Kinh nghiệm nâng cao khả năng sinh lời từ ngân hàng các nước

Một phần của tài liệu Luận văn thạc sĩ UEH các yếu tố tác động đến khả năng sinh lời của ngân hàng TMCP ngoại thương việt nam (Trang 31 - 37)

Chương 1 GIỚI THIỆU LUẬN VĂN THẠC SĨ KINH TẾ

2.5 Kinh nghiệm nâng cao khả năng sinh lời từ NHTM các nước

2.5.2 Kinh nghiệm nâng cao khả năng sinh lời từ ngân hàng các nước

(1) Từ các NHTM Hoa Kỳ:

Là nước có sức mạnh kinh tế hàng đầu thế giới với mợt thị trường tài chính, tiền tệ phát triển vượt bậc mà mỗi đợng thái của thị trường này đều có tầm ảnh hưởng có tính tồn cầu. Để các NHTM hoạt đợng kinh doanh hiệu quả, tạo khả năng sinh lời cao, nước này đã thực hiện các biện pháp:

- Tạo hành lang pháp lý chặt chẽ cho hoạt động ngân hàng: các NHTM cũng như khách hàng đều hoạt đợng trong mợt mơi trường pháp lý có tính minh bạch cao. Mọi hoạt động kinh doanh đều tuân thủ theo luật lệ và các quy định nhất quán,

chặt chẽ. Các NHTM đều được tự chủ hoàn toàn về hoạt động kinh doanh của mình.

- Đảm bảo về năng lực tài chính khi hoạt đợng: các nhà quản trị NHTM ln phải tập trung phân tích kết quả kinh doanh và mức đợ an tồn vốn, xác định mức độ lỗ lãi trong kinh doanh để kịp thời đưa ra các đối sách phù hợp. Các chiến lược để tăng cường tiềm lực tài chính thường được các NHTM nước này đưa ra là sáp nhập hoặc hợp nhất các ngân hàng.

- Tăng cường khả năng kiểm soát các rủi ro: để hạn chế rủi ro, các NHTM đã xây dựng một hệ thống thông tin quản lý tổng hợp, có tác dụng cảnh báo kịp thời, đưa ra các biện pháp quản trị rủi ro phù hợp với từng loại hình hoạt đợng kinh doanh.

- Đa dạng hóa các sản phẩm dịch vụ: thực hiện đa dạng hóa các sản phẩm dịch vụ một mặt đáp ứng được các nhu cầu của khách hàng, làm thay đổi cơ cấu thu nhập, tăng lợi nhuận; mặt khác, thơng qua đó thì uy tín, vị thế của NHTM cũng ngày càng nâng cao.

- Kết hợp triển khai mạnh mẽ các kênh phân phối truyền thống và các kênh phân phối hiện đại nhằm phát triển dịch vụ ngân hàng bán lẻ.

- Kiểm soát tốt các đối tượng khách hàng: để kiểm sốt tốt khách hàng của mình, các NHTM ln nắm vững thơng tin về khách hàng, trong đó đặc biệt là lịch sử tín dụng, từ đó đưa ra các qút định chính xác, kịp thời, đảm bảo mở rợng được đối tượng khách hàng nhưng đồng thời cũng giúp giảm thiểu rủi ro.

(2) Kinh nghiệm của Indonesia:

Từ phân tích ở trên, có thể nhận thấy Indonesia là quốc gia có tỷ suất sinh lời cao nổi bật trong các nước trong khu vực ASEAN. Bên cạnh đó, Indonesia là quốc gia có nền văn hóa và đặc điểm kinh tế, tài chính tương đồng với Việt Nam. Indonesia là quốc gia đang phát triển với hệ thống ngân hàng chưa hồn thiện, có thị trường ngân hàng với tiềm năng tăng trưởng lớn. Quá trình tăng cường cơng nghiệp hóa và đơ thị hóa làm cho chi tiêu của người tiêu dùng cao hơn, là cơ hội

đang có kế hoạch hợp nhất các ngân hàng nhỏ với mục tiêu giảm số lượng ngân hàng xuống cịn mợt nửa. Đây là mợt phần của nỗ lực để đảm bảo rằng ngành ngân hàng của Indonesia vẫn cạnh tranh sau khi Cộng đồng Kinh tế ASEAN đi vào hoạt động trong năm 2020.

Mợt trong các ngân hàng hàng đầu Indonesia đóng góp vào hiệu quả hoạt đợng của hệ thống ngân hàng quốc gia này là ngân hàng Rakyat Indonesia (BRI). BRI là ngân hàng xếp thứ 10 trong top 100 ngân hàng hàng đầu ASEAN năm 2016 do Tạp chí The banker bình chọn.

BRI chuyển từ ngân hàng hợp tác thành NHTM nhà nước năm 1950. Năm 1984, BRI được tái cơ cấu. Năm 2003, ngân hàng này niêm yết và trở thành ngân hàng lớn, bền vững tài chính hàng đầu Indonesia và khu vực ASEAN.

