Mã Thang đo Thang đo
gốc TĐ_1 Tơi thích ý tưởng sử dụng quảng cáo qua tin nhắn văn bản SMS trên điện thoại di động.
Xu (2007)
TĐ_2 Sử dụng quảng cáo qua tin nhắn văn bản SMS trên điện thoại di động là một ý tưởng hay. TĐ_3 Sử dụng quảng cáo qua tin nhắn văn bản SMS trên điện thoại di động là một ý tưởng khôn ngoan.
Thái độ của khách hàng đối với quảng cáo là nhận thức của khách hàng thông qua trãi nghiệm mà họ có được về quảng cáo. Trong nghiên cứu của Tsang và cộng sự (2004), thang đo Thái độ của khách hàng được đo lường chỉ bằng 1 biến quan sát. Trong đề tài này, để có thể đánh giá Độ tin cậy của thang đo Thái độ của khách hàng đối với quảng cáo qua tin nhắn văn bản SMS trên điện thoại di động,
tác giả sẽ sử dụng thang đo Thái độ của khách hàng của Xu (2007) với 3 biến quan sát, ký hiệu từ TĐ_1 đến TĐ_3. Cụ thể trình bày ở Bảng 3.7.
Tóm tắt chương 3
Chương này đã trình bày về: thiết kế nghiên cứu (3.1); thang đo (3.2). Chương tiếp theo sẽ trình bày kết quả kiểm định thang đo, phân tích nhân tố, kiểm định mơ hình và các giả thuyết nghiên cứu.
CHƯƠNG 4: KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU
Chương 3 đã trình bày về phương pháp nghiên cứu. Chương này sẽ trình bày những kết quả của nghiên cứu, bao gồm:
Mô tả mẫu nghiên cứu.
Đánh giá thang đo.
Kiểm định mơ hình và giả thuyết nghiên cứu.
4.1. Mô tả mẫu nghiên cứu
Khảo sát được thực hiện bằng hai hình thức: phỏng vấn trực tiếp bằng bảng câu hỏi (phát 210 bảng câu hỏi cho các đối tượng khảo sát) và bảng câu hỏi trực tuyến thông qua công cụ Google Documents gửi đến các đối tượng khảo sát tại khu vực TP. Hồ Chí Minh. Kết quả khảo sát thu được 281 bảng trả lời, bao gồm 192 bảng trả lời từ hình thức phỏng vấn trực tiếp và 89 bảng trả lời từ hình thức phỏng vấn trực tuyến. Sau đó, tác giả tiến hành làm sạch số liệu để loại trừ những mẫu mà người trả lời không phải là đối tượng khảo sát của nghiên cứu, những mẫu có nội dung trả lời thiếu sót hoặc khơng nhất qn. Kết quả sau khi làm sạch số liệu thu được 200 mẫu hợp lệ (Phụ lục 3). Trong đó:
Về giới tính: gồm 105 nam và 95 nữ (tương đương 52,5% nam và 47,5% nữ).
Phần chênh lệch về giới tính khơng q lớn, có thể chấp nhận được.
Về độ tuổi và thu nhập: phần lớn đối tượng khảo sát có độ tuổi từ 25-30 tuổi
(chiếm 48%), kế tiếp là 18-24 tuổi (chiếm 37%), 31-40 tuổi (chiếm 13%) và trên 40 tuổi (chiếm 2%).
Về trình độ học vấn và thu nhập: trình độ cao đẳng/đại học chiếm tỷ lệ lớn
nhất 88,5%; trình độ dưới cao đẳng/đại học chiếm tỷ lệ thấp nhất 2,5%; trình độ trên đại học chiếm tỷ lệ 9%.