CHƢƠNG 1 : TỔNG QUAN
1.3. Hội chứng suy giảm tế bào gốc vùng rìa giác mạc
1.3.1. Nguyên nhân
Hội chứng suy giảm tế bào gốc vùng rìa có thể ngun phát, liên quan tới những bệnh lý làm thay đổi vi môi trường của tế bào gốc, ví dụ như: tật khơng mống mắt, viêm giác mạc liên quan tới suy nhiều tuyến nội tiết, chứng đỏ da dày sừng bẩm sinh; hoặc có thể là hậu quả thứ phátcủa sự phá huỷ tế bào gốc do các yếu tố bên ngồi như: bỏng hố chất, bỏng nhiệt, hội chứng Stevens Jonhson, đeo kính áp tròng, nhiễm khuẩn lan rộng [29],[43],[44].
1.3.2. Biểu hiện lâm sàng của hội chứng suy giảm vùng rìa
Suy giảm vùng rìa có thể xảy ra lan tràn tồn bộ hoặc chỉ ở một góc của vùng rìa. Trong trường hợp suy giảm một phần vùng rìa, sự xâm lấn của biểu mô kết mạc chỉ ảnh hưởng tới một phần bề mặt giác mạc và biểu hiện ở nhiều mức độ khác nhau, trong khi biểu mô giác mạc ở trung tâm vẫn cịn bình thường. Triệu chứng chủ quan của người bệnh là nhìn mờ, cộm chói, chảy nước mắt, co quắp mi mắt và có thể có những đợt đau đỏ mắt tái phát.
Trong suy giảm tế bào gốc toàn bộ, mức độ tổn thương phụ thuộc vào nguyên nhân do thứ phát hay nguyên phát. Biểu hiện lâm sàng có thể chỉ là
giác mạc mờ đục, bề mặt gồ ghề khơng đều, có tân mạch nơng hoặc sâu trong bề dày giác mạc hoặc kết mạc hóa giác mạc. Nặng hơn nữa có thể là ổ loét giác mạc khó hàn gắn, bờ ổ loét ranh giới rõ và gồ lên, xung quanh ổ loét có thể tồn tại tổ chức xơ tân mạch, BMNC gồ ghề với biểu hiện của một q trình viêm mãn tính, nhuyễn giác mạc, giác mạc mỏng hoặc thủng giác mạc có thể xảy ra trong trường hợp nặng.
1.3.3. Phương pháp điều trị hội chứng suy giảm tế bào gốc vùng rìa giác mạc mạc
Có nhiều phương pháp điều trị hội chứng LSCD. Việc nuôi tạo tấm biểu mơ giác mạc từ tế bào gốc vùng rìa giác mạc để ghép điều trị cho các BN bị hội chứng LSCD là một phương pháp hiện đại và hiệu quả.
Phương pháp ghép tấm biểu mô giác mạc nuôi cấy được Pellegrini và CS. mô tả đầu tiên vào năm 1997. Tế bào biểu mơ vùng rìa được lấy từ mắt bên lành nếu một mắt bị tổn thương, hoặc lấy ở vùng rìa cịn bình thường trên mắt bị tổn thương tế bào gốc một phần hoặc từ người thân hoặc từ vùng rìa của người hiến nếu BN bị tổn thương cả hai mắt. Mảnh tổ chức mang tế bào gốc của biểu mô được nuôi cấy, nhân lên và tạo nên tấm tế bào biểu mơ vùng rìa. Sau khi phẫu tích hết tổ chức xơ mạch trên bề mặt giác mạc và vùng rìa, tấm tế bào biểu mô nuôi cấy được cố định trên bề mặt giác mạc [45].
Về mặt lý thuyết, kỹ thuật này có ưu điểm vượt trội hơn các phương pháp khác đã được áp dụng từ trước: (1) Mảnh mơ cần cho q trình ni cấy kích thước sẽ nhỏ hơn, (2) Q trình ni cấy đã giảm thiểu số lượng tế bào khơng có chức năng bình thường nằm trong mơ của người cho, (3) Việc sinh thiết các tế bào gốc ở vùng rìa có thể nhắc lại nếu cần thiết. Ưu điểm nổi trội nhất của kỹ thuật này là giảm nguy cơ thải loại mảnh ghép vì sự vắng mặt của các tế bào Langerhans đóng vai trị trình diện kháng nguyên. Tuy nhiên,
phương pháp này còn nhiều vấn đề cần nghiên cứu và trong trường hợp LSCD tồn bộ cả hai bên mắt thì ghép vùng rìa đồng loại hoặc sử dụng nguồn tế bào biểu mô tự thân thay thế là giải pháp phải lựa chọn.
Có nhiều thơng báo về ghép thành cơng tấm biểu mô NMM nuôi cấy. Sử dụng tấm biểu mô NMM ni cấy là một lựa chọn hợp lý và có nhiều ưu điểm hơn các phương pháp ghép dị thân. Khi ghép dị thân, BN phải sử dụng thuốc ức chế miễn dịch để chống thải loại mảnh ghép gây nhiều tác dụng phụ và tốn kém, hơn nữa nếu sử dụng lâu dài thì cũng khơng thể đảm bảo chắc chắnsự tồn tại của mảnh ghép.
Ở biểu mơ NMM, tế bào ở giai đoạn biệt hố thấp hơn so với tế bào dịng sừng ở da, nó có khả năng phân chia rất nhanh và kéo dài ở điều kiện nuôi cấy mà khơng hố sừng. Hơn nữa, K3 thể hiện ở cả biểu mô giác mạc và biểu mơ NMM chứ khơng có ở biểu mơ da, chứng tỏ sự gần gũi hơn của biểu mô NMM và giác mạc.
Khi cấy ghép tấm biểu mô NMM ni cấy có thể có hiện tượng xâm lấn tân mạch ngoại vi vào giác mạc làm mất khả năng nhìn của người bệnh. Tuy nhiên, có thể khắc phục biến chứng này bằng việc sử dụng kháng FGF2 (Fibroblast growth factor 2-yếu tố phát triển nguyên bào sợi 2).
Tái thiết bề mặt nhãn cầu bằng phương pháp ghép tấm biểu mô nuôi cấy từ tế bào gốc phôi cũng đã được Ryusuke Homma và CS. (2004) tiến hành những thử nghiệm đầu tiên. Tế bào gốc phôi được nuôi trên nền collagen type IV trong vịng 8 ngày và sau đó được ghép vào giác mạc chuột tổn thương. Phân tích hình ảnh mơ học sau ghép cho kết quả tốt [46]. Tuy nhiên để áp dụng phương pháp này trên người cịn nhiều khó khăn do những hàng rào cản về mặt thực tế và đạo đức.
Như vậy, trong trường hợp khơng thể có tấm biểu mơ giác mạc nuôi cấy, việc lựa chọn phương pháp ghép tấm biểu mô NMM nuôi cấy là lựa chọn khả quan giúp cải thiện tầm nhìn cho BN, bảo vệ phần còn lại của nhãn cầu và giảm các triệu chứng khó chịu gây ra cho người bệnh.