Nhu cầu ở các nước khác

Một phần của tài liệu Luận văn thạc sĩ UEH chính sách nâng cao năng lực cạnh tranh cụm ngành thanh long tỉnh bình thuận (Trang 36 - 38)

Chương 3 : Phân tích năng lực cạnh tranh

3.1. Phân tích các yếu tố cấu thành năng lực cạnh tranh

3.1.3.2. Nhu cầu ở các nước khác

Khác với nội địa, yêu cầu của khách hàng nước ngoài (như châu Âu, Hoa Kỳ, Hàn Quốc, Nhật Bản) rất cao về mặt chất lượng, hoặc có nhu cầu lớn về số lượng như Trung Quốc. Yêu cầu tiêu chuẩn thanh long xuất khẩu vào các nước cũng khác nhau, chẳng hạn như Hoa Kỳ buộc trái thanh long phải chiếu xạ, trong khi đó Hàn Quốc và Nhật Bản lại yêu cầu xử lý nhiệt. Các nước phát triển đặc biệt quan tâm về vệ sinh thực phẩm, không chuộng trái lớn, quy cách thường khoảng 300g/trái.

Trung Quốc: Ngoài tác dụng là thực phẩm, trái thanh long cịn phục vụ nhiều cho

nhu cầu tín ngưỡng, tâm linh của người Trung Quốc do màu đỏ mang ý nghĩa may mắn. Vì vậy họ chú trọng hình thức trái to ( 500 g/trái), tai quả dài, cứng… hơn là các tiêu chí về dư lượng hóa chất. Theo Sở Cơng Thương Bình Thuận (2014), từ 2007 – 2008, sản lượng thanh long xuất khẩu chính ngạch vào Trung Quốc bình quân khoảng 5.500 tấn/năm với giá trị 2,6 – 2,8 triệu USD. Năm 2010, lượng thanh long xuất khẩu chính ngạch vào Trung Quốc tăng 141% (từ 7.168 tấn năm 2009 lên 17.302 tấn) nhưng kim ngạch chỉ đạt 6,88 triệu USD (tăng 52% so với 4,54 triệu USD năm 2009). Năm 2013, kim ngạch xuất khẩu thanh long chính ngạch vào Trung Quốc đạt 11,68 triệu USD.

Châu Á (trừ Trung Quốc): Từ năm 2006 – 2012, thanh long Bình Thuận xuất khẩu

đến các nước/khu vực Châu Á như Hongkong, Đài Loan, Singapore, Thái Lan có xu hướng giảm. Chỉ có Malaysia và Indonesia nhập khẩu tương đối ổn định.

Châu Âu: Thị trường kỹ tính, yêu cầu phải đạt tiêu chuẩn GlobalGAP. Năm 2011,

Việt Nam xuất sang Châu Âu 7,7 triệu USD quả thanh long. Trừ Hà Lan nhập khá nhiều, các nước khác như Anh, Pháp, Đức, Hoa Kỳ và UAE có lượng nhập khẩu rất thấp.

Hoa Kỳ và một số nước Châu Mỹ: Hoa Kỳ yêu cầu thanh long sản xuất tại vườn

được cấp mã số, nhà đóng gói đạt chuẩn (được cấp mã số) và được chiếu xạ tại những cơ sở được Hoa Kỳ công nhận. Từ 2008 đến 2010, các doanh nghiệp Bình Thuận xuất khẩu chỉ 94,2 tấn trị giá 200 ngàn USD, năm 2012 khơng có kim ngạch xuất khẩu vào Hoa Kỳ.

Một số thị trường khác ít kỹ tính hơn như Chile, Canada… nhưng sản lượng tiêu thụ rất thấp do thị hiếu. Canada không yêu cầu các biện pháp kỹ thuật để diệt cơn trùng gây hại vì khí hậu lạnh. Doanh nghiệp Bình Thuận khơng coi trọng các thị trường lớn này bởi các rào cản kỹ thuật và thời gian vận chuyển ít nhất 22 ngày nên trái thanh long hư hỏng nhiều.

Hình 3.7. Kim ngạch xuất khẩu chính ngạch thanh long Bình Thuận sang một số nước (ngàn USD):

Nguồn: Tác giả vẽ theo số liệu của Sở Cơng Thương Bình Thuận (2014). Hình 3.8. Giá xuất khẩu thanh long bình quân từng thị trường/năm do các doanh nghiệp tỉnh Bình Thuận thực hiện (USD/tấn):

,0 2000,0 4000,0 6000,0 8000,0 10000,0 12000,0 14000,0 2006 2007 2008 2009 2010 2011 2012 2013 ,0 1000,0 2000,0 3000,0 4000,0 5000,0 6000,0 7000,0 8000,0 9000,0 2006 2007 2008 2009 2010 2011 2012

Nơng dân trồng thanh long và các doanh nghiệp xuất khẩu đều biết rằng nếu bán sang các nước phát triển thì được giá hơn. Tuy nhiên do trình độ kỹ thuật thấp, chi phí đầu tư dây chuyền xử lý cao, cộng với sức hút từ thị trường lớn, dễ tính là Trung Quốc nên họ ít quan tâm đến nâng cao chất lượng. Đến nay chỉ có 10 đơn vị được chứng nhận sản xuất thanh long an toàn theo tiêu chuẩn GlobalGAP với 222,7 ha trên tổng diện tích 20.185 ha thanh long cả tỉnh Bình Thuận và 3 doanh nghiệp đóng gói đạt GlobalGAP là Cơng ty TNHH thanh long Hồng Hậu, Cơng ty TNHH TM XNK Lan Anh và Doanh nghiệp tư nhân rau quả Bình Thuận14. Nếu khơng tích cực nâng cao chất lượng, rất có thể trong tương lai ngành thanh long Bình Thuận chỉ dành được phân khúc thấp cấp, mất phân khúc cao cấp (các nước phát triển) về tay Thái Lan, Đài Loan.

Một phần của tài liệu Luận văn thạc sĩ UEH chính sách nâng cao năng lực cạnh tranh cụm ngành thanh long tỉnh bình thuận (Trang 36 - 38)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(59 trang)