Chương 3 : Phân tích năng lực cạnh tranh
3.1. Phân tích các yếu tố cấu thành năng lực cạnh tranh
3.1.1.6. Khoa học và công nghệ
Niên giám thống kê Bình Thuận 2012 cho biết tồn tỉnh có 431 trường học từ cấp tiểu học đến trung học phổ thơng. Phần lớn mỗi huyện đều có trên 30 trường tiểu học, trên 10 trường trung học cơ sở nhưng chỉ có từ 2 – 3 trường trung học phổ thơng gây khó khăn cho học sinh vì diện tích mỗi huyện tại tỉnh Bình Thuận khá lớn. Tỷ lệ bỏ học khá thấp, năm học 2008 – 2009 là 1,95%, đến năm học 2011 – 2012 cịn 1,41%. Ở bậc đào tạo nghề, có 1 trường đại học, 3 trường cao đẳng và 1 trường trung cấp, tuy có ngành nơng nghiệp nhưng chưa có ngành đào tạo chuyên về cây thanh long.
Bình Thuận cũng chưa có viện nghiên cứu nơng nghiệp. Cơng tác nghiên cứu cây thanh long do Trung tâm Nghiên cứu phát triển cây thanh long Bình Thuận đảm trách, tuy nhiên Trung tâm Thông tin - Ứng dụng tiến bộ khoa học công nghệ (thuộc Sở Khoa học và Cơng nghệ) cũng có một số nghiên cứu về thanh long như các phương pháp chong đèn, tưới nước… do đó nguồn lực đầu tư bị phân tán, trùng lắp. Giống thanh long phổ biến tại Bình Thuận là ruột trắng, vỏ đỏ/hồng truyền thống. Các giống thanh long mới (ruột đỏ/tím hồng, vỏ đỏ) là những giống chưa được lai ghép hồn thiện, vì lý do nào đó đã lọt ra ngồi từ Viện cây ăn quả miền Nam nên cịn một số nhược điểm, ít được nơng dân chọn trồng do sức đề kháng yếu hơn giống truyền thống.
Khi cây thanh long xuất hiện bệnh mới hoặc sâu hại mới thì chủ yếu nơng dân tự mày mị, dùng các loại thuốc theo phương pháp "thử và sai" rồi truyền miệng kinh nghiệm cho nhau. Nông dân dùng nhiều loại thuốc bảo vệ và thuốc tăng trưởng, nhưng 80% không nắm rõ danh mục thuốc cấm sử dụng mà làm theo các buổi tập huấn do các công ty cung cấp hóa chất nơng nghiệp tổ chức. Vai trị hỗ trợ, tư vấn kỹ thuật cho nông dân của các cơ quan chuyên trách như Chi cục Bảo vệ thực vật Bình Thuận chưa đảm bảo, thường khơng đưa ra được giải pháp hiệu quả, kịp thời. Nhiều nông dân cho rằng những kỹ thuật bảo vệ
cây thanh long do các cơ quan chuyên trách trên đưa ra là nhờ thu thập kinh nghiệm của nông dân chứ không phải do những cơ quan này nghiên cứu.
Cùng với việc chữa bệnh, kỹ thuật chong đèn trái vụ cây thanh long phần lớn cũng do nông dân tự rút ra kinh nghiệm. Thời gian chong đèn từ 17 – 20 đêm, cịn loại bóng, tỷ lệ đèn (bóng compact, bóng sợi đốt), cách bố trí đèn cũng tùy vùng và tùy nơng dân. Trong các nông hộ mà tác giả phỏng vấn, gần như mỗi người có một cách thức chong đèn khác nhau, thậm chí giữa hai anh em có vườn liền nhau. Do B́ình Thuận trải dài theo trục Đơng Bắc – Tây Nam, địa hình đa dạng, cự ly từ đầu đến cuối tỉnh hơn 100 km nên nhiệt độ, địa chất khác biệt, dẫn đến cách chong đèn cũng khác nhau. Hầu hết các phương pháp chong đèn do chuyên gia nghiên cứu tại một số ít khu vực nhưng lại cơng bố áp dụng rộng rãi, nông dân áp dụng không đạt hiệu quả cao nên mất tin tưởng.
Bình qn mỗi vườn chỉ có diện tích trên dưới 1ha, nên từng vườn khó áp dụng GlobalGAP. Mật độ canh tác phổ biến là 100 – 110 trụ/sào (1.000 m2), khoảng cách giữa các trụ từ 2,7 – 3,5 m tùy chủ vườn, nhưng phổ biến là 2,8 m. Với cự ly như vậy, chủ vườn đã tận dụng tối đa diện tích đất để trồng thanh long, đổi lại là khó cơ giới hóa, chi phí hái quả khá cao, từ 300 – 450 ngàn đồng/tấn tùy theo khoảng cách từ lô nào trong vườn đến điểm tập kết, do phải khiêng vì khơng có đường xe chạy.
Đầu ra của thanh long GlobalGAP khơng nhiều (ít người thu mua) nên nông dân không chú trọng. Chỉ một số ít trang trại thanh long lớn, chủ trang trại có khả năng quản lý tốt, vốn nhiều mới trồng theo GlobalGAP. Ngay cả tiêu chuẩn VietGAP cũng bị nông dân dần dần từ bỏ do tốn nhiều công sức hơn nhưng giá bán cũng chỉ bằng với sản phẩm thường. Chỉ có 10% nơng hộ mà tác giả phỏng vấn còn trồng theo VietGAP.
3.1.2. Bối cảnh chiến lược và sự cạnh tranh của doanh nghiệp 3.1.2.1. Môi trường kinh doanh