.1 Quy trình nghiên cứu

Một phần của tài liệu Luận văn thạc sĩ UEH các yếu tố tác động đến quyết định lựa chọn nhà cung cấp dịch vụ vận tải container đường biển của các công ty XNK và các công ty forwarder tại TP HCM (Trang 34 - 49)

3.2. Thiết kế nghiên cứu

Trong phần thiết kế nghiên cứu này, tác giả đề cập đến thang đo được sử dụng, độ tin cậy và độ phù hợp của thang đo, cách thức chọn mẫu, công cụ dùng để thu thập thơng tin, quy trình thu thập và xử lý thơng tin.

Nhóm đối tượng phỏng vấn được chọn lọc

Phiếu thăm dò ý kiến

Kết quả nghiên cứu định tính sơ bộ

Xác định tập biến quan sát

Thu thập và xử lý số liệu

Kết quả nghiên cứu Xác định vấn đề nghiên cứu Tồng quan lý thuyết Xác định các yếu tố tác động đến việc lựa chọn hãng tàu

Giả thuyết nghiên cứu, Mơ hình nghiên cứu

3.2.1. Chọn mẫu

3.2.1.1. Đám đơng nghiên cứu

Đám đông nghiên cứu (hay đối tượng cần thu thập dữ liệu) của khảo sát này là tồn bộ các cơng ty Xuất nhập khẩu và các công ty Forwarder/Logistics thoả mãn đủ ba đặc điểm sau:

- Có trụ sở hoạt động tại Việt Nam.

- Có thực hiện nghiệp vụ xuất khẩu hàng hố từ cảng Hồ Chí Minh sang các nước khác bằng tàu container đường biển.

- Có quyền thuê tàu và chọn nhà cung cấp dịch vụ vận tải (xuất khẩu hàng hố theo các điều khoản nhóm C và nhóm D theo tập quán thương mại quốc tế Incoterms).

3.2.1.2. Phương pháp chọn mẫu

Để đạt được các mục tiêu nghiên cứu đã đề ra, phương pháp chọn mẫu phi xác suất với hình thức chọn mẫu thuận tiện đã được sử dụng để tiến hành nghiên cứu đề tài này. Lý do để lựa chọn phương pháp chọn mẫu này vì người trả lời dễ tiếp cận, họ sẵn sàng trả lời bảng câu hỏi nghiên cứu cũng như ít tốn kém về thời gian, chi phí (theo Cooper và Schindler, 1998) để thu thập thông tin cần nghiên cứu.

Đối tượng khảo sát là các công ty Xuất nhập khẩu và các công ty Forwarder/Logistics đã hoặc/và đang thực hiện giao dịch với các hãng tàu tại TP. Hồ Chí Minh. Nói cách khác, đối tượng khảo sát chính là những khách hàng hiện có của các hãng tàu tại TP. Hồ Chí Minh. Để mẫu nghiên cứu đạt được tính khái quát cao, đối tượng khảo sát sẽ được chọn đa dạng về ngành hàng xuất khẩu như là nông sản, máy móc thiết bị, dệt may, thực phẩm và đồ uống, thuỷ sản đông lạnh, v.v…

Tác giả tiếp cận đối tượng khảo sát bằng cách gửi đường link liên kết của Bảng câu hỏi khảo sát đến đối tượng khảo sát thơng qua thư điện tử (email). Bởi vì tác giả hiện đang cơng tác tại một trong các hãng tàu tại TP. Hồ Chí Minh, nên dễ dàng có được địa chỉ email của khách hàng. Để hạn chế độ thiên chệch của mẫu (bias), trước

khi thực hiện thu thập dữ liệu, tác giả lập bảng danh sách khách hàng (các công ty Xuất nhập khẩu và các công ty Forwarder/Logistics) với các thông tin về tên doanh nghiệp, trụ sở hoạt động, nhóm hàng xuất khẩu chủ yếu và email liên lạc của người giao dịch với hãng tàu theo Phụ lục 8, sau đó tiến hành gửi đường link bảng khảo sát đến khách hàng theo danh sách này.

