Phân tích độ tin cậy của thang đo bằng hệ số Cronbach’s Alpha

Một phần của tài liệu Luận văn thạc sĩ UEH các yếu tố ảnh hưởng đến quyết định lựa chọn ngân hàng giao dịch của khách hàng cá nhân trên địa bàn tỉnh bình phước (Trang 64 - 68)

Chương 4 : PHÂN TÍCH KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU

4.2. Kết quả nghiên cứu định lượng chính thức

4.2.2. Phân tích độ tin cậy của thang đo bằng hệ số Cronbach’s Alpha

4.2.2.1. Thang đo “Uy tín và thương hiệu ngân hàng”

Thang đo “Uy tín và thương hiệu ngân hàng” có hệ số Cronbach’s alpha = 0,816, đạt điều kiện lớn hơn 0,6; hệ số tương quan biến - tổng (Corrected Item-Total Correlation) của từng biến đều lớn hơn 0,3 và hệ số Cronbach’s Alpha khi loại biến của tất cả các biến đều thấp hơn hệ số Cronbach’s Alpha chung của thang đo nên thang đo đảm bảo độ tin cậy, đạt yêu cầu đưa vào phân tích nhân tố tiếp theo.

Kết quả phân tích hệ số Cronbach Alpha của thang đo “Uy tín và thương hiệu ngân hàng” trong Phụ lục 4 - Bảng số 1 đính kèm.

4.2.2.2. Thang đo “Chất lượng dịch vụ”

Thang đo “Chất lượng dịch vụ” có hệ số Cronbach’s alpha = 0,795, đạt điều kiện lớn hơn 0,6; hệ số tương quan biến-tổng (Corrected Item-Total Correlation) của từng biến đều lớn hơn 0,3 và hệ số Cronbach’s Alpha khi loại biến của tất cả các biến đều thấp hơn hệ số Cronbach’s Alpha chung của thang đo nên thang đo đảm bảo chất lượng, đạt yêu cầu đưa vào phân tích nhân tố tiếp theo.

Kết quả phân tích hệ số Cronbach Alpha của thang đo “Chất lượng dịch vụ” trong Phụ lục 4 - Bảng số 2 đính kèm.

4.2.2.3. Thang đo “Sự thuận tiện”

Thang đo “Sự thuận tiện” có hệ số Cronbach’s alpha = 0,798, đạt điều kiện lớn hơn 0,6; hệ số tương quan biến-tổng của từng biến đều lớn hơn 0,3 và hệ số Cronbach’s Alpha khi loại biến của tất cả các biến đều thấp hơn hệ số Cronbach’s Alpha chung của thang đo nên thang đo đảm bảo chất lượng, đạt yêu cầu đưa vào phân tích nhân tố tiếp theo.

Kết quả phân tích hệ số Cronbach Alpha của thang đo “Sự thuận tiện” trong Phụ lục 4 - Bảng số 3 đính kèm.

4.2.2.4. Thang đo “chi phí, giá cả”

Thang đo “Chi phí, giá cả” có hệ số Cronbach’s alpha = 0,768, đạt điều kiện lớn hơn 0,6; hệ số tương quan biến-tổng của từng biến đều lớn hơn 0,3 và hệ số Cronbach’s Alpha khi loại biến của tất cả các biến đều thấp hơn hệ số Cronbach’s Alpha chung của thang đo nên thang đo “chi phí, giá cả” đảm bảo chất lượng, đạt yêu cầu đưa vào phân tích nhân tố ở bước tiếp theo.

Kết quả phân tích hệ số Cronbach Alpha của thang đo “Chi phí giá cả” trong Phụ lục 4 - Bảng số 4 đính kèm.

4.2.2.5. Thang đo “Thái độ phục vụ của nhân viên”

Thang đo “Thái độ phục vụ của nhân viên” có hệ số Cronbach’s alpha = 0,754, đạt điều kiện lớn hơn 0,6; hệ số tương quan biến-tổng của từng biến đều lớn hơn 0,3 và hệ số Cronbach’s Alpha khi loại biến của tất cả các biến đều thấp hơn hệ số Cronbach’s Alpha chung của thang đo nên thang đo này đảm bảo chất lượng, đạt yêu cầu đưa vào phân tích nhân tố tiếp theo.

Kết quả phân tích hệ số Cronbach Alpha của thang đo “Thái độ phục vụ của nhân viên” trong Phụ lục 4 - Bảng số 5 đính kèm.

4.2.2.6. Thang đo “Chế độ hậu mãi quảng cáo”

Thang đo “Chế độ hậu mãi quảng cáo” có hệ số Cronbach’s alpha = 0,745, đạt điều kiện lớn hơn 0,6. Hệ số tương quan biến – tổng của các biến QC1, QC2, QC3, QC4, QC5 đều lớn hơn 0,3. Hệ số Cronbach’s Alpha khi loại biến của các

biến này cũng nhỏ hơn Cronbach’s Alpha chung của thang đo. Các biến này sẽ được giữ lại để nghiên cứu nhân tố khám phá sau này. Riêng biến QC6 có hệ số tương quan biến – tổng bằng 0,266 (nhỏ hơn 0,3) đồng thời hệ số Cronbach’s Alpha khi loại biến này lớn hơn Cronbach’s Alpha chung của thang đo. Do đó, biến quan sát này sẽ bị loại ra khỏi thang đo và tiến hành kiểm định lại Cronbach’s alpha lần 2. Kết quả phân tích hệ số Cronbach Alpha lần 1 của thang đo “Chế độ hậu mãi, quảng cáo” được trình bày trong Phụ lục 4 - Bảng số 6.