Thành công của BRI là xây dựng được mạng lưới hoạt đợng rợng khắp, BRI có xu hướng tập trung vào thị trấn huyện lỵ và khu vực phát triển tương đối tốt, cho đến cuối năm 2011, BRI có 18 văn phịng giao dịch cấp vùng, 431 chi nhánh văn phòng, 502 chi nhánh phụ, và gần 5000 đơn vị BRI khác trong cả nước. Hoạt động của BRI được chia ra làm 4 đơn vị kinh doanh gồm: (1) Ngân hàng tài chính vi mơ; (2) Ngân hàng bán lẻ; (3) Ngân hàng công ty; (4) Ngân hàng Ðầu tư.

Tiết kiệm là chìa khóa thành cơng đối với hoạt động của BRI, hoạt động tiết kiệm được tiến hành rộng khắp ngay tại đơn vị Desas, tại khu vực đơ thị và theo các chương trình của chính phủ. Phương châm cho phép nhận tiền tiết kiệm bằng bất cứ khoản tiền nào, với cơ chế rút vốn linh hoạt và luôn được đảm bảo một lãi suất thực dương; do vậy, chúng được ưa cḥng với các hợ gia đình có thu nhập thấp. BRI có cơ chế khuyến khích và thu hút khách hàng mới, bằng các tích lũy điểm khi gửi tiền, và giải thưởng bằng xổ số cho các khách hàng. Chính vì vậy, nguồn vốn của BRI rất đa dạng, đặc biệt có hơn 32,80% tiền tiết kiệm từ người dân được tiết kiệm theo ngày hoặc tuần và 32,64% tiền gửi có kỳ hạn, điều đó xóa bỏ đi khả năng người nghèo không thể tiết kiệm và nguồn tiết kiệm này BRI chỉ phải trả với chi phí rẻ. Ngồi ra, các đơn vị Desas cũng khuyến khích tiết kiệm từ nhân viên, coi mỗi

Bằng nguồn vốn dồi dào, năm 2011, BRI đã giải ngân 78,99 tỷ Rupiah khoản vay thương mại vi mô, tăng 13,34% so với 2010. Ðối tượng được phục vụ chủ yếu là doanh nghiệp siêu nhỏ (chiếm 28,60% thị phần) và các doanh nghiệp nhỏ, hoạt động bán lẻ cho người nghèo (chiếm 46,7%). Tuy nhiên, đối với khách hàng là người rất nghèo thì BRI đã bỏ qua, khơng sử dụng cơ chế cho vay theo nhóm, mà tham gia chương trình của Chính phủ nhằm tạo thu nhập cho người nông dân và ngư dân nhỏ, được giám sát và quản lý bởi các chi nhánh BRI.

Các khoản vay tài chính vi mơ tại BRI cung cấp vốn lưu đợng, vốn đầu tư cho người vay với điều kiện bắt ḅc người vay phải có thế chấp, được xác định một cách linh hoạt và nới lỏng dần đối với khách hàng có uy tín. Số tiền cho vay dao động khoảng từ 3 đôla Mỹ đến khoảng 5.000 đôla Mỹ và thời gian vay dao động từ 1 tháng - 36 tháng (tùy khoản vay). Trả nợ vay được chia nhỏ, trả linh hoạt theo từng kỳ, hoặc trả hàng tháng, quý, hoặc nửa năm (tùy theo lựa chọn từ khách hàng), tạo điều kiện cho người vay dễ dàng trả nợ và tránh việc trả nợ gốc và lãi một lần vào cuối kỳ, giảm khả năng rủi ro cho người vay. Do vậy, tỷ lệ hoàn trả nợ vay tại BRI trên 98%, tình trạng nợ xấu thấp (tỷ lệ nợ xấu NPL năm 2011 chỉ là 2,30%). Các kết quả tài chính đều cho thấy, BRI đảm bảo an toàn, hệ số đủ vốn CAR khoảng 14,96% năm 2011, cao hơn nhiều so với 8% theo tiêu chuẩn Basel II; hệ số thanh khoản LDR thấp hơn 80%, đảm bảo sự an toàn về thanh khoản, giải quyết bài tốn vốn cố hữu hoạt đợng ngân hàng về thanh khoản khi sử dụng tỷ lệ tiền gửi cao (với kỳ hạn ngắn) phục vụ cho vay (dài hạn).

Biểu đồ 2.1 ROA, ROE của BRI năm 2007-2011

4.93% 4.64% 3.73% 4.18% 4.61% 42.49% 43.83% 35.22% 34.50% 31.64% 0% 20% 40% 60% 2011 2010 2009 2008 2007 ROA ROE

Bức tranh chung có thể thấy, Bank Rakyat Indonesia là ngân hàng hoạt động hiệu quả. Tỷ suất sinh lợi trên tài sản ROA cao, dao động từ 3,73% đến 4,93% năm; tỷ suất sinh lợi trên vốn chủ sở hữu ROE năm 2011 lên tới 42,49%, cao hơn hẳn mức trung bình 5,94% của ngành (Reuteur, 2012) và được Moody’s đánh giá ở mức ổn định về tài chính năm 2012.

