Bảng tổng kết các điểm chính của các nghiên cứu trước đây

Một phần của tài liệu Luận văn thạc sĩ UEH các yếu tố tác động đến ý định nuôi con hoàn toàn bằng sữa mẹ trong sáu tháng đầu của bà mẹ mang thai tại thành phố hồ chí minh (Trang 35 - 46)

Tên nghiên cứu Mơ hình Các yếu tố tác động

Nghiên cứu các yếu tố tác động đến ý định nuôi con bằng sữa mẹ của bà mẹ sau khi sinh con tại Kenya của Mutuli và Walingo (2014).

TPB

- Thái độ

- Chuẩn chủ quan (hay Ảnh hưởng của xã hội)

- Nhận thức kiểm soát hành vi Nghiên cứu các yếu tố tác động đến ý

định nuôi con hoàn toàn bằng sữa mẹ trong sáu tháng đầu của bà mẹ mang thai tại TP. HCM của Nguyen, Q.T. và cộng sự (2013).

E-TPB

- Thái độ

- Chuẩn chủ quan (hay Ảnh hưởng của xã hội)

- Nhận thức kiểm sốt hành vi - Kiến thức ni con bằng sữa mẹ

Nghiên cứu các yếu tố tác động đến ý định ni con hồn tồn bằng sữa mẹ trong sáu tháng đầu tại Indonesia của Hussein (2012). E-TPB; PT; ELM - Thái độ - Giá trị cảm nhận

Nghiên cứu các yếu tố tác động đến ý định ni con hồn tồn bằng sữa mẹ trong sáu tháng đầu tại New York, Hoa Kỳ của Stuebe và Bonuck (2011).

E-TPB

- Thái độ

- Kiến thức nuôi con bằng sữa mẹ

Nghiên cứu mối quan hệ giữa cho con bú tự hiệu quả và thời gian nuôi con bằng sữa mẹ tại New York, Hoa Kỳ của Aquilina (2011).

BSET - Cho con bú tự hiệu quả

Nghiên cứu cho con bú tự hiệu ở phụ nữ gốc Phi tại Massachusetts của McCarter- Spaulding và Gore (2009).

BSET - Cho con bú tự hiệu quả

(Nguồn: Tổng hợp của tác giả)

Nhận xét: Các nghiên cứu trên về ý định ni con hồn tồn bằng sữa mẹ trong sáu tháng đầu thường sử dụng mơ hình lý thuyết TPB và BSET. Các yếu tố thường được quan tâm và tác động có ý nghĩa trong mơ hình của các nghiên cứu trước là thái độ, chuẩn chủ quan (hay ảnh hưởng của xã hội), nhận thức kiểm soát hành vi, giá trị cảm nhận, cho con bú tự hiệu quả và kiến thức nuôi con bằng sữa mẹ.

2.4. Mơ hình nghiên cứu các yếu tố tác động đến ý định ni con hồn tồn bằng sữa mẹ trong sáu tháng đầu của bà mẹ mang thai tại TP. HCM

2.4.1. Khái niệm sữa mẹ

Sữa mẹ là thức ăn tốt nhất cho sức khỏe và sự phát triển toàn diện của trẻ

nhỏ. Các yếu tố chống nhiễm khuẩn, đặc biệt là kháng thể chỉ có trong sữa mẹ có tác dụng giúp trẻ phịng, chống bệnh tiêu chảy, nhiễm khuẩn đường hơ hấp và một số bệnh nhiễm khuẩn khác (WHO, 1991). Sữa mẹ được tạo thành từ vú của người phụ nữ sau khi có thai, bắt đầu có nhiều từ khoảng 24 đến 48 tiếng sau khi sinh.

Ni con hồn tồn bằng sữa mẹ là trẻ sơ sinh chỉ nhận được sữa từ mẹ mà

không cần bất kỳ thực phẩm bổ sung hoặc thức uống, thậm chí khơng uống nước. Trong quá trình ni con hồn tồn bằng sữa mẹ, trẻ sơ sinh có thể nhận được vitamin, khống chất và thuốc (WHO, 1991).

