DỰ BÁO NHU CẦU ĐÀO TẠO, KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ

Một phần của tài liệu Chiến lược phát triển - Trường Đại học Nông - Lâm Bắc Giang (Trang 25 - 28)

PHẦN II : BỐI CẢNH VÀ THỰC TRẠNG CỦA NHÀ TRƯỜNG

2.5. DỰ BÁO NHU CẦU ĐÀO TẠO, KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ

2.5.1. Dự báo đối với đào tạo

2.5.1.1. Về ngành nghề

Q trình cơng nghiệp hố đang tạo ra bước khát triển nhanh chóng các ngành kinh tế. Trong nơng nghiệp nơng thơn, Chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng nơng thơn mới; Đề án tái cơ cấu ngành nông nghiệp theo hướng nâng cao giá trị gia tăng và

phát triển bền vững đang được triển khai đã tạo ra nhu cầu lớn về đào tạo nguồn nhân lực nông lâm nghiệp. Đây là một điều kiện thuận lợi cho các trường Đại học trong đó có Đại học Nơng - Lâm Bắc Giang mở rộng phạm vi và quy mô đào tạo.

Sự phát triển nhanh của khoa học công nghệ, khoảng cách từ nghiên cứu đến ứng dụng trong thực tế ngày càng được rút ngắn.

Xu hướng chuyển dịch cơ cấu trong nông – lâm nghiệp, chuyển đổi trong phương thức tổ chức quản lý quá trình sản xuất đang diễn ra phổ biến dẫn đến sự thay đổi về nhu cầu nhân lực được đặt ra.

Nhu cầu xã hội về các sản phẩm nơng nghiệp an tồn ngày càng thể hiện rõ nét. Sản xuất nơng sản theo hướng hàng hóa với giá thành thấp, có sức cạnh tranh là yêu cầu cấp thiết đặt gia trong bối cảnh hội nhập quốc tế ngày càng sâu rộng.

Các quá trình trên tạo nên sự gia tăng nhu cầu đào tạo, các ngành nghề cần đào tạo có xu hướng được mở rộng, người học địi hỏi phải được tiếp cận với những công nghệ tiến tiến.

Trong bối cảnh trên, dự báo các ngành gắn với cơng nghệ hiện đại, tạo ra sản phẩm an tồn với khối lượng lớn giá thành rẻ (như: sản xuất nông sản theo hướng an tồn; cơng nghệ sinh học, chế biến nơng lâm sản; quản lý môi trường vv...) sẽ là các ngành được xã hội quan tâm và do đó có nhu cầu đào tạo lớn và bền vững.

2.5.1.2. Về trình độ nguồn nhân lực

Với xu thế phát triển của các ngành nghề trong lĩnh vực nông – lâm nghiệp trong tương lai sẽ có những thay đổi lớn về quy mơ sản xuất, công nghệ được áp dụng, thị trường tiêu thụ và phương thức tổ chức quá trình sản xuất. Trong bối cảnh đó yêu cầu về nguồn nhân lực được đào tạo sẽ biến đổi theo hướng: có trình độ cao hơn, khơng những giỏi về kiến thức mà cần thiết phải có năng lực cao về kỹ thuật và tổ chức q trình sản xuất.

Thực tế đó địi hỏi phải có sự thay đổi về phương thức tổ chức quá trình đào tạo. Bên cạnh đó là việc cải tiến chương trình, nội dung đào tạo, tăng cường đầu tư trang bị cơ sở vật chất để nâng cao chất lượng đào tạo sát với nhu cầu thực tiễn đặt ra.

2.5.2. Dự báo nhu cầu khoa học công nghệ

Với sự phát triển của khoa học công nghệ, nhu cầu của việc ứng dụng công nghệ vào sản xuất, tiến bộ khoa học công nghệ ngày càng nhanh chóng được ứng dụng vào sản xuất và đời sống. Quá trình hội nhập quốc tế và khu vực địi hỏi sản phẩm của các nhàng sản xuất nói chung, sản phẩm nơng lâm nghiệm nói riêng phải có ưu thế cạnh tranh cao. Vì vậy, dự báo trong tương lai các sản phẩm nghiên cứu thuộc các ngành, lĩnh vực có quan hệ trực tiếp, gián tiếp đối với sự phát triển nông nghiệp, nông thôn

như: công nghệ sinh học; giống cây trồng, sản xuất sản phẩm an tồn; cơng nghệ bảo quản và chế biến nông sản; công nghệ xử lý môi trường là những nhu cầu phổ biến mà thực tế sản xuất đời sống đặt ra cho nhiệm vụ phát triển khoa học công nghệ.

Theo xu hướng này công tác nghiên cứu khoa học công nghệ của Trường Đại học Nông - Lâm Bắc Giang được xác định ưu tiên nghiên cứu ứng dụng nhằm nhanh chóng đưa kết quả nghiên cứu vào sản xuất nông nghiệp tạo ra sản phẩm an toàn, năng suất và chất lượng cao, bảo vệ môi trường. Tuy nhiên, song song với hướng ưu tiên này vẫn đặt ra nhiệm vụ tiến hành một số nghiên cứu cơ bản ở mức độ phù hợp nhằm khẳng định vai trò, vị thế của Nhà trường đồng thời đóng góp vào sự phát triển khoa học cơng nghệ của đất nước.

2.5.3. Quan hệ hợp tác phát triển

Trong xu thế tồn cầu hóa và hội nhập, quan hệ hợp tác là xu thế mang tính bao trùm, giúp cho các bên đối tác tận dụng được các điều kiện thuận lợi, phát huy lợi thế của mình để cùng phát triển.

Trường Đại học Nông - Lâm Bắc Giang, với những đặc điểm riêng về lịch sử trưởng thành, phát triển và các yếu tố hiện trạng đã xác định hợp tác liên kết là yêu cầu cấp thiết đồng thời là con đường ngắn nhất cho phép nhà trường tiếp cận với các thành tựu khoa học công nghệ hiện đại, bắt kịp với sự phát triển của các trường đại học lớn trong cả nước và vươn lên tầm khu vực.

Với quan điểm và mong muốn đó, trong thời gian qua Nhà trường đã tận dụng mọi cơ hội để tìm kiếm và thiết lập các mối quan hệ hợp tác với nhiều tổ chức, cơ quan trong và ngoài nước. Tuy mới trong bước đầu, song thực tế đã tạo lập mối quan hợp tác với nhiều viện nghiên cứu, nhiều trường đại học nhất là các viện trường ngành nông – lâm nghiệp.

Trong giai đoạn từ nay đến 2020 và những năm sau đó, dự báo quan hệ hợp tác giữa Nhà trường với các đối tác trong và ngoài nước sẽ được đẩy mạnh và có những bước phát triển vượt bậc đặc biệt trong lĩnh vực đào tạo và nghiên cứu khoa học.

Một phần của tài liệu Chiến lược phát triển - Trường Đại học Nông - Lâm Bắc Giang (Trang 25 - 28)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(80 trang)
w