3.2.1.3. Kích thước mẫu

Độ tin cậy của thơng tin sẽ phụ thuộc vào kích thước mẫu được chọn. Mẫu càng lớn thì độ chính xác của các kết quả nghiên cứu càng cao, tuy nhiên khi tăng kích thước mẫu thì lại tăng thêm thời gian, nguồn lực và chi phí lớn. Ngược lại, nếu cỡ mẫu nhỏ thì có lợi về chi phí, thời gian thực hiện nhưng thơng tin có độ tin cậy kém. Đối với đề tài này, do giới hạn về tài chính và thời gian, kích thước mẫu sẽ được xác định ở mức tối thiểu cần thiết nhưng vẫn đáp ứng được nhu cầu của cuộc nghiên cứu.

Việc lựa chọn kích thước mẫu bao nhiêu gọi là đủ lớn để đảm bảo độ tin cậy khi xử lý thì hiện nay chưa được xác định rõ ràng. Hơn nữa, kích thước mẫu cịn tùy thuộc vào phương pháp ước lượng sử dụng trong nghiên cứu cụ thể.

Theo kinh nghiệm, có nhà nghiên cứu cho rằng, kích thước mẫu tối thiểu phải từ 100 đến 150. Cũng có nhà nghiên cứu cho rằng kích thước mẫu tới hạn phải là 200. Cũng có nhà nghiên cứu cho rằng, kích thước mẫu tối thiểu là 5 mẫu cho một tham số cần ước lượng (Bollen, 1989) (Nguyễn Đình Thọ và Nguyễn Thị Mai Trang, 2007).

Đề tài nghiên cứu này tác giả chọn mẫu với kích thước là 80 + 5n (Tabachnick và Fidell, 1996) với n =30 (số biến quan sát ). Do vậy, kích thước mẫu khảo sát dự kiến là 230 người.

3.2.2. Thang đo

Dựa theo nghiên cứu trước đó, thang đo Likert 5 điểm được sử dụng để đo lường giá trị các biến số cho nghiên cứu này.

Xây dựng thang đo cho các khái niệm trong mơ hình nghiên cứu:

Dựa vào các nghiên cứu của Pedersen và Gray (1998), Tuna (2002), Kofteci et al. (2010), Lu, C. S. (2003), Premeaux (2007), Wong, P. C. C (2007), Barthel et al. (2010), Wen, C. L và Gin, S. L (2011), Rotaris et al. (2012), tác giả tổng hợp được

23 biến quan sát. Từ 23 biến quan sát này, tác giả xây dựng thang đo nháp đầu cho

các biến độc lập trong mơ hình nghiên cứu như sau :

Chi phí vận chuyển : gồm 2 biến quan sát “Tổng chi phí vận chuyển (cước và phụ phí) thấp” và “Có các chương trình giảm giá / giá đặc biệt” mượn từ thang đo

cho khái niệm chi phí trong nghiên cứu của Pedersen và Gray (1998). Bên cạnh đó, dựa vào giá trị nội dung, tác giả chọn được thêm 4 biến nữa từ các nghiên cứu khác, đó là “Cước phí được chào một cách linh hoạt so với đối thủ cạnh tranh” (Lu,

2003; Premeaux, 2007), “Cơ cấu cước đơn giản” (Lu, 2003), “Cước cạnh tranh”

và “Sự sẵn lòng thương lượng giá cước” (Wong, 2007).

Thời gian vận chuyển: gồm 3 biến trích từ thang đo trong nghiên cứu của

Pedersen và Gray (1998), đó là “Tổng thời gian vận chuyển của lô hàng ngắn”, “Tàu chạy trực tiếp từ cảng xếp hàng đến cảng đích (direct route)” và “Có nhiều chuyến tàu khởi hàng trong tuần”.

Độ tin cậy: gồm 5 biến trích từ thang đo trong nghiên cứu của Tuna (2002), đó

là “Giao hàng đúng thời gian so với lịch tàu quảng cáo”, “Phát hành chứng từ vận

tải chính xác”, “Ít gây ra tổn thất/hư hỏng hàng hóa cho khách hàng”, “Giải quyết khiếu nại một cách nhanh chóng” và “Khả năng kiểm sốt lơ hàng trong quá trình vận chuyển”.

