Nâng cao chất lượng đào tạo xây dựng thương hiệu Đại học Nông – Lâm Bắc Giang

Một phần của tài liệu Chiến lược phát triển - Trường Đại học Nông - Lâm Bắc Giang (Trang 33 - 35)

PHẦN II : BỐI CẢNH VÀ THỰC TRẠNG CỦA NHÀ TRƯỜNG

PHẦN III : CHIẾN LƯỢC PHÁT TRIỂN

3.3. GIẢI PHÁP ĐỐI VỚI TỪNG CHIẾN LƯỢC PHÁT TRIỂN

3.3.1.2. Nâng cao chất lượng đào tạo xây dựng thương hiệu Đại học Nông – Lâm Bắc Giang

Lâm Bắc Giang

* Cải tiến chương trình đào tạo

- Từ 2015 – 2018 thực hiện cải tiến chương trình, nội dung và phương pháp đào tạo. + Chương trình đào tạo mang tính thiết thực với yêu cầu của sản xuất và cập nhật với sự phát triển của khoa học công nghệ;

+ Khảo sát xác định nhu cầu xã hội về năng lực thực hiện để xây dựng chuẩn đầu ra và cải tiến chương trình đào tạo phù hợp với chuẩn đầu ra mới, đến năm 2020 đảm bảo chương trình đào tạo của tất cả các ngành kỹ thuật và 50% số ngành thuộc lĩnh vực quản lý đáp ứng định hướng đào tạo năng lực thực hiện.

1.2.2. Tăng cường chất lượng đội ngũ giảng viên

+ Xây dựng ban hành tiêu chuẩn tuyển dụng giảng viên mới đảm bảo tuyển được người giỏi về chuyên môn, phẩm chất đạo đức tốt, tinh thần thái độ làm việc nghiêm túc;

+ Dành tối đa chỉ tiêu cho việc tuyển giảng viên mới. Các vị trí cơng việc khác có thể điều chuyển trong q trình bố trí cơ cấu lại đội ngũ viên chức;

+ Xây dựng ban hành tiêu chuẩn nhằm chuẩn hóa đội ngũ giảng viên, trợ giảng, cán bộ kỹ thuật áp dụng đến năm 2018. Sau thời điểm này nâng cao dần yêu cầu chuẩn hóa đối với cán bộ giảng viên đặc biệt về kỹ năng thực hành, ngoại ngữ và phương pháp giảng dạy;

+ Tiến tới thực hiện việc cho sinh viên chọn giảng viên;

+ Ưu tiên sử dụng đội ngũ giảng viên giỏi trong giảng dạy. Hạn chế việc phân công giờ giảng một cách đồng đều cho mỗi giảng viên;

+ Hỗ trợ giảng viên về tài chính, bố trí cơng việc để giảng viên, cán bộ kỹ thuật tự xây dựng và thực hiện kế hoạch học tập, để trong thời gian nhất định đảm bảo các tiêu chuẩn cần có.

- Quy hoạch và lựạ chọn những giảng viên thực sự có năng lực chun mơn và quản lý để bổ nhiệm vào vị trí quản lý các khoa và bộ mơn (khơng quá nặng về tuổi đời, thâm niên công tác).

- Liên kết với các cơ quan nghiên cứu, các cơ sở đào tạo lớn mời giảng viên có uy tín tham gia giảng dạy một số học phần, chuyên đề cho cho sinh viên và bồi dưỡng giảng viên cơ hữu của Nhà trường

* Nâng cao dần chuẩn đầu ra đối với sinh viên tốt nghiệp

Trong giai đoạn 2015 – 2020 áp dụng chuẩn đầu ra như hiện nay. Từ sau năm 2020 thực hiện việc quản lý chất lượng theo tiêu chuẩn quốc tế.

