Kết quả ghép tấm biểu mô NMM nuôi cấy cho thỏ gây bỏng thực nghiệm

Một phần của tài liệu (LUẬN án TIẾN sĩ) nghiên cứu nuôi tạo tấm biểu mô từ tế bào gốc biểu mô niêm mạc miệng (Trang 91 - 96)

CHƢƠNG 3 : KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU

3.1. Kết quả nghiên cứu về nuôi tạo tấm biểu mô trên thỏ thực nghiệm

3.1.7. Kết quả ghép tấm biểu mô NMM nuôi cấy cho thỏ gây bỏng thực nghiệm

Tổng số thỏ sống trong quá trình làm thực nghiệm là 21, trong đó 15 thỏ được ghép tấm biểu mô NMM nuôi cấy ở các thời điểm khác nhau.

Các tiêu chí đánh giá bao gồm độtrong và áp của tấm biểu mơ, sự tồn vẹn của bề mặt nhãn cầu và tân mạch giác mạc. Tiến hành giết thỏ theo từng lô ở từng thời điểm theo dõi và kiểm tra cấu trúc vi thể của giác mạc thỏ đã được ghép tấm biểu mô NMM nuôi cấy.

Tất cả các thỏ ở các lơ đều có kết quả tốt: giác mạc trong, biểu mô liền tốt, nhẵn bóng, khơng cịn tân mạch. Chỉ có 1 thỏ có kết quả trung bình: tân mạch qua rìa vào chu biên ở thời điểm 60 ngày nhưng không vào đến trung tâm giác mạc.

3.2. Kết quả nuôi cấy tấm biểu mô NMM từ tế bào gốc NMM trên ngƣời

3.2.1. Lựa chọn vị trí sinh thiết và kích thước mảnh mơ ni cấy

Dựa trên kết quả phân tích trên thỏ, chúng tơi lựa chọn vị trí sinh thiết trên người là mặt trong trung tâm niêm mạc má. Kết quả cho thấy biểu mô cũng gồm nhiều hàng tế bào (khoảng 10-15 hàng tế bào), nhưng không dày như niêm mạc vùng tương ứng của thỏ. Tuy vậy, lớp đáy dày và gồm khoảng 3-4 lớp gồm các tế bào có kích thước nhỏ, bào tương bắt màu base đậm, lớp Malpighi gồm nhiều hàng (7-10 hàng), gồm các tế bào hình đa diện, nhân hình cầu, kích thước tế bào lớp này lớn hơn của thỏ ở vị trí tương ứng, ranh giới giữa các tế bào khá rõ. Trên cùng là khoảng 2-3 hàng tế bào dẹt, chứa nhân dẹt (hình 3.28, 3.30). Trên tiêu bản nhuộm p63, nhân tế bào đặc biệt là ở lớp đáy bắt màu đậm. Các nhú chân bì cũng có kích thước lớn, chia nhánh rõ. Mơ đệm lỏng lẻo, ít tế bào (hình 3.29, 3.31). Cấu trúc NMM vùng giữa má ở nam và nữ đều giống nhau.

Hình 3.28. Niêm mạc vùng giữa má BN Phạm Ngọc T. (H.E.x500)

1. Biểu mơ 2. Mơ đệm

Hình 3.29. Niêm mạc vùng giữa má BN Phạm Ngọc T. (p63x500)

1. Biểu mô 2. Mơ đệm

1

2 1

Hình 3.30. Niêm mạc vùng giữa má BN Võ Nữ Ngọc Y. (H.E.x500)

1. Biểu mơ 2. Mơ đệm

Hình 3.31. Niêm mạc vùng giữa má BN Võ Nữ Ngọc Y. (p63x500)

1. Biểu mô 2. Mô đệm 3. Nhân tế bào biểu

1

2 3

1

Dựa trên kết quả nghiên cứu thực nghiệm trên thỏ, sau khi cân nhắc về độ phức tạp của quy trình và kết quả thành cơng ni tạo của hai phương pháp dịch treo và mảnh biểu mô, cùng với kích thước trích thủ mảnh mơ, phương pháp mảnh biểu mô đã được lựa chọn trong nghiên cứu ứng dụng trên người của chúng tơi. Kích thước mảnh mơ được lựa chọn là đường kính 3mm, vị trí sinh thiết ở mặt trong vùng giữa má.

3.2.2. Lựa chọn môi trường nuôi cấy

Dựa trên kết quả nghiên cứu thực nghiệm trên thỏ, chúng tôi đã tiến hành nuôi cấy NMM của 17 BN (4 BN nuôi 2 lần) bằng môi trường SHEM2. Số tấm biểu mô nuôi tạo được là 54 trên tổng số 60 giếng nuôi cấy (tỷ lệ nuôi tạo thành công là 90%, 3 BN nuôi cấy không thành công). Số tấm biểu mô được ghép lại cho BN là 22.

3.2.3. Lựa chon phương pháp nuôi cấy

Dựa trên kết quả nuôi cấy trên thỏ, chúng tôi lựa chọn phương pháp nuôi cấy là mảnh biểu mô, kết quả cho tỷ lệ nuôi tạo thành công tấm biểu mô là 54 tấm trên tổng số 60 giếng nuôi cấy (tỷ lệ là 90%).

Một phần của tài liệu (LUẬN án TIẾN sĩ) nghiên cứu nuôi tạo tấm biểu mô từ tế bào gốc biểu mô niêm mạc miệng (Trang 91 - 96)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(154 trang)