Người dân tham gia thực hiện trong xây dựng NTM

Một phần của tài liệu Luận văn thạc sĩ UEH đánh giá sự tham gia của người dân trong xây dựng nông thôn mới trường hợp tại hai xã bình dương và bình hiệp, huyện bình sơn tỉnh quảng ngãi (Trang 33 - 36)

CHƯƠNG 3 CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN CỦA VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU

4.2. Thực trạng về sự tham gia của người dân

4.2.3. Người dân tham gia thực hiện trong xây dựng NTM

Các khoản đóng góp xây dựng NTM của người dân 2 xã Bình Dương và Bình Hiệp theo khảo sát.

Bảng 4-1. Các khoản đóng góp xây dựng NTM tại xã Bình Dương và xã Bình Hiệp

Stt Khoản đóng góp Số tiền (vnđ) Ghi chú

Xã Bình Dương

1 Làm đường giao thơng hằng

năm 100.000 đồng/khẩu/năm Xã quyết định mức thu 2 Hỗ trợ làm tường rào, cổng

ngõ

Tùy vào từng khu dân cư Người dân bàn và quyết định

3 Làm dồn điền đổi thửa và chỉnh trang đồng ruộng

50.000 đồng/sào/năm Quyết định của xã viên trong HTX

Xã Bình Hiệp

1 Làm điện đường 100.000 – 200.000 đồng/hộ Người dân bàn và quyết định

2 Chi phí điện đường/tháng 10.000 – 15.000 đồng/hộ Tổ tự quản thực hiện

Xây dựng đường giao thôn nông thôn

Hiện tại xã Bình Hiệp mới làm được 1,8 km đường bê tông nông thôn với chiều dài 3 đoạn là 1 km, 0,5 km và 0.3 km vào năm 2006 khi có chủ trương nhà nước và nhân dân cùng làm, tỷ lệ đóng góp 60% – 40%. Nguồn vốn xã Bình Hiệp dùng để đầu tư làm đường giao thông trong năm 2006 được lấy từ nguồn ngân sách xã nên xem như người dân chưa tham gia làm đường giao thông trong thời gian qua.

Câu chuyện hồn tồn ngược lại ở xã Bình Dương khi phần lớn các tuyến đường nông thôn trong xã đã được bê tơng hóa trước năm 2011. Hình thức đầu tư là nhà nước và nhân dân cùng làm các tuyến đường liên thơn/xóm, người dân địa phương cùng với sự ủng hộ của bà con xa quê làm các tuyến đường ngõ xóm,. Có thể nói, người dân Bình Dương đã thực sự tạo nên phong trào làm đường giao thơng nơng thơn, các hộ gia đình sẵn sàng tham gia hiến đất, góp cơng làm đường. Nếu chỉ tính riêng trong 3 năm xây dựng NTM từ 2011 đến 2013 tồn xã đã bê tơng hóa 4,818 km đường liên thơn, kinh phí đầu tư 7,552 tỷ đồng, nguồn vốn huyện 60%, nguồn vốn xã 40%, nâng cấp 9 km đường ngõ xóm ở 11 khu dân cư, kinh phí 100 triệu đồng và 450 ngày cơng, ngân sách xã 100%. Ngân sách xã chi làm đường giao thơng được trích từ nguồn thu làm đường giao thơng hằng năm. Trong q trình nâng cấp đường ngõ xóm, người dân ở 11 khu dân cư đã hiến 2.150 m2 và đóng góp 125 triệu để xây dựng lại tường rào, cổng ngõ cho người dân hiến đất.14

Dồn diền đổi thửa

Trong khi xã Bình Hiệp chưa có một động thái nào của việc dồn điền đổi thửa thì xã Bình Dương đã thực hiện xong 11/14 đội sản xuất, dự kiến sẽ thực hiện toàn bộ trong năm 2014. Hộ nông dân trong đội sản xuất sẽ tham gia các cuộc họp tại khu dân cư để bàn về cơng tác dồn điền đổi thửa của đội mình và tham gia bốc thăm để chọn ra số thứ tự thửa mà mỗi người nhận được sau khi dồn điền. Theo trao đổi với ông Võ Tấn Đại –Chủ nhiệm HTX nơng nghiệp Bình Dương được biết “có đội sản xuất phải tổ chức 13 cuộc họp để làm dồn điền đổi thửa. Chi phí dồn điền đổi thửa thực tế vào khoản 9 –

14 Chi phí làm lại tường rào, cổng ngõ cho những người dân hiến đất sẽ được ước tính rồi đưa họp bàn tại từng khu dân cư để mức hỗ trợ cụ thể cho từng người dân hiến đất, chi phí sẽ do những hộ cịn lại trong khu dân cư sẽ đóng góp.