2.4.2. Lợi ích của việc nuôi con bằng sữa mẹ

Nuôi con bằng sữa mẹ đã được chứng minh là rất có lợi cho sức khỏe trẻ sơ sinh, đồng thời mang lại lợi ích cho các bà mẹ, gia đình và xã hội nói chung. Ni con bằng sữa mẹ được chứng minh là một biện pháp quan trọng giúp cải thiện sức khỏe của bà mẹ và trẻ em trong suốt cuộc đời (Wolf, 2003).

- Những lợi ích của sữa mẹ đối với trẻ. Nuôi con bằng sữa mẹ giúp trẻ giảm

nguy cơ nhiễm trùng ở đường hơ hấp và đường tiêu hóa, viêm tai giữa, tiêu chảy, hoặc béo phì ở trẻ nhỏ (Oddy, 2001; Kramer và Kakuma, 2002; Ip và cộng sự, 2007; Duijts và cộng sự, 2010); Sự phát triển về thể chất của trẻ được cải thiện, giảm nguy cơ trẻ bị béo phì trong tương lai (AAP, 2010; Hediger và cộng sự, 2001); Trẻ được tăng cường phát triển nhận thức (Lucas và cộng sự, 1992); Trẻ được tăng cường khả năng miễn dịch và gắn bó với mẹ hơn (Simopoulos, 1984). Đặc biệt, nhiều nghiên cứu đã chứng minh rằng việc nuôi con bằng sữa mẹ góp phần làm giảm tỉ lệ tử vong ở trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ (WHO, 2000; Jones và cộng sự, 2003).

- Những lợi ích của việc ni con bằng sữa mẹ đối với các bà mẹ. Về ngắn

hạn, việc nuôi con bằng sữa mẹ giúp cho các bà mẹ khả năng phục hồi sau sinh nhanh chóng hơn (Labbok, 2001); chu kỳ kinh nguyệt của bà mẹ trở lại chậm hơn

và giảm nguy cơ bệnh tật của bà mẹ sau khi sinh (Langer- Gould và cộng sự, 2009). Về lâu dài, kết hợp với việc tăng thời gian nuôi con bằng sữa mẹ, bà mẹ cũng giảm đi một số nguy cơ phát triển bệnh ung thư vú hoặc ung thư buồng trứng (Galson, 2008).

- Những lợi ích của việc ni con bằng sữa mẹ đối với gia đình và xã hội.

Ni con bằng sữa mẹ giúp tiết kiệm kinh phí cho gia đình vì nó giúp loại bỏ sự phụ thuộc vào các sản phẩm và thiết bị thay thế sữa mẹ gây tốn kém, qua đó mang lại lợi ích sâu rộng trong giới hạn của môi trường, kinh tế và xã hội. Với những lợi ích ni con bằng sữa mẹ giúp giảm các nguy cơ bệnh tật cho cả bà mẹ và trẻ em, qua đó nó giúp giảm chi phí chăm sóc sức khỏe cho nền kinh tế - xã hội của một quốc gia. Ví dụ, theo nghiên cứu của Gartner và cộng sự (2005) đã chỉ ra rằng, chi phí tiết kiệm được cho chăm sóc sức khỏe nhờ việc nuôi con bằng sữa mẹ ở Hoa Kỳ là 3,6 tỷ USD mỗi năm.

Do đó, các khuyến cáo của nhiều tổ chức cho rằng tất cả các trẻ sơ sinh nên được ni hồn tồn bằng sữa mẹ trong sáu tháng đầu, với việc dần dần bổ sung thực phẩm và tiếp tục nuôi con bằng sữa mẹ sau đó cho ít nhất một năm hoặc lâu hơn, miễn là cả mẹ và con mong muốn (AAP, 2005; ABM, 2008; WHO, 2011).

2.4.3. Mơ hình nghiên cứu đề xuất

Trên cơ sở các lý thuyết TPB và BSET, các nghiên cứu trước về việc nuôi con bằng sữa mẹ đã được phân tích ở trên, tác giả đề xuất mơ hình nghiên cứu trên cơ sở kế thừa nghiên cứu của Nguyen, Q.T. và cộng sự (2013); đồng thời, bổ sung thêm hai yếu tố: giá trị cảm nhận (theo Hussein, 2012) và tự hiệu quả cho con bú (theo Aquilina, 2011), vì một số lý do như sau:

Giá trị cảm nhận là một khái niệm trong tiếp thị xã hội, nó là bước đầu tiên và là một yếu tố quan trọng trong việc tạo ra các can thiệp tiếp thị xã hội mà hiệu quả có thể được sử dụng để thay đổi hành vi cá nhân (Zainuddin và cộng sự, 2011). TP. HCM là một thành phố có dân số đơng, cộng đồng dân cư đa số là dân nhập cư từ nhiều địa phương khác nhau nên đa dạng về trình độ văn hóa, thu nhập, tuổi tác, ngành nghề. Nhận thức của bà mẹ vẫn còn những thiếu hụt về kiến thức

nuôi con bằng sữa mẹ, có những nhầm lẫn về niềm tin nuôi con bằng sữa mẹ và việc ni con hồn tồn bằng sữa mẹ trong sáu tháng đầu dường như không phải là một chuẩn mực xã hội. Trước đây, bà mẹ có những kiến thức nuôi con bằng sữa mẹ từ những thông tin truyền thông một cách giáo điều, tức là chỉ tập trung vào việc cung cấp kiến thức cho các bà mẹ hơn là so với việc định hình hành vi. Parkinson và cộng sự (2012) cho rằng, với chương trình truyền thơng như vậy thì chưa có tác dụng thúc đẩy bà mẹ có ý định và thực hiện hành vi nuôi con bằng sữa mẹ. Cịn hiện nay, các tổ chức chăm sóc sức khỏe cộng đồng đã thực hiện theo cách thức của tiếp thị xã hội là lắng nghe những mong muốn và nhu cầu của bà mẹ sau đó hoạch định các chương trình can thiệp có liên quan. Do đó, trong số các biến nghiên cứu về lĩnh vực hành vi sức khỏe (giá trị cảm nhận, ý thức về sức khỏe, vấn đề tôn giáo và mối quan tâm về an tồn thực phẩm) thì giá trị cảm nhận được xem là một trong những yếu tố có tác động đáng kể đến ý định.

Do đó, ngồi yếu tố kiến thức ni con bằng sữa mẹ, việc bổ sung yếu tố giá trị cảm nhận cùng với các thành phần của TPB như thái độ, chuẩn chủ quan, nhận thức kiểm soát hành vi tạo nên một lý thuyết TPB mở rộng trong việc nghiên cứu về ý định ni con hồn tồn bằng sữa mẹ trong sáu tháng đầu.

Một số nghiên cứu thực nghiệm đã phân biệt sự khác nhau giữa cho con bú tự hiệu quả và nhận thức kiểm soát hành vi (Povey và cộng sự, 2000; Hussein, 2012). Trong trường hợp nghiên cứu về ý định ni con hồn tồn bằng sữa mẹ với điều kiện là duy trì ít nhất trong sáu tháng đầu, thì yếu tố cho con bú tự hiệu quả cho dự đoán tốt nhất về thời gian nuôi con bằng sữa mẹ để đảm bảo bà mẹ có thể duy trì hành vi này trong sáu tháng đầu (McCarter-Spaulding và Gore, 2009), nên yếu tố cho con bú tự hiệu quả cũng cần được đưa vào mơ hình để nghiên cứu.

Do vậy, tác giả đề xuất mơ hình các yếu tố tác động đến ý định ni con hồn tồn bằng sữa mẹ trong sáu tháng đầu gồm 06 biến độc lập, bao gồm: (1) thái độ, (2) chuẩn chủ quan (hay ảnh hưởng của xã hội), (3) nhận thức kiểm soát hành vi, (4) cho con bú tự hiệu quả, (5) kiến thức nuôi con bằng sữa mẹ, (6) giá trị cảm

nhận; và biến phụ thuộc là ý định ni con hồn toàn bằng sữa mẹ trong sáu tháng đầu.

Các thành phần trong mơ hình nghiên cứu đề xuất được trình bày dưới đây:

2.4.3.1. Thái độ

Thái độ là một yếu tố quyết định của ý định hành vi. Nó được định nghĩa bởi “cá nhân đánh giá tích cực hay tiêu cực về hành vi thực hiện mục tiêu” (Fishbein và Ajzen, 1975, trang 216). Trong nghiên cứu về ý định ni con hồn tồn bằng sữa mẹ, thái độ là xu hướng tâm lý của bà mẹ phản ánh những cảm xúc tích cực hay tiêu cực đối với việc phát triển một ý định, thái độ tích cực hơn có giá trị hướng đến việc tăng cường ý định ni con hồn tồn bằng sữa mẹ (Mutuli và Walingo, 2014).