Độ đáp ứng: Trong các nghiên cứu tham khảo kể trên, khơng có thang đo sẵn

có cho “Độ đáp ứng”. Tuy nhiên, dựa vào định nghĩa được trình bày ở phần giả thuyết nghiên cứu, đề tài lựa chọn được 5 biến từ các nghiên cứu trước để làm thang đo cho Độ đáp ứng. Trong các nghiên cứu trước, 5 biến này được xem xét như những biến độc lập để đánh giá mức độ tác động đến việc lựa chọn hãng vận tải. Đó là, “Sự sẵn có của thiết bị (container)” (Wong, 2007), “Container được cung cấp trong tình trạng sạch và tốt” (Lu, 2003), “Lịch vận chuyển phù hợp về cảng đi, cảng đến, cảng chuyển tải” (Premeaux, 2007; Barthel et al., 2010), “Sự đáp ứng về chỗ trên tàu con và tàu mẹ” (Lu, 2003) và “Dịch vụ tra cứu thông tin lô hàng qua internet và dữ liệu điện tử EDI” (Lu, 2003; Premeaux, 2007; Wen và Gin, 2011).

Mối quan hệ với hãng tàu: Cũng giống như Độ đáp ứng, các nghiên cứu trước

chưa có thang đo cho “Mối quan hệ với hãng tàu”, cho nên tác giả cũng dựa vào định nghĩa trình bày ở phần giả thuyết nghiên cứu và lựa chọn được 4 biến để làm thang đo. Đó là, “Nhân viên kinh doanh của hãng tàu thường xuyên gọi điện thoại

liên lạc với khách hàng” (Lu, 2003; Premeaux, 2007), “Quà tặng của hãng tàu”

(Premeaux, 2007; Wong, 2007), “Quá trình hợp tác trong quá khứ với hãng tàu” (Premeaux, 2007) và “Có mối quan hệ cá nhân với hãng tàu (người thân, bạn bè,…)” (Premeaux, 2007).

Bảng 3.1: Tổng hợp các biến quan sát

Thang đo (biến quan sát) Thang đo gốc (tiếng Anh) Tác giả

Tổng chi phí vận chuyển (cước và phụ phí) thấp

Low freight rate Pedersen & Gray (1998)

Cơ cấu cước đơn giản Tariffs simplified Lu (2003)

Cước cạnh tranh Competitive rate Wong (2007)

Cước phí được chào một cách linh hoạt so với đối thủ cạnh tranh

Carrier’s leadership in offering more flexible rate

Lu (2003); Premeaux(2007) Có các chương trình giảm giá / giá

đặc biệt

Special offer/ discount Pedersen & Gray (1998)

Sự sẵn lòng thương lượng giá cước Willingness to negotiate

service and rates

Wong (2007) Tổng thời gian vận chuyển của lô

hàng ngắn

Short transit time Pedersen & Gray (1998)

Tàu chạy trực tiếp từ cảng xếp hàng đến cảng đích (direct route)

Directness of the transport route

Pedersen & Gray (1998)

Có nhiều chuyến tàu khởi hành trong tuần

High frequency of sailing Pedersen & Gray (1998)

Giao hàng đúng thời gian so với lịch tàu quảng cáo

Delivering the cargo at the promised time

Tuna (2002) Phát hành chứng từ vận tải chính

xác

Issuing accurate shipping documentation

Tuna (2002) Ít gây ra tổn thất/hư hỏng hàng hóa

cho khách hàng

Low damage/loss record Tuna (2002) Giải quyết khiếu nại một cách

nhanh chóng

Responding to complaints quickly

Tuna (2002) Khả năng kiểm sốt lơ hàng trong

quá trình vận chuyển

Ability to monitor the goods in transit

Tuna (2002) Sự sẵn có của thiết bị (container) Availability of equipment Wong (2007) Container được cung cấp trong tình

trạng sạch và tốt

Good condition of container Lu (2003)

Lịch vận chuyển phù hợp (cảng đi, cảng đến, cảng chuyển tải)

Availability of origin and destination point

Premeaux (2007); Barthel et al. (2010) Sự đáp ứng về chỗ trên tàu con và

tàu mẹ

Thang đo (biến quan sát) Thang đo gốc (tiếng Anh) Tác giả

Dịch vụ tra cứu thông tin lô hàng qua internet và dữ liệu điện tử EDI

Ability to provide a

computer system for cargo tracing and EDI interface

Lu (2003);

Premeaux (2007) Nhân viên kinh doanh của hãng tàu

thường xuyên gọi điện thoại liên lạc với khách hàng Frequency of sales representatives' calls to shippers Lu (2003); Premeaux (2007)

