Phân tích nhân tố khám phá (EFA)

Một phần của tài liệu Luận văn thạc sĩ UEH các yếu tố ảnh hưởng đến quyết định lựa chọn ngân hàng giao dịch của khách hàng cá nhân trên địa bàn tỉnh bình phước (Trang 68 - 75)

Chương 4 : PHÂN TÍCH KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU

4.2. Kết quả nghiên cứu định lượng chính thức

4.2.3. Phân tích nhân tố khám phá (EFA)

Sau khi kiểm định độ tin cậy của thang đo, 33 biến ban đầu được rút gọn còn 32 biến (29 biến độc lập và 3 biến phụ thuộc). Tiếp theo tác giả tiến hành phân tích nhân tố khám phá EFA các biến độc lập với mức ý nghĩa α = 0,05 (độ tin cậy 95%), sử dụng phương pháp trích Principal Component và phép xoay vng góc Varimax. Kết quả phân tích nhân tố EFA như sau:

Phân tích nhân tố lần thứ nhất:

Kết quả kiểm định Bartlett trong bảng kiểm định KMO và Bartlett's với sig = 0,000 < α và chỉ số KMO = 0,825 > 0,5 cho thấy phân tích nhân tố là thích hợp vì các biến trong nhóm có sự tương quan tuyến tính với nhau đủ để áp dụng phương pháp EFA.

Bảng 4.14: Bảng kết quả kiểm định KMO và Bartlett's lần 1

Kiểm định KMO và Bartlett's lần 1

Kaiser-Meyer-Olkin Measure of Sampling

Adequacy. ,825 Bartlett's Test of Sphericity Approx. Chi-Square 3100,010 df 406 Sig. ,000

Tại mức giá trị Eigenvalues = 1,072 với phương pháp rút trích Principal Components và phép xoay Varimax, phân tích nhân tố đã trích được 7 nhân tố từ 29 biến quan sát và với tổng phương sai trích là 61,010 (> 50%) đạt yêu cầu. Như vậy thang đo được chấp nhận,7 nhân tố giải thích được 61,010% biến thiên của dữ liệu.

Dựa trên phân tích của bảng ma trận xoay nhân tố (Phụ lục 5 – Bảng số 1) hệ số tải nhân tố lớn nhất của ba biến QC4 và TH4, NV5 bị loại do chưa đạt yêu cầu hệ số tải nhân tố > 0,5. Do đó, việc phân tích nhân tố lần thứ hai được thực hiện với việc loại ba biến này.

Bảng 4.15: Tổng hợp kết quả phân tích nhân tố lần 1

STT Thông số Giá trị

Thỏa mãn điều kiện

1 KMO 0,825 ≥ 0,5

2 Sig. của Bartlett's Test 0,000 ≤ 0,05

3 Eigenvalues 1,072 > 1

4 Tổng phương sai trích 61,010% ≥50%

Nguồn: Kết quả xử lý bằng SPSS của tác giả

Phân tích nhân tố lần thứ hai:

Kết quả kiểm định Bartlett trong bảng kiểm định KMO và Bartlett's lần 2 với sig = 0,000 và chỉ số KMO = 0,804 > 0,5 cho thấy các biến có sự tương quan nhau và phân tích nhân tố là thích hợp.

Bảng 4.16: Bảng kết quả kiểm định KMO và Bartlett's lần 2

Kiểm định KMO và Bartlett's lần 2

Kaiser-Meyer-Olkin Measure of Sampling

Adequacy. ,804 Bartlett's Test of Sphericity Approx. Chi-Square 2687,938 df 325 Sig. ,000

Tại mức giá trị Eigenvalues = 1,173 với phương pháp rút trích Principal components và phép xoay Varimax, phân tích nhân tố đã trích được 6 nhân tố từ 26 biến quan sát với tổng phương sai trích là 59,732 (> 50%) đạt yêu cầu.