Hầu hết ở các nghiên cứu trước cho thấy yếu tố thái độ tác động đến ý định ni con hồn tồn bằng sữa mẹ (Stuebe và Bonuck, 2011; Hussein, 2012; Nguyen, Q.T. và cộng sự, 2013; Mutuli và Walingo, 2014). Do đó, giả thuyết được đề xuất là:

Giả thuyết H1: Thái độ có tác động tích cực (+) đến ý định ni con hồn toàn bằng sữa mẹ trong sáu tháng đầu.

2.4.3.2. Chuẩn chủ quan (hay Ảnh hưởng của xã hội)

Chuẩn chủ quan (hay Ảnh hưởng của xã hội) là “nhận thức của cá nhân về

những ảnh hưởng xã hội để thực hiện hoặc không thực hiện hành vi” (Ajzen, 1991,

trang 188). Về ý định ni con hồn tồn bằng sữa mẹ, chuẩn chủ quan là nhận thức của bà mẹ về khả năng tiềm năng họ sẽ chấp thuận hay không chấp thuận ý định nuôi con bằng sữa mẹ của mình khi nhận được những lời khuyên ni con bằng sữa mẹ từ những người có ảnh hưởng đến họ. Những người có thể ảnh hưởng và đưa ra lời khuyên cho bà mẹ về việc nuôi con bằng sữa mẹ là chồng, mẹ ruột, mẹ chồng, bạn bè, nhân viên y tế (bác sỹ, nữ hộ sinh, y tá…). Mức độ ảnh hưởng từ gia đình và xã hội sẽ tác động đến ý định nuôi con hoàn toàn bằng sữa mẹ. Dưới sự ảnh hưởng và áp lực của gia đình và xã hội, bà mẹ sẽ hình thành ý định ni con hồn tồn bằng sữa mẹ ngay cả khi họ không ủng hộ cho việc thực hiện các ý định này

(Nguyen, Q.T. và cộng sự, 2013; Mutuli và Walingo, 2014). Vì vậy, giả thuyết được đề xuất là:

Giả thuyết H2: Chuẩn chủ quan có tác động tích cực (+) đến ý định ni con hồn tồn bằng sữa mẹ trong sáu tháng đầu.

2.4.3.3. Nhận thức kiểm soát hành vi

Nhận thức kiểm soát hành vi là “với sự hiện diện hay vắng mặt của các

nguồn lực và cơ hội cần thiết, nhận thức của một cá nhân là thuận lợi hoặc khó khăn trong việc thực hiện các hành vi cụ thể” (Ajzen, 1991, trang 188). Về ý định

ni con hồn tồn bằng sữa mẹ, nhận thức kiểm soát hành vi là dự đốn mức độ dễ hay khó để phát triển một ý định ni con hồn tồn bằng sữa mẹ và sự tự tin trong khả năng để thực hiện hành vi này (Nguyen, Q.T. và cộng sự, 2013; Mutuli và Walingo, 2014). Như vậy, nhận thức kiểm soát hành vi phản ánh mức độ mà bà mẹ nhận thức được hành vi trong vịng kiểm sốt của họ. Do đó, giả thuyết được đề xuất là:

Giả thuyết H3: Nhận thức kiểm sốt hành vi có tác động tích cực (+) đến ý định ni con hồn tồn bằng sữa mẹ trong sáu tháng đầu.

2.4.3.4. Cho con bú tự hiệu quả

Cho con bú tự hiệu quả là “niềm tin của một bà mẹ rằng họ có thể tổ chức và

thực hiện các hành động cần thiết trong khả năng của mình để ni con bằng sữa mẹ” (Dennis, 1999, trang 197). Theo Aquilina (2011), cho con bú tự hiệu quả là một

bà mẹ cảm thấy có khả năng và đủ tự tin vào năng lực của mình để ni con bằng sữa mẹ trong điều kiện không thuận lợi. Như vậy, cho con bú tự hiệu quả được mô tả như là mức độ mà một cá nhân nhận thức được rằng hành vi mong muốn là dễ dàng hay khó khăn để thực hiện. Trên cơ sở đó, giả thuyết sau đây được xây dựng:

Giả thuyết H4: Cho con bú tự hiệu quả có tác động tích cực (+) đến ý định ni con hồn toàn bằng sữa mẹ trong sáu tháng đầu.

