Chương 3 : Phân tích năng lực cạnh tranh
3.1. Phân tích các yếu tố cấu thành năng lực cạnh tranh
3.1.4. Các ngành hỗ trợ và liên quan
3.1.4.1. Thể chế
Mặc dù ngành hàng thanh long Bình Thuận đã có thương hiệu từ những năm 1990, năm 2004 Hiệp hội thanh long ra đời và được Sở NN&PTNT hỗ trợ hoạt động như cho mượn văn phòng làm việc trong cùng khuôn viên, nhưng đến năm 2011 UBND tỉnh Bình Thuận mới ban hành quy chế quản lý và sử dụng chỉ dẫn địa lý Bình Thuận dùng cho sản phẩm quả thanh long. Hiện nay các sản phẩm thanh long đạt tiêu chuẩn VietGAP đã được dán tem chỉ dẫn địa lý.
Tuy nhiên, các thể chế hỗ trợ từ góc độ quản lý nhà nước như Hội Nơng dân, chính quyền địa phương… chưa có mối liên hệ chặt chẽ với nông dân. Theo tổ chức PAPI Việt Nam, từ năm 2011 – 2013, chỉ số tham gia của người dân ở cấp cơ sở và chỉ số về công khai, minh bạch đều ở mức thấp. Qua phỏng vấn cho thấy trừ số ít nơng dân có trang trại lớn, đa số cịn lại cho rằng tiếng nói của mình khơng được chính quyền lắng nghe.
Tuy mấy năm gần đây, UBND tỉnh Bình Thuận có nhiều nỗ lực cải cách thủ tục hành chính theo đề án 30 của Chính phủ, nhưng đối với một số thủ tục ít phổ biến, khơng nằm trong đề án 30 thì chưa được chú ý đến, gây trở ngại cho nhà đầu tư như thủ tục cấp sổ sở hữu cơng trình xây dựng đối với nhà xưởng trong khu cơng nghiệp.
Hình 3.9. Các chỉ số thành phần của PAPI Bình Thuận (2011 – 2013):
Nguồn: Tác giả vẽ theo số liệu của PAPI Việt Nam (2014). Hình 3.10. So sánh PAPI Bình Thuận với một số địa phương (2011 – 2013):
Nguồn: Tác giả vẽ theo số liệu của PAPI Việt Nam (2014).
3.1.4.2. Cây giống
Viện cây ăn quả miền Nam trong nhiều năm qua đã nghiên cứu và cơng bố được năm dịng thanh long Long Định mới. Nổi bật là thanh long ruột tím hồng LĐ5 được Cơng ty TNHH thanh long Hồng Hậu (Bình Thuận) mua bản quyền với giá 2 tỷ đồng. Đây là giống có năng suất cao, lên đến 30 – 40 tấn/ha (cây 5 – 6 tuổi), đang được thị trường ưa chuộng. Hiện nay Viện đang tiếp tục nghiên cứu các giống thanh long mới như thanh long vỏ vàng và các giống thanh long ruột đỏ khác.
4,32 4,88 5,44 5,82 6,66 6,48 4,98 4,58 5,46 5,97 6,87 6,99 4,49 5,53 5,37 6,2 7,39 7,36 0 1 2 3 4 5 6 7 8
Tham gia của người dân ở
cấp cơ sở
Cơng khai,
minh bạch giải trình với Trách nhiệm người dân Kiểm soát tham nhũng trong khu vực cơng Thủ tục hành
chính cơng Cung ứng dịch vụ cơng
2011 2012 2013 30,0 35,0 40,0 45,0 2011 2012 2013 Cao nhất Thấp nhất Long An Tiền Giang Bình Thuận
3.1.4.3. Vật tư
Ngành thanh long Bình Thuận chủ yếu là xuất khẩu trái tươi nên các ngành hỗ trợ chỉ dừng lại ở những ngành khơng địi hỏi cơng nghệ cao như phân bón, thuốc bảo vệ thực vật, vật tư điện, sản xuất và in ấn thùng carton. Đa phần những sản phẩm hỗ trợ này được sản xuất ở Đồng Nai, Bình Dương, TP.HCM. Các mặt hàng hỗ trợ trên ln sẵn có, do mạng lưới đại lý cung cấp vật tư nông nghiệp hiện diện rộng khắp các vùng nông thôn. Một số ngành khác tuy cũng có vai trị hỗ trợ ngành thanh long nhưng sản lượng tiêu thụ không lớn so với quy mơ diện tích như dụng cụ làm vườn, máy nơng cụ, giỏ nhựa, vật liệu xây dựng (đúc trụ thanh long), lắp đặt kho lạnh… Đây là những mặt hàng đa dụng, có thể dùng cho nhiều ngành khác chứ hiếm có sản phẩm chuyên dụng cho thanh long, trừ thùng carton, một số phân bón và thuốc.