Quà tặng của hãng tàu Gifts/gratuities offered by

carrier

Premeaux (2007); Wong (2007) Quá trình hợp tác trong quá khứ

với hãng tàu

Past performance of the carrier

Premeaux (2007) Có mối quan hệ cá nhân với hãng

tàu (người thân, bạn bè, )

Personal relation with the carrier

Premeaux (2007)

Bởi vì 23 biến quan sát nêu trên là được tổng hợp từ các nghiên cứu trước đó tại thị trường nước ngồi, tuy nhiên, tại thị trường TP. HCM Việt Nam có thể có thêm những yếu tố khác tác động đến quyết định lựa chọn hãng tàu nhưng chưa được đề cập đến. Do đó, tác giả tiến hành thực hiện nghiên cứu sơ bộ định tính bằng cách gửi Phiếu thăm dị ý kiến (xem Phụ lục 1) đến một số đối tượng khảo sát mục tiêu để thảo luận về 23 biến quan sát này, đồng thời xác định thêm các biến quan sát mới nếu có.

Phiếu thăm dị ý kiến được gửi đến 30 đối tượng, trong đó có 10 người đang

làm tại công ty Xuất nhập khẩu, 10 người đang làm tại công ty Forwarder và 10 người đang làm tại hãng tàu. Việc chọn đối tượng để thực hiện phỏng vấn thảo luận là các công ty Xuất nhập khẩu và các công ty Forwarder là quan trọng và cần thiết vì đây là đối tượng khảo sát của đề tài nghiên cứu, “chính họ là người sẽ trả lời cho nghiên cứu của mình chứ không phải các chuyên gia” (Nguyễn Đình Thọ 2011, trang 302). Bên cạnh đó, Phiếu thăm dị ý kiến cịn được gửi đến 10 người đang làm việc tại các hãng tàu, đây là những Trưởng phòng kinh doanh hoặc nhân viên kinh doanh có nhiều kinh nghiệm, họ sẽ cung cấp ý kiến về các yếu tố tác động đến

với khách hàng. Việc xem xét ý kiến từ hai góc nhìn khác nhau sẽ có được kết quả thảo luận một cách khách quan và toàn diện hơn.

Kết quả thu được của Phiếu thăm dò ý kiến như sau :

- 23/23 yếu tố kể trên được đánh giá là có tác động đến quyết định lựa chọn hãng tàu.

- Có 3 yếu tố mới được đề xuất thêm, trong đó nhóm yếu tố về Chi phí vận chuyển được đề xuất thêm 1 biến là “Hiệu lực cước phí lâu dài”, nhóm yếu

tố về Thời gian vận chuyển thì được đề xuất thêm 1 biến là “Thời gian vận chuyển phù hợp với thời hạn giao hàng cho người nhận hàng tại cảng đích”.

Nhóm yếu tố về Độ tin cậy thì được bổ sung 1 biến “ETD/ETA3

chính xác”.

Tuy nhiên, biến này có nội dung tương đồng với biến “Giao hàng đúng thời hạn so với lịch tàu quảng cáo” nên được loại ra.

Từ kết quả nghiên cứu định tính, tập biến quan sát được mở rộng thành 25 biến, và thang đo nháp cuối cùng cho các khái niệm nghiên cứu được tóm tắt theo bảng sau:

3

ETD = Estimate Time of Departure: Thời gian tàu rời cảng xuất ETA = Estimate Time of Arrival : Thời gian tàu đến cảng đích

Bảng 3.2: Thang đo các yếu tố tác động đến quyết định lựa chọn hãng tàu

Khái niệm nghiên

cứu Thang đo (biến quan sát)

Chi phí vận chuyển (CHIPHI)

A1.Tổng chi phí vận chuyển (cước và phụ phí) thấp A2.Cơ cấu cước đơn giản

A3.Cước cạnh tranh

A4.Cước phí được chào một cách linh hoạt so với đối thủ cạnh tranh

A5.Có các chương trình giảm giá / giá đặc biệt A6.Sự sẵn lòng thương lượng giá cước

A7.Hiệu lực cước lâu dài Thời gian vận

chuyển

(THOIGIAN)

