Bước
nghiên cứu Phương pháp
Phương pháp thực hiện Số lượng mẫu Thời gian thực hiện
Sơ bộ Định tính Thảo luận nhóm 8 Tháng 09/2013
Chính thức Định lượng Phỏng vấn trực tiếp, phỏng vấn online sử dụng công cụ Google Documents 200 Tháng 10/2013
3.1.1.1. Nghiên cứu sơ bộ bằng phương pháp định tính
Nghiên cứu sơ bộ được thực hiện tại TP. HCM vào tháng 09/2013 bằng phương pháp định tính. Để thu thập dữ liệu định tính, tác giả sử dụng dàn bài thảo luận nhóm 8 người (Phụ lục 1) với các câu hỏi mở nhằm mục đích khám phá, điều
chỉnh và bổ sung thang đo gốc của các khái niệm nghiên cứu: Tính giải trí, Giá trị thơng tin, Sự phiều nhiễu, Độ tin cậy và Thái độ của khách hàng. Đồng thời, bảng câu hỏi được khảo sát thử để xem xét sự rõ ràng của thuật ngữ và điều chỉnh trước khi tiến hành phỏng vấn chính thức.
Phương thức thảo luận: tác giả sẽ dựa trên dàn bài thảo luận nhóm để khai thác các ý kiến của các thành viên trong nhóm, thành viên này có thể bác bỏ ý kiến của thành viên khác. Tác giả sẽ ghi chú lại bằng văn bản toàn bộ những ý kiến trên, những quan điểm được trên 50% số thành viên đồng ý sẽ được giữ lại.
Kết quả nghiên cứu định tính:
Thống nhất các yếu tố tác động đến thái độ khách hàng đối với hình thức
quảng cáo qua tin nhắn văn bản SMS trên điện thoại di động bao gồm: Tính giải trí, Giá trị thơng tin, Sự phiền nhiễu và Độ tin cậy như mơ hình nghiên cứu đề xuất ở Chương 2.
Ngoài các biến quan sát thang đo yếu tố Giá trị thông tin của Tsang và
cộng sự (2004), cần bổ sung thêm biến quan sát là: “Nhờ quảng cáo qua tin nhắn văn bản SMS trên điện thoại di động, tơi có thể nhận được các thơng tin khuyến mãi hữu ích”.
Ngoài các biến quan sát thang đo yếu tố Sự phiền nhiễu của Tsang và cộng sự (2004), cần bổ sung thêm hai biến quan sát là: “Tôi cảm thấy các quảng cáo qua tin nhắn văn bản SMS trên điện thoại là lừa đảo” và “Tơi cảm thấy khó chịu đối với những mẫu quảng cáo qua tin nhắn văn bản SMS được gửi đến điện thoại di động mà khơng có sự cho phép của tơi trước đó”.
Sau khi cho nhóm thảo luận đọc Bảng câu hỏi khảo sát thử, tác giả đã
nhận một số góp ý và đã chỉnh sửa để một số câu hỏi dễ hiểu hơn, từ đó đưa ra Bảng câu hỏi nghiên cứu định lượng (Phụ lục 2). Bảng sau thể hiện một số câu hỏi khảo sát cần chỉnh sửa: