Cơng trình NTM tại xã Bình Hiệp

Một phần của tài liệu Luận văn thạc sĩ UEH đánh giá sự tham gia của người dân trong xây dựng nông thôn mới trường hợp tại hai xã bình dương và bình hiệp, huyện bình sơn tỉnh quảng ngãi (Trang 32)

Xã Bình Hiệp là một trong 5 xã có chợ nơng thơn lớn ở huyện Bình Sơn. Chợ Bình Hiệp đã có từ trước những năm 70 và là nơi giao thương của 5 - 6 xã lân cận nhưng tình trạng hiện nay của các gian hàng trong chợ điều tạm bợ (hình dưới). Trái ngược với hình ảnh tạm bợ của chợ Bình Hiệp là một cơng trình NTM khang trang vừa mới xây xong – UBND xã Bình Hiệp (hình trên) với giá trị đầu tư hơn 4 tỷ đồng. Thiết nghĩ, nếu cấp xã có thẩm quyền quyết định nguồn kinh phí xây dựng NTM được phân bổ và có sự tham vấn ý kiến cộng đồng về những công việc nên làm trước thì kết quả có thể đã khác.

Theo kết quả điều tra, hoạt động mà người dân tham gia đóng góp ý kiến nhiều nhất là cung cấp nước sạch và vệ sinh mơi trường, có đến 31,7% người được hỏi cho biết có tham gia ý kiến. Khi tính cả những người được hỏi khơng có ý kiến những quan tâm đến hoạt động cấp nước sạch và vệ sinh mơi trường thì kết quả lên đến 83,3%. Điều này cho thấy người dân có xu hướng tham gia nhiều hơn vào các hoạt động liên quan trực tiếp đến đời sống hằng ngày. Sự tham gia của người dân ở 2 xã cũng có sự khác biệt khi có đến 52,9% người được hỏi ở xã Bình Dương cho biết có tham gia ý kiến trong khi đó chỉ có 6,25% người được hỏi ở xã Bình Hiệp có tham gia ý kiến trong hoạt động cấp nước sạch và vệ sinh môi trường. Sự khác biệt này phản ánh thực tế là xã Bình Dương đã có hoạt động cấp nước và vệ sinh môi trường ở nhiều khu dân cư trong khi đó xã Bình Hiệp khơng có hoạt động cấp nước sạch và vệ sinh mơi trường.

Tóm lại, hoạt động tham vấn ý kiến người dân tại 2 địa phương đang rất hạn chế. Người dân thường được hỏi ý kiến khi chính quyền cho rằng vấn đề đó cần lấy ý kiến. Do đó, cần có những quy định ràng buột về việc tham vấn ý kiến cộng đồng trong xây dựng NTM để cải thiện tình trạng hiện tại. Khi hoạt động tham vấn được cải thiện, chất lượng các hoạt động xây dựng NTM sẽ tăng lên và người dân lấy lại sự tự tin để đầu tư sản xuất, kinh doanh lâu dài.

4.2.3. Người dân tham gia thực hiện trong xây dựng NTM

Các khoản đóng góp xây dựng NTM của người dân 2 xã Bình Dương và Bình Hiệp theo khảo sát.

Bảng 4-1. Các khoản đóng góp xây dựng NTM tại xã Bình Dương và xã Bình Hiệp

Stt Khoản đóng góp Số tiền (vnđ) Ghi chú

Xã Bình Dương

1 Làm đường giao thơng hằng

năm 100.000 đồng/khẩu/năm Xã quyết định mức thu 2 Hỗ trợ làm tường rào, cổng

ngõ

Tùy vào từng khu dân cư Người dân bàn và quyết định

3 Làm dồn điền đổi thửa và chỉnh trang đồng ruộng

50.000 đồng/sào/năm Quyết định của xã viên trong HTX

Xã Bình Hiệp

1 Làm điện đường 100.000 – 200.000 đồng/hộ Người dân bàn và quyết định

2 Chi phí điện đường/tháng 10.000 – 15.000 đồng/hộ Tổ tự quản thực hiện

Xây dựng đường giao thôn nông thôn

Hiện tại xã Bình Hiệp mới làm được 1,8 km đường bê tông nông thôn với chiều dài 3 đoạn là 1 km, 0,5 km và 0.3 km vào năm 2006 khi có chủ trương nhà nước và nhân dân cùng làm, tỷ lệ đóng góp 60% – 40%. Nguồn vốn xã Bình Hiệp dùng để đầu tư làm đường giao thông trong năm 2006 được lấy từ nguồn ngân sách xã nên xem như người dân chưa tham gia làm đường giao thông trong thời gian qua.

