Chương 1 GIỚI THIỆU LUẬN VĂN THẠC SĨ KINH TẾ
3.2 Tổng quan kết quả kinh doanh của VCB giai đoạn 2009-2015
3.2.4 Hoạt đợng tín dụng
(1) Về dư nợ tín dụng
Bảng 3.5 Dư nợ tín dụng theo kỳ hạn VCB 2009-2015
Đơn vị: Tỷ VNĐ
Năm
Chỉ tiêu 2009 2010 2011 2012 2013 2014 2015
Cho vay ngắn hạn 73.706 94.715 123.312 149.537 175.257 206.763 230.184 Cho vay trung hạn 18.174 20.682 22.325 25.093 29.941 33.535 43.842 Cho vay dài hạn 49.741 61.416 63.781 66.532 69.117 83.034 113.126
Tổng dư nợ 141.621 176.814 209.418 241.163 274.314 323.332 387.152
(Nguồn: Báo cáo tài chính VCB giai đoạn 2009-2015)
Tại thời điểm 31/12/2009, dư nợ tín dụng của VCB đạt: 141.621 tỷ đồng, sau 6 năm hoạt đợng, dư nợ tín dụng tăng gấp 2,73 lần, đạt 387.152 tỷ đồng. Tốc độ tăng trưởng tín dụng năm 2015 của VCB là: 19,7% - đây là mức tăng trưởng cao nhất trong 4 năm trở lại đây, cao hơn so với tồn ngành (17,3%). Tín dụng tăng khá ở tổ chức kinh tế là doanh nghiệp lớn (11,5%), doanh nghiệp vừa và nhỏ (24,8%) và tăng mạnh ở mảng thể nhân (50,4%).
Lợi thế tăng trưởng huy động vốn thời gian qua cùng với chi phí đầu vào thấp là hai yếu tố giúp khả năng cạnh tranh trong cho vay của VCB tốt hơn.
(2) Về cơ cấu tín dụng
Về cơ cấu tín dụng theo kỳ hạn: trong giai đoạn 2009-2014, tỷ lệ cho vay trung
dài hạn giảm từ 48% xuống còn 36,1%. Riêng năm 2015, tỷ lệ cho vay trung dài hạn tăng cao từ 36,1% lên 40,5% là kết quả của sự nỗ lực dành được các dự án lớn của VCB. Tuy nhiên, sự tăng trưởng nhanh trong tín dụng trung dài hạn sẽ gây áp lực về thanh khoản và giảm các khoản thu nhập phi tín dụng.
Về cơ cấu tín dụng theo loại tiền: Cho vay VNĐ vẫn chiếm tỷ trọng lớn trong
cơ cấu cho vay (năm 2015 là: 71,9%) và tăng trưởng mạnh (tăng 27,6% so với năm 2014), trong khi cho vay ngoại tệ sụt giảm 6,8% so với năm 2014 do ảnh hưởng của biến động khá lớn về tỷ giá trong năm 2015.
Xét về mặt tổng thể thì thị phần tín dụng của VCB cịn khiêm tốn, chưa tương xứng với quy mơ tài sản. Thị phần tín dụng của VCB năm 2015 chỉ khoảng 7,7 % so với toàn ngành và thấp nhất trong giai đoạn 2009-2015 (trong khi vốn huy đợng chiếm 10,2 % tồn ngành) do tín dụng gia tăng tập trung chủ yếu ở phân khúc khách hàng truyền thống. (3) Về chất lượng tín dụng: Bảng 3.6 Nợ xấu VCB 2009-2015 Đơn vị: Tỷ VNĐ Năm Chỉ tiêu 2009 2010 2011 2012 2013 2014 2015 1.Dư nợ xấu 3.498,7 5.005,5 4.258,0 5.791,3 7.475,4 7.458,7 7.137,3 Nhóm 3 440,6 1.022,3 1.257,5 3.126,1 2.713,6 2.135,7 796,6 Nhóm 4 395,0 300,4 653,1 1.213,7 1.969,8 1.770,8 750,5 Nhóm 5 2.663,1 3.682,8 2.347,4 1.451,5 2.792,0 3.552,2 5.590,1 2.Tỷ lệ nợ xấu 2,47% 2,83% 2,03% 2,40% 2,73% 2,31% 1,84%
(Nguồn: Báo cáo tài chính VCB giai đoạn 2009-2015)
Trong giai đoạn 2009-2015, chất lượng tín dụng có xu hướng giảm sút. Về số tuyệt đối: dư nợ xấu nội bảng tăng liên tục qua các năm, dư nợ xấu năm 2015 là: 7.137,2 tỷ đồng, tăng gấp 2 lần so với năm 2009, đặc biệt năm 2010, 2012, 2013: tốc độ tăng trưởng nợ xấu cao hơn tốc đợ tăng trưởng tín dụng.
Tỷ lệ nợ xấu trên tổng dư nợ: giảm từ 2,47% năm 2009 xuống còn 1,84% năm 2015. So với năm 2014, dư nợ xấu giảm 321 tỷ đồng, tuy nhiên đây chỉ là sự cải thiện về số liệu mang tính thời điểm cuối năm chủ yếu do bán nợ VAMC và xử lý dự phịng rủi ro. Thêm vào đó, nợ nhóm 5 năm 2015 tăng mạnh so với năm 2014 (tăng 2.037 tỷ đồng, tương đương 57%) và chiếm tỷ trọng áp đảo (78%) so với nợ nhóm 3,4 (22%) cho thấy rủi ro thu hồi nợ xấu tăng lên rất nhiều, đồng thời việc trích lập dự phịng rủi ro tăng lên tác đợng làm tăng chi phí, giảm lợi nhuận của VCB.
Tỷ lệ nợ xấu thực (bao gồm nợ xấu nội bảng, nợ xử lý dự phòng rủi ro, nợ bán cho VAMC) phát sinh trong các năm đều trên 3% và có xu hướng tăng liên tục.
So với các NHTM cổ phần có vốn Nhà nước chi phối (BIDV, Vietinbank), tỷ lệ nợ xấu thực trong giai đoạn 5 năm gần đây của VCB đều cao hơn. Đáng lưu ý, tỷ lệ nợ xấu thực của Vietinbank năm 2015 chỉ là: 1,47%, bằng 40% so với VCB.
Nhiều năm qua, VCB đã chủ động áp dụng các chuẩn mực cao trong phân loại nợ và trích lập dự phịng rủi ro. Quan điểm của Ban điều hành VCB là đối diện với nợ xấu, hơn là thành tích về lợi nhuận. VCB trở thành ngân hàng hiện tượng trong hệ thống khi là ngân hàng có tỷ lệ quỹ dự phịng rủi ro so với tổng dư nợ xấu ở mức cao nhất, bình quân giai đoạn 2009-2015 là: 109%, năm 2015 là: 120,6% và nhiều năm duy trì tỷ lệ quỹ dự phòng rủi ro so với dư nợ xấu cao hơn 100%.
Tóm lại, mợt số điểm đáng lưu ý trong hoạt đợng tín dụng của VCB giai đoạn 2009-2015 là:
- Tín dụng tăng trưởng liên tục qua các năm, tốc đợ tăng trưởng bình qn đạt 18,3%/năm.
- Cơ cấu tín dụng theo kỳ hạn chưa ổn định, VCB cần tăng tỷ lệ tín dụng trung dài hạn một cách bền vững.
- Thị phần tín dụng chưa tương xứng với quy mơ tài sản.
- Chất lượng tín dụng có xu hướng giảm sút là khó khăn chung của ngành Ngân hàng.