Thang đo các yếu tố ảnh hưởng

Một phần của tài liệu Luận văn thạc sĩ UEH các yếu tố ảnh hưởng đến ý định chọn doanh nghiệp làm việc của người học khối ngành kinh tế tại TP hồ chí minh (Trang 42 - 46)

CHƯƠNG 3 : PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

4.3. KIỂM ĐỊNH GIÁ TRỊ THANG ĐO

4.3.1. Thang đo các yếu tố ảnh hưởng

Việc chạy phân tích nhân tố được thực hiện qua 05 lần:

Lần 1: Tập hợp 32 biến quan sát sau khi chạy EFA có kết quả như sau:

Kiểm định KMO và kiểm định Bartlett:

Bảng 4.3 - Kiểm định KMO và kiểm định Bartlett

Hệ số KMO .946

Kiểm định Bartlett's của các thang đo

Giá trị Chi–bình

phương 5822.754

Df 496

Sig. – mức ý nghĩa

quan sát .000

Ta thấy KMO =.946 >0.50, thỏa mãn yêu cầu để thực hiện EFA. Hơn nữa, theo Kaiser (1974), nếu KMO > .90 : rất tốt, mà theo kết quả này, KMO =.946 >.90 nên rất tốt cho việc thực hiện EFA.

Kiểm định Bartlett có mức ý nghĩa Sig. =.000 <.05, ta có thể từ chối giả thuyết ma trận tương quan là ma trận đơn vị, có nghĩa là các biến có quan hệ với nhau nên ta có thể thực hiện EFA.

Đánh giá giá trị thang đo bằng EFA (sử dụng PAF với phép quay Promax):

Để đánh giá giá trị thang đo chúng ta cần xem xét ba thuộc tính quan trọng trong kết quả EFA là số lượng nhân tố trích được, trọng số nhân tố và tổng phương sai trích.

Tiêu chí eigenvalue là tiêu chí phổ biển trong xác định số lượng nhân tố trong phân tích EFA. Với tiêu chí này, số lượng nhân tố được xác định dừng ở nhân tố có eigenvalue tối thiểu bằng 1 (eigenvalue ≥ 1).

Theo kết quả trình bày ở phụ lục 2a có 6 nhân tố trích được tại eigenvalue là 1.032, nếu trích thêm 1 nhân tố nữa thì eigenvalue lúc này là .913 <1. Vì vậy, dựa vào tiêu chí eigenvalue tối thiểu bằng 1 ta dừng lại ở nhân tố thứ 6. Số lượng nhân tố trích phù nhỏ hơn 1 nhân tố so với giả thuyết ban đầu về số lượng khái niệm nghiên cứu (07 khái niệm nghiên cứu) do đó ta có thể kết luận là các khái niệm nghiên cứu chưa đạt được giá trị phân biệt.

Xem xét phần tổng phương sai trích (thể hiện các nhân tố trích được bao nhiêu phần trăm của các biến đo lường), tổng phương sai trích 6 nhân tố là 59.378% > 50% tức 6 nhân tố được trích ra này có thể giải thích được 59.378% biến thiên của dữ liệu.

Theo phụ lục 2a, ta thấy hầu hết các trọng số nhân tố đều lớn hơn .4 là giá trị chấp nhận, có ý nghĩa thực tiễn là đo lường được khái niệm nghiên cứu. Tuy nhiên, ở biến 6.3 “Cơng việc phù hợp trình độ khả năng” có λ=.345<.4 nên sẽ loại bỏ biến này.

Mặt khác, khác biệt hệ số tải của một biến quan sát giữa các nhân tố phải ≥.3, biến 1.3 “Thu hút nhiều ứng viên muốn vào làm việc”, biến 2.2 “Các giá trị và văn hóa phù hợp”, biến 3.5 “Địa điểm làm việc thuận lợi”, biến 6.1 “Công việc mới mẻ thú vị”, và biến 7.3 “Quy trình tuyển chọn” có hệ số tải nhân tố đạt yêu cầu (λ ≥.4) tuy nhiên khác biệt hệ số tải của mỗi biến giữa các nhân tố không thỏa điều kiện này nên cũng sẽ loại bỏ.

Như vậy, sau khi chạy EFA lần 1, loại bỏ 6 biến là biến6.3 “Cơng việc phù hợp trình độ khả năng”, biến 1.3 “Thu hút nhiều ứng viên muốn vào làm việc”, biến 2.2 “Các giá trị và văn hóa phù hợp”, biến 3.5 “Địa điểm làm việc thuận lợi”, biến 6.1 “Công việc mới mẻ thú vị”, và biến 7.3 “Quy trình tuyển chọn”.

Lần 2: Tập hợp 26 biến quan sát cịn lại tiếp tục được đưa vào phân

tích nhân tố EFA. Bảng số liệu chi tiết được trình bày ở bảng Phụ lục 2b. Kết quả thu được như sau:

Hệ số KMO đạt .938 nên EFA phù hợp với dữ liệu. Kiểm định Bartlett có mức ý nghĩa Sig. = .000 < .05, ta có thể từ chối giả thuyết ma trận tương quan là ma trận đơn vị, có nghĩa là các biến có quan hệ với nhau nên ta có thể thực hiện EFA.

Điểm dừng khi trích các yếu tố tại nhân tố thứ 5 với eigenvalue là 1.064. Tổng phương sai trích của 5 nhân tố được trích ra là 59.604% (thỏa điều kiện ≥ 50%).