Câu chuyện hồn tồn ngược lại ở xã Bình Dương khi phần lớn các tuyến đường nông thôn trong xã đã được bê tơng hóa trước năm 2011. Hình thức đầu tư là nhà nước và nhân dân cùng làm các tuyến đường liên thơn/xóm, người dân địa phương cùng với sự ủng hộ của bà con xa quê làm các tuyến đường ngõ xóm,. Có thể nói, người dân Bình Dương đã thực sự tạo nên phong trào làm đường giao thơng nơng thơn, các hộ gia đình sẵn sàng tham gia hiến đất, góp cơng làm đường. Nếu chỉ tính riêng trong 3 năm xây dựng NTM từ 2011 đến 2013 tồn xã đã bê tơng hóa 4,818 km đường liên thơn, kinh phí đầu tư 7,552 tỷ đồng, nguồn vốn huyện 60%, nguồn vốn xã 40%, nâng cấp 9 km đường ngõ xóm ở 11 khu dân cư, kinh phí 100 triệu đồng và 450 ngày công, ngân sách xã 100%. Ngân sách xã chi làm đường giao thơng được trích từ nguồn thu làm đường giao thơng hằng năm. Trong q trình nâng cấp đường ngõ xóm, người dân ở 11 khu dân cư đã hiến 2.150 m2 và đóng góp 125 triệu để xây dựng lại tường rào, cổng ngõ cho người dân hiến đất.14

Dồn diền đổi thửa

Trong khi xã Bình Hiệp chưa có một động thái nào của việc dồn điền đổi thửa thì xã Bình Dương đã thực hiện xong 11/14 đội sản xuất, dự kiến sẽ thực hiện toàn bộ trong năm 2014. Hộ nông dân trong đội sản xuất sẽ tham gia các cuộc họp tại khu dân cư để bàn về cơng tác dồn điền đổi thửa của đội mình và tham gia bốc thăm để chọn ra số thứ tự thửa mà mỗi người nhận được sau khi dồn điền. Theo trao đổi với ông Võ Tấn Đại –Chủ nhiệm HTX nơng nghiệp Bình Dương được biết “có đội sản xuất phải tổ chức 13 cuộc họp để làm dồn điền đổi thửa. Chi phí dồn điền đổi thửa thực tế vào khoản 9 –

14 Chi phí làm lại tường rào, cổng ngõ cho những người dân hiến đất sẽ được ước tính rồi đưa họp bàn tại từng khu dân cư để mức hỗ trợ cụ thể cho từng người dân hiến đất, chi phí sẽ do những hộ cịn lại trong khu dân cư sẽ đóng góp.

10 triệu/ha, ngân sách tỉnh sẽ hỗ trợ 7 triệu/ha đất lúa và 5 triệu/ha đất màu, phần kinh phí thiếu sẽ được HTX chi từ nguồn tiền dồn điền đổi thửa và chỉnh trang đồng ruộng. Ngoài ra, nơng dân trong xã cũng rất tích cực trong việc tham gia ngày công làm dồn điền đổi thửa mặc dù chi phí cho ngày cơng chỉ ở mức 80.000 đồng/người.”15

Hộp 4-4. Xây dựng đường giao thông nơng thơn ở xã Bình Mỹ16

Điểm trong xây dựng sáng đường giao thông nơng thơn tại huyện Bình Sơn trong thời gian qua là xã Bình Mỹ, chỉ trong năm 2013 tồn xã đã làm được 9,6 km đường giao thơng nơng thơn (hình bên), có thể nói đây là một kỳ tích trong xây dựng NTM ở Quảng Ngãi. Theo trao đổi với ông Lê Văn Dương - Phó chánh văn phịng điều phối Chương trình mục tiêu Quốc gia xây dựng NTM của tỉnh Quảng Ngãi thì ban chỉ đạo

NTM tỉnh đang xem xét để nhân rộng mơ hình này.

Cách làm đường giao thơng tại xã Bình Mỹ như sau: xã dùng số tiền 400 triệu thu được từ đấu giá quyền khai thác cát, sỏi trên sông Trà Bông đoạn chảy qua xã để hỗ trợ mỗi tuyến đường giao thông từ 10 – 15 tấn xi măng, những tuyến đường làm trước còn được hỗ trợ 15 triệu tiền làm các cống tiêu nước. Người dân đóng góp 250.000 đồng/khẩu có nơi lên đến 750.000 đồng/khẩu. Khoản tiền này là khá lớn theo trao đổi của tác giả với một số người dân địa phương. Cơng tác dự tốn vật tư, kinh phí làm đường do những người có kinh nghiệm làm xây dựng trong khu dân cư đảm nhiệm. Người dân trong khu dân cư tự tổ chức thành những nhóm thợ do 7 đến 10 hộ đảm nhiệm để làm những từng đoạn đường một. Chi phí ăn uống khi làm đường sẽ do những hộ gần đoạn đường đang làm đảm nhận. Và một đóng góp quan trọng trong kỳ tích làm đường tại xã Bình Mỹ là tồn bộ vật tư cát, sỏi (cát sỏi xơ bồ) làm đường do công ty Lý Tuấn tài trợ - công ty thắng thầu khai thác cát, sỏi tại địa phương. Một tính tốn khá bất ngờ khi tác giả trao đổi với ơng 2 Bân – xóm trưởng xóm Tây Mỹ, thơn