10 triệu/ha, ngân sách tỉnh sẽ hỗ trợ 7 triệu/ha đất lúa và 5 triệu/ha đất màu, phần kinh phí thiếu sẽ được HTX chi từ nguồn tiền dồn điền đổi thửa và chỉnh trang đồng ruộng. Ngoài ra, nơng dân trong xã cũng rất tích cực trong việc tham gia ngày công làm dồn điền đổi thửa mặc dù chi phí cho ngày cơng chỉ ở mức 80.000 đồng/người.”15

Hộp 4-4. Xây dựng đường giao thông nơng thơn ở xã Bình Mỹ16

Điểm trong xây dựng sáng đường giao thông nơng thơn tại huyện Bình Sơn trong thời gian qua là xã Bình Mỹ, chỉ trong năm 2013 tồn xã đã làm được 9,6 km đường giao thơng nơng thơn (hình bên), có thể nói đây là một kỳ tích trong xây dựng NTM ở Quảng Ngãi. Theo trao đổi với ông Lê Văn Dương - Phó chánh văn phịng điều phối Chương trình mục tiêu Quốc gia xây dựng NTM của tỉnh Quảng Ngãi thì ban chỉ đạo

NTM tỉnh đang xem xét để nhân rộng mơ hình này.

Cách làm đường giao thơng tại xã Bình Mỹ như sau: xã dùng số tiền 400 triệu thu được từ đấu giá quyền khai thác cát, sỏi trên sông Trà Bông đoạn chảy qua xã để hỗ trợ mỗi tuyến đường giao thông từ 10 – 15 tấn xi măng, những tuyến đường làm trước còn được hỗ trợ 15 triệu tiền làm các cống tiêu nước. Người dân đóng góp 250.000 đồng/khẩu có nơi lên đến 750.000 đồng/khẩu. Khoản tiền này là khá lớn theo trao đổi của tác giả với một số người dân địa phương. Cơng tác dự tốn vật tư, kinh phí làm đường do những người có kinh nghiệm làm xây dựng trong khu dân cư đảm nhiệm. Người dân trong khu dân cư tự tổ chức thành những nhóm thợ do 7 đến 10 hộ đảm nhiệm để làm những từng đoạn đường một. Chi phí ăn uống khi làm đường sẽ do những hộ gần đoạn đường đang làm đảm nhận. Và một đóng góp quan trọng trong kỳ tích làm đường tại xã Bình Mỹ là tồn bộ vật tư cát, sỏi (cát sỏi xơ bồ) làm đường do công ty Lý Tuấn tài trợ - công ty thắng thầu khai thác cát, sỏi tại địa phương. Một tính tốn khá bất ngờ khi tác giả trao đổi với ơng 2 Bân – xóm trưởng xóm Tây Mỹ, thơn

15 Chi phí ngày cơng tại địa phương vào khoản 120.000 đồng – 150.000 đồng.

16 Các số liệu được trích trong Báo cáo Về việc hưởng ứng phong trào xây dựng đường bê tông xi măng của nhân dân xã Bình Mỹ, huyện Bình Sơn và tác giả tự tính tốn từ Báo cáo Sơ kết 3 năm thực hiện Chương trình mục tiêu Quốc gia xây dựng NTM xã Bình Dương (2011 – 2013) và giải pháp tổ chức thực hiện năm 2014 và số liệu điều tra.

Phước Tích, xã Bình Mỹ là chi phí làm 1 m đường giao thơng theo tiêu chuẩn rộng 3,5 m, dày 20 cm chỉ ở mức 181.000 ngàn đồng, nếu tính cả chi phí cát sỏi được tài trợ thì chi phí là 251.000 đồng/m đường. Khoản chi phí này khá ấn tượng khi đêm so sánh với chi phí làm đường tại xã Bình Dương là 1.568.000 đồng/m đường.

Nguồn: Tác giả ghi nhận

Làm điện đường

Hình thức làm điện đường tại mỗi địa phương mỗi khác, xã Bình Dương thường có sự đồng tình cao của người dân trong việc xây dựng các cơng trình cơng cộng nhưng lại không tạo được sự thống nhất trong việc làm điện đường nên thực hiện theo hình thức – vài hộ gia đình gần nhau cùng lắp một bóng đèn đường và tự chịu chi phí sử dụng điện cho mỗi bóng đèn đó. Cách làm này giảm đi tính mỹ quan của hệ thống điện đường trong xã vì người dân khơng tn theo bất kỳ một quy chuẩn nào. Ngược lại, xã Bình Hiệp đã làm được hệ thống điện đường khá tốt (đã triển khai trên 5 khu dân cư). Người dân những khu dân cư làm điện đường sẽ đóng phí từ 100.000 đồng đến 200.000 đồng/hộ tùy thuộc vào khoản cách từ hộ gia đình đến hệ thống trụ đèn chính. Mức đóng góp do người dân bàn bạc và quyết định tại các cuộc họp khu dân cư. Xây dựng hệ thống điện đường là cơng trình cơng cộng đầu tiên được thực hiện với sự tham gia của

Một phần của tài liệu Luận văn thạc sĩ UEH đánh giá sự tham gia của người dân trong xây dựng nông thôn mới trường hợp tại hai xã bình dương và bình hiệp, huyện bình sơn tỉnh quảng ngãi (Trang 33 - 36)