Các biến quan sát có hệ số tải nhân tố đạt yêu cầu (λ ≥.4), riêng biến 6.2 “Công việc đa dạng phong phú” có λ= .337 là khơng thỏa u cầu nên loại.

Xét về điều kiện khác biệt hệ số tải của một biến quan sát giữa các nhân tố phải ≥.3, biến 3.1 “Môi trường làm việc thân thiện”, biến 4.6 “Thu nhập gia tăng theo kỹ năng bằng cấp” và biến 5.4 “Cơ hội được học hỏi” có hệ số tải nhân tố đạt yêu cầu (λ ≥.4) tuy nhiên khác biệt hệ số tải của mỗi biến giữa các nhân tố không thỏa điều kiện này nên cũng sẽ loại bỏ.

Như vậy, sau khi chạy EFA lần 2, loại bỏ 4 biến là biến 6.2 “Công việc đa dạng phong phú”, biến 3.1 “Môi trường làm việc thân thiện”, biến 4.6 “Thu nhập gia tăng theo kỹ năng bằng cấp” và biến 5.4 “Cơ hội được học hỏi” .

Lần 3: Tập hợp 22 biến quan sát còn lại tiếp tục được đưa vào phân

tích nhân tố EFA. Bảng số liệu chi tiết được trình bày ở bảng Phụ lục 2c. Kết quả thu được như sau:

Hệ số KMO đạt .934 nên EFA phù hợp với dữ liệu. Kiểm định Bartlett có mức ý nghĩa Sig. = .000 < .05, ta có thể từ chối giả thuyết ma trận tương quan là ma trận đơn vị, có nghĩa là các biến có quan hệ với nhau nên ta có thể thực hiện EFA.

Điểm dừng khi trích các yếu tố tại nhân tố thứ 5 với eigenvalue là 1.022. Tổng phương sai trích của 5 nhân tố được trích ra là 61.377% (thỏa điều kiện ≥ 50%).

Các biến quan sát có hệ số tải nhân tố đạt yêu cầu (λ ≥.4).

Xét về điều kiện khác biệt hệ số tải của một biến quan sát giữa các nhân tố phải ≥.3, các biến đều thỏa điều kiện này.

Như vậy, 22 biến quan sát sau khi phân tích nhân tố đã thỏa mãn các điều kiện. Thang đo các yếu tố ảnh hưởng sau khi tiến hành đánh giá sơ bộ được điều chỉnh gồm 22 biến quan sát đo lường 5 nhân tố.

Bảng 4.4 – Kết quả EFA thang đo các yếu tố ảnh hưởng

STT Biến quan sát Nhân tố

1 2 3 4 5

1 1.1 Cơng ty là tổ chức có uy tín để làm việc .728 2 1.2 Cơng ty có tiềm năng phát triển tốt .715 3 1.4 Công ty thực hiện tốt trách nhiệm xã

hội .647

4 1.5 Tự hào nếu được làm nhân viên của

công ty .619

5 1.6 Xã hội đánh giá cao việc làm cho công

ty .659

6 2.1 Công ty là nơi làm việc tiềm năng .530 7 2.3 Tính cách cá nhân phù hợp với các

nhiệm vụ công việc tại công ty .666 8 2.4 Quy mô lĩnh vực hoạt động phù hợp .575 9 3.2 Cơng ty có mơi trường làm việc đảm

bảo các tiêu chuẩn an toàn lao động .864 10 3.3 Công ty cung cấp đầy đủ trang thiết bị

làm việc .721

11 3.4 Cơng ty có chế độ phúc lợi (bảo hiểm

xã hội, y tế, thất nghiệp, trợ cấp xã hội) tốt .578

12 4.1 Mức lương cao .826

13 4.2 Chính sách khen thưởng hấp dẫn .946

14 4.3 Phụ cấp đa dạng .796

15 4.4 Thu nhập dựa trên đánh giá hiệu quả

công việc cá nhân .517

16 4.5 Thu nhập thể hiện được vai trị và vị trí

17 5.1 Công ty cho cơ hội được làm việc ở vị

trí mong muốn .723

18 5.2 Công ty cho những cơ hội tốt trong việc

phát triển nghề nghiệp .814

19 5.3 Cơ hội được đào tạo .530

20 6.4 Cơng việc phù hợp sở thích đam mê .563

21 7.1 Thông tin về công ty .946

22 7.2 Thông tin về công việc .719

Eigenvalue 10.108 1.760 1.213 1.158 1.022 Phương sai được giải thích (%) 44.257 6.149 4.095 3.676 3.200 Phương sai được giải thích tích lũy (%) 44.257 50.406 54.501 58.177 61.377 Cronbach’s Alpha .894 .859 .874 .814 (*) (*) Khơng tính hệ số tin cậy Cronbach’s Alpha vì nhân tố chỉ có 2 biến quan sát.

Kết quả kiểm định từng thành phần trong các yếu tố tìm được đạt yêu cầu về hệ số tin cậy tổng hợp, tổng phương sai trích, tính nguyên đơn, giá trị hội tụ. Các biến quan sát được chấp nhận.

Một phần của tài liệu Luận văn thạc sĩ UEH các yếu tố ảnh hưởng đến ý định chọn doanh nghiệp làm việc của người học khối ngành kinh tế tại TP hồ chí minh (Trang 42 - 46)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(95 trang)