3.1.4.4. Logistic
Niên giám thống kê Bình Thuận 2012 cho biết cả tỉnh có 1.045 xe tải. Hoạt động xuất khẩu thanh long sang Trung Quốc giúp Bình Thuận phát triển khoảng hơn 100 xe container đông lạnh trị giá từ 900 triệu – 1,5 tỷ đồng/chiếc. Đây là phương tiện vận tải hiện đại, giúp giảm thời gian vận chuyển và giữ được chất lượng thanh long. Cước vận chuyển đến cửa khẩu Tân Thanh từ 92 – 93 triệu đồng/container 40 feet (25 tấn). Đối với thanh long xuất sang Châu Mỹ, ngồi chi phí vận chuyển đường biển ở Việt Nam cao hơn Thái Lan, thời gian không dưới 22 ngày làm giảm chất lượng quả dù chở bằng container mát. Đây là bất lợi của Việt Nam khi chưa có cơng nghệ bảo quản hiện đại hơn.
3.1.4.5. Xử lý nhiệt, chiếu xạ
Hiện tại Bình Thuận có hai nhà máy xử lý trái cây bằng hơi nước nóng (xử lý nhiệt): Hồng Ân (công suất 4.200 tấn/năm) ở huyện Bắc Bình (được Hàn Quốc cơng nhận đủ điều kiện để xử lý trái thanh long xuất sang Hàn Quốc) và Fine Fruit Asia tại huyện Hàm Thuận Nam. Riêng Fine Fruit Asia có thể xử lý thanh long xuất khẩu sang Hàn Quốc, Nhật Bản, Đài Loan và New Zealand, đây là nhà máy đầu tư khoảng 4,6 triệu USD, 100% vốn nước ngoài. Văn Nam (2008) cho biết phí chiếu xạ thanh long tại Việt Nam lên tới 1 USD/kg, trong khi ở Thái Lan chỉ 24 cent/kg, làm tăng giá thành, giảm sức cạnh tranh của thanh long Bình Thuận và các tỉnh khác.
Hiện nay Việt Nam có 5 nhà máy xử lý nhiệt: Hồng Ân, Fine Fruit Asia (Bình Thuận), Hồng Phát (Long An), Yasaka (Bình Dương), Good Life (TP.HCM) và 3 nhà máy chiếu xạ: Sơn Sơn (TP.HCM), An Phú (Bình Dương) và An Phú Bình Minh (Vĩnh Long). Thanh long xuất sang Hoa Kỳ phải vận chuyển vào TP.HCM hoặc Bình Dương để chiếu xạ. Trở ngại lớn nhất đối với các nhà đầu tư nhà máy xử lý nhiệt và chiếu xạ là chi phí cao và yêu cầu kỹ thuật khắt khe từ các nước phát triển.
3.1.4.6. Bảo quản
Hiện nay giá xây dựng một kho lạnh bảo quản thanh long tại Bình Thuận từ 170 – 180 triệu đồng/kho 100m3, không phải là mức đầu tư quá cao đối với doanh nghiệp, nhưng chi phí điện năng khá tốn kém. Các doanh nghiệp xuất khẩu thanh long tại Bình Thuận đều có trung bình từ 1 – 2 kho lạnh, nhưng đều là các kho lạnh truyền thống nên thời gian bảo quản không quá dài. Nếu thu hút đầu tư được công nghệ đông lạnh CAS (Cell Alive System) của Nhật Bản, các doanh nghiệp Bình Thuận mới trữ được lượng thanh long giá rẻ khi vào chính vụ.