15 Chi phí ngày công tại địa phương vào khoản 120.000 đồng – 150.000 đồng.

16 Các số liệu được trích trong Báo cáo Về việc hưởng ứng phong trào xây dựng đường bê tơng xi măng của nhân dân xã Bình Mỹ, huyện Bình Sơn và tác giả tự tính tốn từ Báo cáo Sơ kết 3 năm thực hiện Chương trình mục tiêu Quốc gia xây dựng NTM xã Bình Dương (2011 – 2013) và giải pháp tổ chức thực hiện năm 2014 và số liệu điều tra.

Phước Tích, xã Bình Mỹ là chi phí làm 1 m đường giao thông theo tiêu chuẩn rộng 3,5 m, dày 20 cm chỉ ở mức 181.000 ngàn đồng, nếu tính cả chi phí cát sỏi được tài trợ thì chi phí là 251.000 đồng/m đường. Khoản chi phí này khá ấn tượng khi đêm so sánh với chi phí làm đường tại xã Bình Dương là 1.568.000 đồng/m đường.

Nguồn: Tác giả ghi nhận

Làm điện đường

Hình thức làm điện đường tại mỗi địa phương mỗi khác, xã Bình Dương thường có sự đồng tình cao của người dân trong việc xây dựng các cơng trình cơng cộng nhưng lại không tạo được sự thống nhất trong việc làm điện đường nên thực hiện theo hình thức – vài hộ gia đình gần nhau cùng lắp một bóng đèn đường và tự chịu chi phí sử dụng điện cho mỗi bóng đèn đó. Cách làm này giảm đi tính mỹ quan của hệ thống điện đường trong xã vì người dân khơng tn theo bất kỳ một quy chuẩn nào. Ngược lại, xã Bình Hiệp đã làm được hệ thống điện đường khá tốt (đã triển khai trên 5 khu dân cư). Người dân những khu dân cư làm điện đường sẽ đóng phí từ 100.000 đồng đến 200.000 đồng/hộ tùy thuộc vào khoản cách từ hộ gia đình đến hệ thống trụ đèn chính. Mức đóng góp do người dân bàn bạc và quyết định tại các cuộc họp khu dân cư. Xây dựng hệ thống điện đường là cơng trình cơng cộng đầu tiên được thực hiện với sự tham gia của cộng đồng tại xã Bình Hiệp trong chương trình xây dựng NTM.

4.2.4. Người dân tham gia giám sát, quản lý, vận hành, bảo dưỡng các cơng trình NTM NTM

Các cơng trình xây dựng ở địa phương thường được mời giám sát độc lập vì theo chính quyền xã thì giám sát độc lập có khả năng chun mơn đồng thời họ là người chịu trách nhiệm chính về chất lượng cơng trình. Ban thanh tra nhân dân, Ban giám sát đầu tư cộng đồng thường gồm những người trong hội đồng nhân dân, các hội đoàn thể, trưởng các thơn xóm. Những người này đa phần khơng có chun mơn và chỉ làm kiêm nhiệm nên hiệu quả giám sát rất thấp. Trong khi đó, người dân không quen với việc giám sát khi có đến 46% người dân cho biết họ không rõ về công việc giám sát và một tỷ lệ lên đến 30,2% cho biết chính quyền khơng tạo điều kiện cho người dân tham gia giám sát. Một số người dân biết đến hoạt động giám sát cịn cho biết cơng việc này như “ăn cơm nhà vác tù và hàng tổng”. Như vậy, có thể nói, cơng tác kiểm tra, giám sát của

người dân đối với đối với các hoạt động xây dựng NTM khơng có nhiều thay đổi so với trước khi thực hiện chương trình.

Về hoạt động quản lý, vận hành, bảo dưỡng, hiện tại, hai hình thức tự quản có sự tham gia của người dân địa phương là đội vệ sinh mơi trường ở xã Bình Dương và các tổ tự quản điện đường ở xã Bình Hiệp. Người dân trực tiếp tham gia các hoạt động quản lý, vận hành, bảo dưỡng đối với tổ/đội, những thay đổi trong hoạt động đều thực hiện thông qua việc lấy ý kiến của người dân ở các khu dân cư. Với cách thức thực hiện như trên, nhận xét ban đầu của người dân rất tích cực về các hoạt động này.