3.3.2. Giải pháp đối với chiến lược khoa học công nghệ và hợp tác quốc tế

- Xác định định hướng khoa học công nghệ:

+ Nghiên cứu ứng dụng đáp ứng yêu cầu thực tiễn sản xuất đặt ra

+ Điều tra khảo sát (trước mắt là đối với địa phương tỉnh Bắc Giang và vùng lân cận) để xác định nhu cầu về sản phẩm khoa học. Liên kết với sở, ngành, các địa phương, các trung tâm ứng dụng KHCN và các doanh nghiệp của tỉnh Bắc Giang trong việc triển khai các đề tài nghiên cứu, chuyển giao tiến bộ khoa học cơng nghệ góp phần nâng cao năng suất, chất lượng các sản phẩm nơng sản hàng hóa của tỉnh.

+ Tìm kiếm việc đặt hàng nghiên cứu từ các địa phương, doanh nghiệp để định hướng các đề tài nghiên cứu.

+ Xây dựng và đề nghị Nhà nước phê duyệt Dự án “Tăng cường năng lực ngành cơng nghệ thực phẩm” trong đó bao hàm việc đầu tư trang thiết bị và đào tạo đội ngũ cán bộ giảng dạy nghiên cứu trở thành ngành trọng tâm của Nhà trường.

- Tập trung nguồn lực (tài chính, nhân lực) cho các đề tài, dự án có khả năng giải quyết các vấn đề về kỹ thuật công nghệ và quản lý. Đảm bảo 60% các sản phẩm nghiên cứu được đưa vào ứng dụng trong thực tế.

- Tổ chức lực lượng giảng viên có trình độ cao hình thành các nhóm nghiên cứu để đến năm 2017 có khả năng đảm nhận các nhiệm vụ nghiên cứu cấp bộ được chỉ định, đến 2020 có thể tham gia đấu thầu các đề tài lớn cấp bộ, và cấp nhà nước.

- Xây dựng và định hình mơ hình kết hợp NCKH với đào tạo, bồi dưỡng nâng cao trình độ chun mơn - nghiệp vụ của đội ngũ cán bộ giảng viên.

- Kết hợp chặt chẽ hoạt động nghiên cứu ứng dụng với việc xây dựng các mơ hình sản xuất tiên tiến nhằm khai thác, sử dụng có hiệu quả cơ sở vật chất, đất đai hiện có, đồng thời đẩy nhanh việc đưa kết quả nghiên cứu ứng dụng và thực tế (thông qua Trung tâm Nghiên cứu Ứng dụng và Chuyển giao Công nghệ Nông Lâm nghiệp).

- Đầu tư xây dựng hệ thống cơ sở vật chất kỹ thuật đồng bộ và hiện đại nhằm đáp ứng yêu cầu đào tạo, nghiên cứu khoa học - công nghệ chất lượng cao.

- Nghiên cứu việc lập quỹ bảo hiểm rủi ro nhằm đảm bảo cho việc mạnh dạn đề xuất thực hiện các đề tài dự án mới mang tính sáng tạo.

- Liên kết với các cơ sở nghiên cứu (các trường, viện, trung tâm nghiên cứu trong lĩnh vực nông lâm nghiệp, quản lý tài nguyên, quản lý kinh tế) nhằm tận dụng thế mạnh của đơn vị liên kết về năng lực đội ngũ, thiết bị trong việc thực hiện các đề tài. Trong khi tiềm lực của trường về khoa học chưa đủ mạnh sẽ mở rộng việc tìm kiếm liên kết với theo phương thức cử cán bộ tham gia hoặc thực hiện một phần các chương trình dự án theo kiểu “đề tài nhánh”.

- Sử dụng cơ chế khuyến khích vật chất đối với các đơn vị, cá nhân khai thác được các đề tài, hợp đồng cho Nhà trường.

- Về hợp tác quốc tế: thực hiện liên kết đào tạo với các trường đại học có uy tín trong khu vực; mở rộng mối quan hệ trao đổi hợp tác nghiên cứu một cách bình đẳng với các viện, trường tại các quốc gia khác trên thế giới. Đến năm 2020 thực hiện được 3 – 4 dự án liên kết đào tạo và nghiên cứu quốc tế.

Một phần của tài liệu Chiến lược phát triển - Trường Đại học Nông - Lâm Bắc Giang (Trang 33 - 35)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(80 trang)
w