2.4.3.5. Kiến thức nuôi con bằng sữa mẹ

Kiến thức nuôi con bằng sữa mẹ là sự hiểu biết của bà mẹ về những lợi ích của việc nuôi con bằng sữa mẹ và cách thức thích hợp để thực hiện việc ni con

bằng sữa mẹ (Nguyen, Q.T. và cộng sự, 2013). Kiến thức nuôi con bằng sữa mẹ bao gồm những hiểu biết về lợi ích của sữa mẹ, lợi ích của hành vi ni con bằng sữa mẹ, các cách thức thích hợp để thực hành ni con bằng sữa mẹ. Trên cơ sở đó, giả thuyết sau đây được xây dựng:

Giả thuyết H5: Kiến thức nuôi con bằng sữa mẹ có tác động tích cực (+) đến ý định ni con hoàn toàn bằng sữa mẹ trong sáu tháng đầu.

2.4.3.6. Giá trị cảm nhận

Giá trị cảm nhận là một khái niệm trong tiếp thị xã hội, nó là bước đầu tiên và là một yếu tố quan trọng trong việc tạo ra các can thiệp tiếp thị xã hội mà hiệu quả có thể được sử dụng để thay đổi hành vi cá nhân (Zainuddin và cộng sự, 2011). Nghiên cứu về ý định nuôi con bằng sữa mẹ, giá trị cảm nhận là đánh giá chung của bà mẹ về những lợi ích của việc ni con bằng sữa mẹ dựa trên cảm nhận về những gì bà mẹ nhận được và những gì bỏ ra để theo đuổi mục tiêu nuôi con bằng sữa mẹ (Hussein, 2012). Trên cơ sở đó, giả thuyết sau đây được xây dựng:

Giả thuyết H6: Giá trị cảm nhận có tác động tích cực (+) đến ý định ni con hồn tồn bằng sữa mẹ trong sáu tháng đầu.

Ngoài ra, ý định ni con hồn tồn bằng sữa mẹ trong sáu tháng đầu còn phụ thuộc vào các đặc điểm cá nhân của bà mẹ (tuổi của bà mẹ, tình trạng hơn nhân, trình độ học vấn, nghề nghiệp và thu nhập hộ gia đình). Các đặc điểm cá nhân của bà mẹ tạo nên sự khác biệt đối với ý định ni con hồn toàn bằng sữa mẹ trong sáu tháng đầu (Nguyen, Q.T. và cộng sự, 2013; Mutuli và Walingo, 2014).

2.4.3.7. Ý định ni con hồn toàn bằng sữa mẹ trong sáu tháng đầu

Ý định là yếu tố tác động mạnh mẽ đến hành vi và sẽ cho dự đoán tốt đối với hành vi, được giả định là “bao gồm các yếu tố động lực có ảnh hưởng đến hành vi

của mỗi cá nhân; các yếu tố này cho thấy mức độ sẵn sàng hoặc nỗ lực mà mỗi cá nhân sẽ bỏ ra để thực hiện hành vi” (Ajzen 1991, trang 181). Ý định ni con hồn

toàn bằng sữa mẹ trong sáu tháng đầu là mức độ sẵn sàng hoặc nỗ lực mà mỗi bà mẹ sẽ bỏ ra để thực hiện hành vi ni con hồn tồn bằng sữa mẹ (Hussein, 2012; Mutuli và Walingo, 2014).

Hình 2.8: Mơ hình nghiên cứu đề xuất.

(Nguồn: Đề xuất của tác giả).

Tóm tắt chương 2

Chương này giới thiệu cơ sở lý thuyết về ý định ni con hồn tồn bằng sữa

Một phần của tài liệu Luận văn thạc sĩ UEH các yếu tố tác động đến ý định nuôi con hoàn toàn bằng sữa mẹ trong sáu tháng đầu của bà mẹ mang thai tại thành phố hồ chí minh (Trang 35 - 46)