Người dân tham gia bàn, ý kiến trong xây dựng NTM

Một phần của tài liệu Luận văn thạc sĩ UEH đánh giá sự tham gia của người dân trong xây dựng nông thôn mới trường hợp tại hai xã bình dương và bình hiệp, huyện bình sơn tỉnh quảng ngãi (Trang 29 - 33)

CHƯƠNG 3 CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN CỦA VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU

4.2. Thực trạng về sự tham gia của người dân

4.2.2. Người dân tham gia bàn, ý kiến trong xây dựng NTM

Đây là mức độ tham gia cao hơn của người dân trong hoạt động xây dựng NTM. Ở mức độ này người dân cần có hiểu biết nhất định về chương trình để có thể tham gia tích cực và chủ động.

Khi được hỏi về mức độ tham gia của người dân trong xây dựng NTM thì những người được hỏi đều nhận thấy mức độ tham gia từ đơn giản như “được thông báo” đến mức độ cao nhất “ra quyết định”. Kết quả điều tra cho biết có đến 41,3% người dân được hỏi chỉ cần thông báo về chương trình, trong khi đó chỉ có 6,3% lựa chọn là người ra quyết định. Như vậy, người dân vẫn chưa cảm nhận hết vai trị của mình trong xây dựng NTM. Chỉ khi nào người dân cảm nhận được vai trị của mình thì việc tham gia xây dựng NTM đối với họ mới trở thành nhu cầu tự thân. Đây chính là cơ sở quyết định việc xây dựng NTM thành công và bền vững.

13 Theo trao đổi với ông Võ Tấn Đại – Chủ nhiệm HTX nơng nghiệp Bình Dương thì hoạt động dồn điền đổi thửa đã được tiến hành từ những năm 2007. Tại Bình Hiệp thì hoạt động sản xuất giống keo lai, bạch đàn cũng đã có trên 10 năm theo lời ơng Trần Trung Hiền – xóm trưởng xóm Bình An Đơng.

Hình 4-2. Tỷ lệ lựa chọn của người dân được khảo sát về mức độ tham gia của người dân trong xây dựng NTM

Nguồn: Kết quả khảo sát

Kết quả khảo sát tiếp theo cũng cho nhận định tương tự khi chỉ có 25,4% người được hỏi nhận thấy nhu cầu và nguyện vọng của người dân là yếu tố quyết định đến việc lập kế hoạch các hoạt động xây dựng NTM, trong khi đó lại có đến 74,6% cho rằng kế hoạch của chính quyền các cấp mới là yếu tố quyết định. Tình trạng này phần nào phản ánh thực tế xây dựng nông mới đang diễn ra tại địa phương – chính quyền làm quá nhiều việc trong xây dựng NTM, người dân chỉ tham gia những việc mà chính quyền cho là cần người dân tham gia. Hệ quả của điều này, một lần nữa, làm cho người dân trở nên thụ động và thiếu động lực tham gia chương trình.

Hình 4-3. Tỷ lệ về yếu tố quyết định cho việc lập kế hoạch xây dựng NTM

Trở lại với công tác quy hoạch xây dựng NTM, khi được hỏi về việc đóng góp ý kiến cho quy hoạch xây dựng NTM thì chỉ có 6,3% người dân được hỏi cho biết có tham gia. Tỷ lệ này cho thấy rất ít người dân được tham gia ý kiến trong công tác lập quy hoạch hay có thể nói yêu cầu lấy ý kiến cộng đồng cho quy hoạch đã bị bỏ qua. Kết quả tương tự cũng được ghi nhận trong trao đổi với ông Võ Tấn Đồng – Công ty TNHH tư vấn Phát triển nông thôn Quảng Ngãi – đơn vị tư vấn và lập quy hoạch cho xã Bình Hiệp khi được ông cho biết “công ty chỉ làm việc với Ban quản lý xây dựng NTM của

xã mà không cần tham gia khảo sát ý kiến người dân trong quá trình tư vấn và lập quy hoạch. Bản dự thảo quy hoạch chỉ được trình bày để lấy ý kiến trước Ban quản lý xây dựng NTM và đại diện khối quân dân chính Đảng”. Tính đến thời điểm khảo sát, xã

Bình Hiệp đã được phê duyệt quy hoạch chung nhưng người dân vẫn chưa được biết về những thông tin quy hoạch vì “chưa đưa ra cơ sở”. Xã Bình Dương đã làm xong quy hoạch tổng thể năm 2012 và quy hoạch chi tiết khu Trung tâm xã Bình Dương, quy hoạch chi tiết phát triển sản xuất nông nghiệp và hạ tầng thiết yếu phục vụ sản xuất trong năm 2013. Với chất lượng của những bảng quy hoạch thiếu sự tham vấn cộng đồng này thì việc thực hiện và quản lý sau quy hoạch sẽ là vấn đề tiếp theo trong quá trình xây dựng NTM của địa phương.

