178 km quốc lộ 1A xuyên suốt Bình Thuận, cịn có quốc lộ 28 (đi Lâm Đồng), quốc lộ 55 (đi Bà Rịa-Vũng Tàu) và đường sắt Bắc Nam. Điều này có thể khắc phục nhược điểm thiếu cảng biển, sân bay của Bình Thuận vì vận tải bằng đường bộ từ đây đến Đồng Nai hoặc TP.HCM chỉ mất từ 4 – 5 giờ (với vận tốc 50 km/h).
Tuy nhiên giao thơng nơng thơn cịn nhiều trở ngại, trừ huyện Bắc Bình có đơng đồng bào Chăm, được Nhà nước ưu tiên làm các đường giao thơng nơng thơn khá tốt. Các huyện cịn lại đều là những vùng nông thôn lâu đời nên đất nông nghiệp phân bố lộn xộn, đường nông thôn nhỏ, quanh co và mấp mô nên dễ làm giảm chất lượng trái thanh long khi vận chuyển. Tất cả nông dân mà tác giả phỏng vấn đều muốn nhà nước hỗ trợ làm đường nơng thơn theo hình thức nhà nước và nhân dân cùng làm, nhất là ở các vùng xa.
So với các vùng trồng thanh long khác của Việt Nam, cụm ngành thanh long Bình Thuận có lợi thế về giao thơng, vận tải ra khu vực phía Bắc và Trung Quốc. Tuy nhiên nếu so sánh với các quốc gia đối thủ khác như Thái Lan, Đài Loan thì thanh long Bình Thuận
bất lợi về cước vận tải. Sơn Trang (2014) cho biết giá cước vận chuyển hàng xuất khẩu bằng đường biển từ Việt Nam đi các thị trường trọng điểm trên thế giới vẫn đang cao hơn 10 – 15% so với nhiều nước trong khu vực như Thái Lan, Philippines…
Trang thông tin điện tử của UBND tỉnh Bình Thuận cho biết nguồn cung cấp điện tại Bình Thuận chủ yếu đến từ điện lưới quốc gia, tuyến đường dây Phan Rang – Phan Thiết 110 KV với khoảng gần 2.000 km đường dây. Điện năng đến từ 3 nguồn chính: (i) Từ nhà máy thủy điện Đa Nhim qua lưới truyền tải 110 KV. (ii) Từ nhà máy thủy điện
Hàm Thuận - Đa Mi qua lưới truyền tải 110 KV. (iii) Trạm phát điện diesel 3.800 KW. Tuy nhiên số hộ được sử dụng điện vẫn chưa đạt 100% và vào mùa khô (trùng với mùa thanh long trái vụ) luôn thiếu điện. Điện lực Bình Thuận vẫn phải duy trì phương án tiết giảm 50% công suất trạm biến áp chong đèn thanh long. Báo cáo số 79 của Sở NN&PTNT Bình Thuận (2012) cho biết trên địa bàn tỉnh có trên 8.500 trạm biến áp để chong đèn thanh long trái vụ, với sản lượng điện tiêu thụ khoảng 300 triệu kWh. Với mức chi phí đầu tư một bình điện 50 kW là 145 triệu đồng, một bình điện 75 kW là 170 triệu đồng nhưng chỉ được sử dụng 50% cơng suất, nơng dân đang lãng phí ít nhất hơn 616 tỷ đồng, làm tăng chi phí đầu vào của cụm ngành thanh long Bình Thuận. Chi phí điện trái vụ là một áp lực, nếu giá thu mua dưới 6 – 7 ngàn/kg thì nơng dân lỗ, đối với những chủ vườn khơng có bình điện hạ thế phải kéo nhờ từ vườn lân cận thì giá thành càng cao hơn.
Theo Chi cục Thủy lợi Bình Thuận (2014), có 16 hồ tích nước với tổng dung tích 242,81 triệu m3 phân bố dọc trong tỉnh11. Ngồi ra cịn có 2 hồ thủy điện (Đại Ninh, Hàm Thuận) với tổng dung tích 1.015 triệu m3 nên đã giảm được tình trạng hạn hán, tuy nhiên cũng chỉ có trên 40% diện tích thanh long được tưới từ các cơng trình thủy lợi, cịn lại phải sử dụng nước ngầm.