B8.Tổng thời gian vận chuyển của lô hàng ngắn

B9.Tàu chạy trực tiếp từ cảng xếp hàng đến cảng đích (direct route)

B10.Có nhiều chuyến tàu khởi hành trong tuần

B11.Thời gian vận chuyển phù hợp với thời hạn giao hàng cho người nhận hàng tại cảng đích

Độ tin cậy của dịch vụ

(DOTINCAY)

C12.Giao hàng đúng thời gian so với lịch tàu quảng cáo C13.Phát hành chứng từ vận tải chính xác

C14.Ít gây ra tổn thất/hư hỏng hàng hóa cho khách hàng C15.Giải quyết khiếu nại một cách nhanh chóng

C16.Khả năng kiểm sốt lơ hàng trong q trình vận chuyển

Độ đáp ứng của dịch vụ

(DODAPUNG)

D17.Sự sẵn có của thiết bị (container)

D18.Container được cung cấp trong tình trạng sạch và tốt D19.Lịch vận chuyển phù hợp (cảng đi, cảng đến, cảng chuyển tải)

D20.Sự đáp ứng về chỗ trên tàu con và tàu mẹ

D21.Dịch vụ tra cứu thông tin lô hàng qua internet và dữ liệu điện tử EDI

Mối quan hệ với hãng tàu

(MOIQUANHE)

E22.Nhân viên kinh doanh của hãng tàu thường xuyên gọi điện thoại liên lạc với khách hàng

E23.Quà tặng của hãng tàu

E24.Quá trình hợp tác trong q khứ với hãng tàu

E25.Có mối quan hệ cá nhân với hãng tàu (người thân, bạn bè,…)

Đối với biến phụ thuộc Quyết định lựa chọn hãng tàu, tác giả xây dựng thang

đo cho biến này dựa trên việc đo lường các biến đánh giá tổng quát về dịch vụ. Đây cũng chính là các biến đại diện cho 5 yếu tố tác động đến quyết định lựa chọn hãng tàu được trình bày ở phần giả thuyết nghiên cứu, bao gồm:

Y1_Có cước phí vận chuyển tốt

Y2_Đáp ứng thời gian vận chuyển

Y3_An tâm khi sử dụng dịch vụ

Y4_Thoả mãn các yêu cầu cơ bản về vận chuyển hàng hố

Y5_Có mối quan hệ tốt với hãng tàu

3.2.3. Công cụ thu thập thông tin – Bảng câu hỏi

Bảng câu hỏi tự trả lời đã được thiết kế và sử dụng để thu thập thông tin cần nghiên cứu cho đề tài này. Trong hầu hết các nghiên cứu, bảng câu hỏi được sử dụng để thu thập thơng tin cần thiết vì có những lợi ích sau (Kumar, 2005):

- Tiết kiệm chi phí, thời gian và nguồn nhân lực. Bảng câu hỏi được gửi đến đối tượng khảo sát một cách dễ dàng thông qua thư điện tử (email), điện tín (fax) hoặc gửi bằng đường bưu điện

- Đảm bảo được tính ẩn danh cao vì người nghiên cứu và đối tượng trả lời không cần phải gặp mặt nhau.

Nhằm đảm bảo tính bảo mật của người trả lời, trên bảng câu hỏi đã thể hiện cam kết chỉ sử dụng thơng tin cho mục đích nghiên cứu, khơng có mục đích kinh doanh thương mại. Bên cạnh đó, bảng câu hỏi cũng khơng có u cầu người trả lời phải cung cấp thông tin cá nhân về họ tên.

Bảng câu hỏi sẽ được gửi tới đối tượng khảo sát là những khách hàng hiện có của các hãng tàu, do đó tác giả khơng thiết kế phần câu hỏi gạn lọc nhưng vẫn đảm bảo được đối tượng khảo sát là phù hợp với đề tài nghiên cứu.

Các giai đoạn thiết kế bảng câu hỏi:

- Bước 1: Dựa vào cơ sở lý thuyết và các nghiên cứu liên quan trước đây để tạo nên bảng câu hỏi ban đầu.

Một phần của tài liệu Luận văn thạc sĩ UEH các yếu tố tác động đến quyết định lựa chọn nhà cung cấp dịch vụ vận tải container đường biển của các công ty XNK và các công ty forwarder tại TP HCM (Trang 34 - 49)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(122 trang)