2.6.3 Kinh nghiệm nâng cao khả năng sinh lời cho Ngân hàng TMCP Ngoại Thương Việt Nam

Nghiên cứu kinh nghiệm từ NHTM các nước có thể rút ra mợt số bài học mà VCB cũng như các NHTM Việt Nam nói chung có thể nghiên cứu vận dụng:

- Phải tạo lập mơi trường pháp lý hồn chỉnh, đồng bộ tạo nền tảng cho NHTM và khách hàng của mình hoạt đợng trong sự minh bạch, lành mạnh.

- Phải nâng cao năng lực tài chính của NHTM trong thời kỳ hội nhập kinh tế quốc tế:

+ Các NHTM phải nhận thức được yêu cầu và thách thức cạnh tranh trong hội nhập kinh tế quốc tế, từ đó mỗi ngân hàng phải có lợ trình và bước đi cụ thể để không ngừng nâng cao năng lực trên cơ sở tận dụng những lợi thế cạnh tranh sẵn có.

+ Tăng vốn tự có bằng nhiều biện pháp, trong đó sáp nhập, hợp nhất, mua lại là mợt giải pháp nhanh chóng để các ngân hàng trở thành tập đồn tài chính lớn. + Cần tập trung xử lý dứt điểm nợ tồn đọng, nợ xấu nhằm tăng sức chịu đựng rủi ro, tăng khả năng thanh khoản.

- Để nâng cao khả năng sinh lời trong bối cảnh hội nhập kinh tế hiện nay, các NHTM phải đa dạng hóa đối tượng khách hàng và đa dạng hóa lĩnh vực kinh doanh. Đây là điều kiện cần thiết giúp các NHTM phục vụ tốt các nhu cầu của khách hàng, tăng thu nhập và giảm rủi ro.

Các NHTM - đặc biệt là ngân hàng có quy mơ nhỏ, năng lực tài chính và quản trị chưa mạnh, có thể hướng tới hoạt đợng ngân hàng vi mô - cho vay khoản vay nhỏ, giúp phân tán được rủi ro qua nhiều khách hàng; kinh nghiệm quốc tế cho thấy: tỷ

lệ hoàn trả nợ vay cao, tới trên 90% (thậm chí lên tới 99%). Ðặc biệt, ngân hàng vi mô dễ dàng tiếp cận huy đợng tiết kiệm với chi phí rẻ từ khách hàng, giúp đảm bảo hoạt động cho ngân hàng.

- Hoạt động kinh doanh của các NHTM luôn phải đối mặt với nhiều rủi ro, do vậy điều kiện tiên quyết là các NHTM cần đưa ra được quy trình kinh doanh phù hợp và tuân thủ nghiêm ngặt quy trình nghiệp vụ. Với các NHTM ở các nước đang phát triển, thì việc nghiên cứu và vận dụng các quy trình chuẩn của NHTM các nước phát triển là rất cần thiết để giảm thiểu những rủi ro phát sinh và nâng cao chất lượng trong kinh doanh.

Kết luận chương 2

Chương 2 đã trình bày cơ sở lý thuyết về khả năng sinh lời của NHTM, các yếu tố tác động đến khả năng sinh lời của NHTM, trong đó có nhóm yếu tố nợi tại của ngân hàng và nhóm các ́u tố vĩ mơ.

Tác giả đã khảo lược một số nghiên cứu liên quan trong và ngoài nước để lựa chọn mơ hình nghiên cứu các ́u tố tác đợng đến khả năng sinh lời tại NH TMCP Ngoại Thương Việt Nam. Bài nghiên cứu xây dựng 2 mơ hình tương ứng với 2 biến phụ thuộc và 8 biến đợc lập.

Bên cạnh đó, bài nghiên cứu đã định vị khái quát về khả năng sinh lời của hệ thống NHTM Việt Nam, nghiên cứu kinh nghiệm nâng cao khả năng sinh lời của một số nước; từ đó rút ra bài học kinh nghiệm cho NHTM Việt Nam.

Chương 3. THỰC TRẠNG HOẠT ĐỘNG KINH DOANH VÀ KHẢ NĂNG SINH LỜI CỦA NGÂN HÀNG TMCP NGOẠI THƯƠNG VIỆT NAM GIAI ĐOẠN 2009-2015

Một phần của tài liệu Luận văn thạc sĩ UEH các yếu tố tác động đến khả năng sinh lời của ngân hàng TMCP ngoại thương việt nam (Trang 31 - 37)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(98 trang)