Hộp 4-2. Trồng ớt ngồi quy hoạch tại xã Bình Dương

Tại xã Bình Dương, cây trồng mang lại thu nhập cao nhất cho nhà nông là cây ớt nhưng hiện nay quy hoạch đất màu (trồng ớt) không đủ so với nhu cầu của người dân. Vì vậy, người dân đang trồng ớt trên một phần diện tích đất lúa. Tình trạng khơng theo quy hoạch của một số hộ nông dân đã được chính quyền xã biết đến nhưng thực hiện không can thiệp, theo trao đổi với ông Huỳnh Ngọc Thơ – Phịng địa chính-nơng nghiệp-xây dựng và mơi trường xã Bình Dương.

Lý giải cho việc quy hoạch NTM thiếu vắng sự tham gia của cộng đồng một phần vì sự phức tạp và yêu cầu chuyên môn cao để làm quy hoạch. Nhưng bên cạnh đó, những cơng việc mà người dân có thể dễ dàng tham gia như lựa chọn những việc ưu tiên làm trước trong xây dựng nông thôn phù hợp với điều kiện địa phương lại đang diễn ra tương tự khi rất ít người dân được tham gia lựa chọn. Địa phương thường xây dựng các hoạt động NTM theo nguồn vốn phân bổ từ ngân sách. Những dự án được xây dựng hiện nay tại địa phương thì phần lớn được đề nghị trước thời gian bắt đầu xây dựng NTM, tại xã Bình Hiệp thì các cơng trình NTM vẫn cịn trên giấy tờ vì xã vừa mới được phê duyệt quy hoạch chung, riêng xã Bình Dương thì có sự khác biệt vì là xã điểm nên có những ưu tiên đầu tư, nguồn vốn NTM của tỉnh và huyện được tập trung phần lớn ở đây. Với cơ chế phân bổ ngân sách hiện nay đã làm cho cấp xã – đơn vị triển khai chương trình xây dựng NTM – thực hiện một cách cứng nhắc theo phân bổ ngân sách, hay chủ trương đầu tư của cấp trên. Để giải phóng nút thắt này cần có một cơ chế phân bổ và sử dụng vốn linh hoạt cho các cấp chính quyền địa phương.

Hộp 4-3. Cơng trình NTM tại xã Bình Hiệp

Xã Bình Hiệp là một trong 5 xã có chợ nơng thơn lớn ở huyện Bình Sơn. Chợ Bình Hiệp đã có từ trước những năm 70 và là nơi giao thương của 5 - 6 xã lân cận nhưng tình trạng hiện nay của các gian hàng trong chợ điều tạm bợ (hình dưới). Trái ngược với hình ảnh tạm bợ của chợ Bình Hiệp là một cơng trình NTM khang trang vừa mới xây xong – UBND xã Bình Hiệp (hình trên) với giá trị đầu tư hơn 4 tỷ đồng. Thiết nghĩ, nếu cấp xã có thẩm quyền quyết định nguồn kinh phí xây dựng NTM được phân bổ và có sự tham vấn ý kiến cộng đồng về những công việc nên làm trước thì kết quả có thể đã khác.

Theo kết quả điều tra, hoạt động mà người dân tham gia đóng góp ý kiến nhiều nhất là cung cấp nước sạch và vệ sinh mơi trường, có đến 31,7% người được hỏi cho biết có tham gia ý kiến. Khi tính cả những người được hỏi khơng có ý kiến những quan tâm đến hoạt động cấp nước sạch và vệ sinh mơi trường thì kết quả lên đến 83,3%. Điều này cho thấy người dân có xu hướng tham gia nhiều hơn vào các hoạt động liên quan trực tiếp đến đời sống hằng ngày. Sự tham gia của người dân ở 2 xã cũng có sự khác biệt khi có đến 52,9% người được hỏi ở xã Bình Dương cho biết có tham gia ý kiến trong khi đó chỉ có 6,25% người được hỏi ở xã Bình Hiệp có tham gia ý kiến trong hoạt động cấp nước sạch và vệ sinh môi trường. Sự khác biệt này phản ánh thực tế là xã Bình Dương đã có hoạt động cấp nước và vệ sinh mơi trường ở nhiều khu dân cư trong khi đó xã Bình Hiệp khơng có hoạt động cấp nước sạch và vệ sinh mơi trường.

Tóm lại, hoạt động tham vấn ý kiến người dân tại 2 địa phương đang rất hạn chế. Người dân thường được hỏi ý kiến khi chính quyền cho rằng vấn đề đó cần lấy ý kiến. Do đó, cần có những quy định ràng buột về việc tham vấn ý kiến cộng đồng trong xây dựng NTM để cải thiện tình trạng hiện tại. Khi hoạt động tham vấn được cải thiện, chất lượng các hoạt động xây dựng NTM sẽ tăng lên và người dân lấy lại sự tự tin để đầu tư sản xuất, kinh doanh lâu dài.

Một phần của tài liệu Luận văn thạc sĩ UEH đánh giá sự tham gia của người dân trong xây dựng nông thôn mới trường hợp tại hai xã bình dương và bình hiệp, huyện bình sơn tỉnh quảng ngãi (Trang 29 - 33)