Dựa trên phân tích của bảng ma trận xoay nhân tố (Phụ lục 5 – Bảng số 2) hệ số tải nhân tố lớn nhất của biến CP4 bị loại do chưa đạt yêu cầu (chênh lệch hệ số tải nhân tố của một biến trên nhân tố biến đo lường và nhân tố biến khơng đo lường <0,30). Do đó, việc phân tích nhân tố lần thứ ba được thực hiện với việc loại biến này.

Bảng 4.17: Tổng hợp kết quả phân tích nhân tố lần 2

STT Thơng số Giá trị

Thỏa mãn điều kiện

1 KMO 0,804 ≥ 0,5

2 Sig. của Bartlett's Test 0,000 ≤ 0,05

3 Eigenvalues 1,173 > 1

4 Tổng phương sai trích 59,732% ≥50%

Nguồn: Kết quả xử lý bằng SPSS của tác giả

Phân tích nhân tố lần thứ ba:

Kết quả kiểm định Bartlett trong bảng kiểm định KMO và Bartlett's lần thứ 3 với sig = 0,000 và chỉ số KMO = 0,807 > 0,5 cho thấy phân tích nhân tố là thích hợp.

Bảng 4.18: Bảng kết quả kiểm định KMO và Bartlett's lần 3

Kiểm định KMO và Bartlett's lần 3

Kaiser-Meyer-Olkin Measure of Sampling

Adequacy. ,807 Bartlett's Test of Sphericity Approx. Chi-Square 2534,102 df 300 Sig. ,000

Tại mức giá trị Eigenvalues = 1,134 với phương pháp rút trích Principal components và phép xoay varimax, phân tích nhân tố đã trích được 6 nhân tố từ 25 biến quan sát với tổng phương sai trích là 60,668 (> 50%) đạt yêu cầu (Phụ lục 5 – Bảng số 3). Hệ số này cho thấy 60,668% thay đổi của nhân tố được giải thích bởi các biến quan sát. Hệ số tải nhân tố của các biến này đều đạt yêu cầu lớn hơn 0,5 và chênh lệch hệ số tải nhân tố của mỗi một biến quan sát đều lớn hơn 0,3.

Bảng 4.19: Tổng hợp kết quả phân tích nhân tố lần 3

STT Thơng số Giá trị

Thỏa mãn điều kiện

1 KMO 0,807 ≥ 0,5

2 Sig. của Bartlett's Test 0,000 ≤ 0,05

3 Eigenvalues 1,134 > 1

4 Tổng phương sai trích 60,668 % ≥50% Từ kết quả bảng ma trận xoay các nhân tố lần thứ 3, lệnh trung bình trong SPSS (Transform/Compute Variable/Mean) được sử dụng để nhóm các biến quan sát lại thành 6 biến độc lập là trung bình của các thang đo thành phần. Các nhân tố này được gom lại và đặt tên cụ thể như sau:

Nhân tố thứ nhất: gồm 5 biến CL1, CL2, CL3, CL4, CL5, được nhóm lại bằng lệnh trung bình và được đặt tên là “Chất lượng dịch vụ” ký hiệu là TONGCL.

lại bằng lệnh trung bình và được đặt tên là “Sự thuận tiện” ký hiệu là TONGTT.

Nhân tố thứ ba: gồm 4 biến TH1, TH2, TH3, TH5 được nhóm lại

bằng lệnh trung bình và được đặt tên là uy tín và “thương hiệu ngân hàng” ký hiệu là TONGTH.

Nhân tố thứ tư: gồm 4 biến QC1, QC2, QC3, QC5 được nhóm lại và

được đặt tên là “Chế độ hậu mãi, quảng cáo” ký hiệu là TONGQC.

Nhân tố thứ năm: gồm 4 biến NV1, NV2, NV3, NV4 nhóm lại và

được đặt tên là “Thái độ phục vụ của nhân viên” ký hiệu là TONGNV.

Nhân tố thứ sáu: gồm 3 biến CP1, CP2, CP3 được nhóm lại bằng

lệnh trung bình và đặt tên là “Chi phí giá cả” ký hiệu là TONGCP.