Kết quả kiểm định lần 2 với 5 biến quan sát còn lại cho thấy nhân tố “Chế độ hậu mãi quảng cáo” có hệ số Cronbach’s alpha = 0,779, hệ số tương quan biến - tổng (Corrected Item-Total Correlation) của các biến đều lớn hơn 0,3, hệ số Cronbach’s Alpha khi loại biến của tất cả các biến đều thấp hơn hệ số Cronbach’s Alpha chung của thang đo nên thang đo đảm bảo chất lượng, đạt yêu cầu đưa vào phân tích nhân tố tiếp theo. Kết quả phân tích hệ số Cronbach Alpha lần 2 của thang đo “Chế độ hậu mãi, quảng cáo” được trình bày trong Phụ lục 4 - Bảng số 7.

4.2.2.7. Thang đo “Quyết định lựa chọn”

Thang đo quyết định lựa chọn có hệ số Cronbach’s alpha = 0,777, đạt điều kiện lớn hơn 0,6; hệ số tương quan biến-tổng của từng biến đều lớn hơn 0,3 và hệ số Cronbach’s Alpha khi loại biến của tất cả các biến đều thấp hơn hệ số Cronbach’s Alpha chung của thang đo nên thang đo này đảm bảo chất lượng, đạt yêu cầu đưa vào phân tích nhân tố tiếp theo. Kết quả phân tích hệ số Cronbach Alpha của thang đo “Quyết định lựa chọn” được trình bày trong Phụ lục 4 - Bảng số 8.

Bảng 4.13: Tổng hợp kết quả kiểm định Cronbach’s alpha chính thức của tất cả các

thang đo:

Biến quan sát

Trung bình thang đo nếu

loại biến

Phương sai thang đo nếu

loại biến Hệ số tương quan biến – tổng Cronbach's Alpha nếu loại biến Thang đo uy tín và thương hiệu ngân hàng: Cronbach’s Alpha = 0,816

TH2 14,96 10,395 0,567 0,795

TH3 14,98 10,204 0,678 0,757

TH4 15,01 12,187 0,503 0,808

TH5 15,19 10,692 0,669 0,762

Thang đo chất lượng dịch vụ: Cronbach’s Alpha = 0,795

CL1 14,01 8,798 0,685 0,721

CL2 14,04 9,412 0,552 0,763

CL3 14,11 8,681 0,587 0,753

CL4 13,89 9,532 0,510 0,776

CL5 14,21 9,529 0,551 0,764

Thang đo sự thuận tiện: Cronbach’s Alpha = 0,798

TT1 11,99 6,353 0,535 0,775

TT2 12,68 5,181 0,619 0,749

TT3 12,08 6,049 0,588 0,759

TT4 12,45 5,189 0,632 0,744

TT5 12,35 5,988 0,554 0,768

Thang đo chi phí giá cả : Cronbach’s Alpha = 0,768

CP1 11,06 4,869 0,597 0,697

CP2 10,99 4,926 0,653 0,666

CP3 10,93 5,482 0,554 0,720

CP4 11,32 5,612 0,476 0,759

Thang đo thái độ phục vụ của nhân viên: Cronbach’s Alpha = 0,754

NV1 14,37 7,175 0,497 0,720

NV2 14,18 7,349 0,502 0,717

NV3 14,22 7,260 0,552 0,698

NV4 14,13 7,035 ,599 0,681

NV5 14,11 7,992 0,455 0,732

QC1 18,65 8,799 0,621 0,674 QC2 18,62 8,554 0,584 0,680 QC3 18,70 8,544 0,573 0,682 QC4 18,72 10,011 0,356 0,740 QC5 18,58 8,491 0,562 0,685 QC6 18,99 9,551 0,266 0,779

Thang đo quyết định lựa chọn: Cronbach’s Alpha = 0,777

QD1 7,32 2,600 0,651 0,656

QD2 7,36 2,605 0,648 0,660

QD3 7,44 2,891 0,543 0,773

(Nguồn: Kết quả xử lý bằng SPSS của tác giả) Như vậy, qua phân tích kiểm định Cronbach’s alpha, mơ hình cịn lại 7 thang đo đảm bảo độ tin cậy tốt với 32 biến đặc trưng.

Một phần của tài liệu Luận văn thạc sĩ UEH các yếu tố ảnh hưởng đến quyết định lựa chọn ngân hàng giao dịch của khách hàng cá nhân trên địa bàn tỉnh bình phước (Trang 64 - 68)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(128 trang)