CHƯƠNG 4 : KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU
4.5. Kiểm định sự khác biệt giữa các tổng thể
Để kiểm định sự khác biệt về sự thỏa mãn công việc giữa các đặc điểm cá
nhân, tác giả sử dụng phương pháp phân tích phương sai một chiều (One-way Anova) với giả thiết đặt ra cho mỗi yếu tố đặc điểm như sau:
Giả thuyết Ho: có sự khác biệt về mức độ thỏa mãn của nhân viên đối với
công việc theo yếu tố đặc điểm cá nhân.
Với độ tin cậy là 95%, nếu mức ý nghĩa quan sát sig. < 0.05 thì giả thuyết
được chấp nhận, ngược lại, ta bác bỏ giả thuyết. Kiểm định về sự khác biệt về mức độ thỏa mãn đối với công việc của nhân viên theo các đặc điểm cá nhân được trình
bày tại phụ lục 7. Kết quả được tóm tắt như sau:
4.5.1. Mối quan hệ giữa sự thỏa mãn công việc và giới tính
Kết quả phân tích cho thấy với sig. = 0.448 có thể nói phương sai của sự thỏa mãn công việc giữa nam và nữ không khác nhau một cách có ý nghĩa thống kê. Phân tích Anova cho thấy sig. = 0.289 > 0.05 nên giả thiết Ho bị bác bỏ. Như vậy khơng có sự khác nhau về sự thỏa mãn công việc giữa nam và nữ.
4.5.2. Mối quan hệ giữa sự thỏa mãn công việc và độ tuổi
Kết quả phân tích cho thấy với sig. = 0.964 có thể nói phương sai của sự thỏa mãn cơng việc giữa ba nhóm độ tuổi khơng khác nhau một cách có ý nghĩa thống kê. Phân tích Anova cho thấy sig. = 0.023 < 0.05 nên chấp nhận giả thiết Ho. Như vậy có sự khác nhau về sự thỏa mãn công việc giữa các độ tuổi. Độ tuổi càng lớn thì sự thỏa mãn đối với công việc càng cao. Kết quả này phù hợp với tình hình thực tế
tại Tổng cơng ty. Khi người lao động càng lớn tuổi thì càng có xu hướng tìm kiếm sự ổn định trong cơng việc. Họ khơng có nhu cầu học hỏi nhiều như khi cịn trẻ. Chỉ cần được làm việc trong mơi trường an tồn, thu nhập ổn định, cơng việc phù hợp với bản thân và khơng có nhiều sự thử thách là họ đã cảm thấy thỏa mãn.
4.5.3. Mối quan hệ giữa sự thỏa mãn cơng việc và trình độ học vấn
Kết quả phân tích cho thấy với sig. = 0.832 có thể nói phương sai của sự thỏa mãn cơng việc giữa ba nhóm trình độ học vấn khơng khác nhau một cách có ý nghĩa thống kê. Phân tích Anova cho thấy sig. = 0.508 > 0.05 nên giả thiết Ho bị bác bỏ. Như vậy khơng có sự khác nhau về sự thỏa mãn cơng việc giữa những người có trình độ học vấn khác nhau.
4.5.4. Mối quan hệ giữa sự thỏa mãn cơng việc và chức danh
Kết quả phân tích cho thấy với sig. = 0.756 có thể nói phương sai của sự thỏa mãn công việc giữa các chức danh khơng khác nhau một cách có ý nghĩa thống kê. Phân tích Anova cho thấy sig. = 0.416 > 0.05 nên giả thiết Ho bị bác bỏ. Như vậy với chức danh khác nhau thì khơng có sự khác nhau về sự thỏa mãn công việc.
4.5.5. Mối quan hệ giữa sự thỏa mãn công việc và loại công việc
Kết quả phân tích cho thấy với sig. = 0.454 có thể nói phương sai của sự thỏa mãn cơng việc giữa trực tiếp và gián tiếp không khác nhau một cách có ý nghĩa thống kê. Phân tích Anova cho thấy sig. = 0.346 > 0.05 nên giả thiết Ho bị bác bỏ. Như vậy khơng có sự khác biệt về sự thỏa mãn công việc giữa công việc trực tiếp và gián tiếp.
4.5.6. Mối quan hệ giữa sự thỏa mãn công việc và thâm niên công tác
Kết quả phân tích cho thấy với sig. = 0.495 có thể nói phương sai của sự thỏa mãn cơng việc giữa bốn nhóm thâm niên cơng tác khơng khác nhau một cách có ý nghĩa thống kê. Phân tích Anova cho thấy sig. = 0.153 > 0.05 nên giả thiết Ho bị bác bỏ. Như vậy khơng có sự khác nhau về sự thỏa mãn công việc giữa những người có thâm niên cơng tác khác nhau.