Một số nghiên cứu trước đây về lòng trung thành của người lao động

Một phần của tài liệu Luận văn thạc sĩ UEH các yếu tố ảnh hưởng đến lòng trung thành của người lao động trong các doanh nghiệp công nghệ thông tin tại TP hồ chí minh (Trang 30 - 33)

Lòng trung thành của người lao động đối với tổ chức đã khơng cịn là một đề tài nghiên cứu mới lạ trong lĩnh vực nhân sự. Cho đến hiện nay, đã có nhiều tác

giả thực hiện nghiên cứu về lòng trung thành của người lao động đối với tổ chức ở nhiều phương diện với các kết quả thu được khác nhau như sau:

Trần Thị Kim Dung và Nguyễn Thị Mai Trang (2007) đã thực hiện nghiên cứu và thu được kết quả: lòng trung thành của nhân viên chịu ảnh hưởng của phong cách lãnh đạo và văn hóa tổ chức..

Vũ Khắc Đạt (2008) nghiên cứu về các yếu tố tác động đến lòng trung thành của nhân viên tại văn phòng khu vực Miền Nam Vietnam Airlines cũng dựa trên mơ hình nghiên cứu của Trần Thị Kim Dung nhưng có một số điều chỉnh cho phù hợp với điều kiện hiện tại tại văn phòng khu vực Miền Nam Vietnam Airlines đã xác định các yếu tố sau có ảnh hưởng:

 Bản chất công việc

 Đào tạo - phát triển

 Đánh giá

 Đãi ngộ: bao gồm Tiền lương và Phúc lợi.

 Môi trường tác nghiệp: kết hợp từ hai yếu tố Đồng nghiệp và Điều kiện làm việc.

 Lãnh đạo

Trong đó yếu tố tác động mạnh nhất đến lịng trung thành của nhân viên là yếu tố môi trường tác nghiệp.

Hà Nhật Tiến (2012), khi thực hiện nghiên cứu phân tích các yếu tổ ảnh hưởng đến lịng trung thành của nhân viên trong các cơng ty chứng khốn tại TP. Hồ Chí Minh đã cho ra kết quả các yếu tố sau có ảnh hưởng:

 Thu nhập cao

 Công tác quản lý

 Môi trường làm việc

 Hỗ trợ từ cấp trên

Kết quả thu được từ nghiên cứu Trần Đình Mẫn Duy (2012) khi thực hiện nghiên cứu về các yếu tố ảnh hưởng đến lịng trung thành của nhân viên cơng ty cổ phần Đồng Tâm cho thấy các yếu tố sau có ảnh hưởng:

 Lương, thưởng

 Lãnh đạo

 Bản chất cơng việc

Ngồi ra, tác giả có tham khảo nghiên cứu “phân tích các nhân tố ảnh hưởng đến việc gắn bó lâu dài của nhân viên trẻ với các doanh nghiệp“ của TS. Đỗ Phú Trần Tình & CN. Nguyễn Văn Nên & CN. Nguyễn Thị Diệu Hiền, trường Đại học Kinh tế Luật – ĐHQG TP.Hồ Chí Minh cho kết quả là các yếu tố sau có ảnh hưởng:

 Thu nhập

 Mục tiêu nghề nghiệp

 Điều kiện làm việc

 Quan hệ với đồng nghiệp

 Quan hệ với lãnh đạo

 Mức độ trao quyền

 Khen thưởng, phúc lợi

 Cơ hội thăng tiến

Ngoài ra, các tổ chức sẽ có được sự gắn kết, trung thành của nhân viên bằng cách thỏa mãn các khía cạnh của nhu cầu liên quan đến công việc. Trong một nghiên cứu khác của Trần Kim Dung và Trần Hoài Nam (2005) khi thực hiện nghiên cứu mơ hình ảnh hưởng của chỉ số mơ tả công việc điều chỉnh (AJDI) đến mức độ thỏa mãn của nhân viên, đã chỉ ra 7 khía cạnh ảnh hưởng đến mức độ thỏa mãn của nhân viên bao gồm:

 Bản chất công việc

 Cơ hội đào tạo, thăng tiến

 Lãnh đạo

 Đồng nghiệp

 Tiền lương

 Phúc lợi

Các yếu tố này có ảnh hưởng đến sự gắn kết tổ chức cũng như lòng trung thành của nhân viên với tổ chức.

Nhìn chung các nghiên cứu trước đã đánh giá và xác định được phần nào các yếu tố có ảnh hưởng tới lịng trung thành của người lao động đối với tổ chức nói chung và một số doanh nghiệp cụ thể nói riêng. Tuy nhiên, xét về nghiên cứu riêng biệt cho từng nhóm ngành mà cụ thể là về nhóm ngành CNTT thì hiện vẫn chưa được thực hiện.

Một phần của tài liệu Luận văn thạc sĩ UEH các yếu tố ảnh hưởng đến lòng trung thành của người lao động trong các doanh nghiệp công nghệ thông tin tại TP hồ chí minh (Trang 30 - 33)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(123 trang)