Bảng 4.20: Bảng xoay các nhân tố ảnh hưởng đến quyết định lựa chọn

Các nhân tố trích được 1 2 3 4 5 6 7 Chất lượng dịch vụ CL1 ,770 CL3 ,732 CL2 ,706 CL5 ,706 CL4 ,675 Sự thuận tiện TT2 ,780 TT4 ,761 TT3 ,752 TT5 ,707 TT1 ,697 Uy tín và thương hiệu ngân hàng TH3 ,781 TH1 ,750 TH5 ,736

TH2 ,693

Chế độ hậu mãi, quảng cáo

QC5 ,758 QC2 ,744 QC1 ,732 QC3 ,730 Thái độ phục vụ của nhân viên NV3 ,753 NV1 ,753 NV4 ,685 NV2 ,673 Chi phí giá cả CP3 ,725 CP1 ,721 CP2 ,675 Quyết định lựa chọn QD1 ,858 QD2 ,856 QD3 ,780 Eigenvalues 5,851 2,756 2,163 1,676 1,586 1,134 Tồng % phương sai 23,405 34,431 43,085 49,79 56,133 60,668

Nguồn: Kết quả xử lý bằng SPSS của tác giả

Phân tích nhân tố đối với biến phụ thuộc:

Bảng 4.21: Bảng kết quả kiểm định KMO và Bartlett's biến phụ thuộc

Kiểm định KMO và Bartlett's biến phụ thuộc

Kaiser-Meyer-Olkin Measure of Sampling

Adequacy. ,683 Bartlett's Test of Sphericity Approx. Chi-Square 240,629 df 3 Sig. ,000

Kết quả phân tích EFA thang đo biến phụ thuộc cho thấy 3 biến quan sát đo lường biến quyết định lựa chọn không phát sinh nhân tố mới. Hệ số KMO = 0,683,

thỏa mãn điều kiện: 0,5 < KMO < 1, phân tích nhân tố khám phá EFA là thích hợp cho dữ liệu thực tế. Thống kê Chi-Square có giá trị 240,629 với mức ý nghĩa Sig. = 0,000 <0,05 nghĩa là các biến quan sát có tương quan tuyến tính với nhân tố đại diện Phương sai trích được sau khi EFA là 69,233% cho thấy nhân tố được rút trích giải thích được 69,233% biến thiên của dữ liệu tại hệ số Eigenvalue = 2,077. Do đó, kết quả EEA được chấp nhận và có thể sử dụng cho bước phân tích hồi qui tiếp theo.

Bảng 4.5: Kết quả EFA quyết định lựa chọn

STT Biến quan sát Nhân tố 1 1 QD1 ,858 2 QD2 ,856 3 QD3 ,780 Phương sai trích (%) 69,233 Cronbach’s alpha 0,777

Nguồn: Kết quả xử lý bằng SPSS của tác giả

Như vậy, khi hiệu chỉnh thang đo và thực hiện phân tích nhân tố khám phá (EFA), có 06 yếu tố được đo bởi 25 biến quan sát ảnh hưởng đến quyết định lựa chọn và 3 biến quan sát đo lường yếu tố quyết định lựa chọn. Với kết quả đánh giá sơ bộ các thang đo bằng Cronbach’s alpha và EFA trên đây, thì ngồi 5 biến TH4, CP4, NV5, QC4, QC6 bị loại các yếu tố còn lại và thang đo quyết định lựa chọn được giữ nguyên như giả định. Kết quả phân tích EFA cho thấy thang đo các khái niệm thỏa mãn giá trị phân biệt và giá trị hội tụ.Vì thế, mơ hình lý thuyết và các giả thuyết nghiên cứu được giữ nguyên để tiến hành phân tích hồi quy.

Một phần của tài liệu Luận văn thạc sĩ UEH các yếu tố ảnh hưởng đến quyết định lựa chọn ngân hàng giao dịch của khách hàng cá nhân trên địa bàn tỉnh bình phước (Trang 68 - 75)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(128 trang)