Thơng qua khảo sát, tác giả cịn nhận thấy những hoạt động nào càng có nhiều đóng góp của người dân thì điều kiện giám sát cũng tăng lên tương ứng, ngược lại, những hoạt động được thực hiện càng nhiều bằng nguồn vốn ngân sách thì điều kiện giám sát của người dân giảm xuống tương ứng. Tình trạng này làm cho người dân thiếu tin tưởng vào các hoạt động giám sát và chất lượng các cơng trình NTM. Để cải thiện tình trạng hiện tại, cần có những cơ chế tăng cường sự giám sát của cộng đồng và cũng qua đó làm người dân nhận thấy được vai trị của mình trong xây dựng NTM về lâu dài.

CHƯƠNG 5.

KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ CHÍNH SÁCH 5.1. Kiến nghị chính sách

Chương trình xây dựng NTM tuy đã có những thành công ban đầu trong việc huy động cả hệ thống chính trị tham gia, cải thiện cơ sở hạ tầng nơng thơn, huy động nguồn tài chính lớn cho phát triển nơng thơn nhưng bên cạnh đó vẫn cịn những tồn tại đang làm ảnh hưởng đến tiến độ và chất lượng của chương trình. Trong những tồn tại này, sự tham gia của người dân (cộng đồng) trong chương trình là yếu tố manh tính quyết định. Những nhà quản lý đã nhận thức được tầm quan trọng khi sự tham gia của người dân được cải thiện, vì điều này đồng nghĩa với nguồn lực đầu tư cho chương trình tăng lên, giảm áp lực đầu tư từ ngân sách đang thâm hụt, các hoạt động xây dựng NTM sẽ hiệu quả hơn vì nó bám sát thu cầu người dân và quan trọng hơn là người dân lấy lại sự tự tin để phát triển nông nghiệp, nông thôn lâu dài, bền vững, tuy nhiên, thực trạng về sự tham gia của người dân đang thể hiện một bức trang không mấy khả quan. Cụ thể:

Người dân được thông tin về Chương trình NTM cịn hạn chế, thơng tin chỉ dừng lại ở hình thức khẩu hiệu, kêu gọi. Người dân ít biết đến các quyền của mình đối với chương trình, trong khi các nghĩa vụ được thơng tin nhiều hơn. Ở mức độ tham gia cao hơn, người dân được tham gia bàn bạc một số hoạt động liên quan trực tiếp đến quyền lợi hay hoạt động cần sự đóng góp về vật chất, tinh thần của cộng đồng. Những hoạt động được quy định cần có sự tham gia của người dân như: quy hoạch, chọn việc ưu tiên làm trước… rất ít được tham vấn ý kiến của người dân. Tình trạng tương tự cũng xảy ra đối với những hoạt động người dân tham gia thực hiện. Người dân được tham gia vào các hoạt động làm đường giao thơng (đường ngõ/xóm), dồn điền đổi thửa, vệ sinh mơi trường, điện đường vì những hoạt động này liên quan trực tiếp đến đời sống người dân và chi phí xây dựng đến từ cộng đồng. Cuối cùng là hoạt động kiểm tra, giám sát. Người dân chỉ tham gia kiểm tra, giám sát đối với những hoạt động do cộng đồng thực hiện, các hoạt động khác được giám sát bởi ban thanh tra nhân dân mà thành phần gồm đại diện thuộc hội đồng nhân dân và khối quân dân chính đảng.

Để cải thiện thực trạng về sự tham gia của người dân trong xây dựng NTM, các giải pháp được chia thành 3 nhóm tương ứng với từng cấp chính quyền như sau:

Trung ương

Cần ban hành quy định về sự tham gia của người dân và chế tài cụ thể đi cùng. Đối với mỗi hoạt động có thể quy định về tỷ lệ người dân tham gia, tỷ lệ đóng góp ý kiến, tỷ lệ người dân đồng ý thì mới được phép tiến hành.

Xây dựng những chiến dịch truyền thơng hữu hiệu, chân thực về Chương trình xây dựng NTM. Bên cạnh thơng tin về mục đích của chương trình, người dân cần được thơng tin đầy đủ về quyền lợi và nghĩa vụ của mình.

Xây dựng cơ chế tài trợ vốn linh hoạt cho các hoạt động NTM. Mỗi xã tham gia xây dựng NTM sẽ được nhận một khoản ngân sách như nhau và người dân ở đó sẽ quyết định nên thực hiện cơng việc gì trước với nguồn lực của mình.

Tỉnh/huyện

Tổ chức các lớp học về sự tham gia của cộng động để người dân có thêm kiến

Một phần của tài liệu Luận văn thạc sĩ UEH đánh giá sự tham gia của người dân trong xây dựng nông thôn mới trường hợp tại hai xã bình dương và bình hiệp, huyện bình sơn tỉnh quảng ngãi (Trang 32)