Đối với rủi ro tín dụng ngân hàng (LLP)

Một phần của tài liệu Luận văn thạc sĩ UEH các yếu tố tác động đến thanh khoản tại các ngân hàng thương mại việt nam (Trang 74 - 76)

CHƯƠNG 1 : GIỚI THIỆU ĐỀ TÀI NGHIÊN CỨU

4.8. Kết quả nghiên cứu

4.8.4.3. Đối với rủi ro tín dụng ngân hàng (LLP)

Biến LLP có hệ số beta -7,31, giá trị lớn nhất so với các biến có ý nghĩa thống kê cịn lại. Vậy rủi ro tín dụng là yếu tố quan trọng và tác động mạnh nhất hiện nay đến tỷ lệ thanh khoản tại các ngân hàng thương mại Việt Nam. Kết quả nghiên cứu phù hợp với thực tế thời gian qua tại các ngân hàng thương mại Việt Nam, nợ xấu là một trong những nguyên nhân khiến cho tính thanh khoản của ngân hàng giảm sút. Những ngân hàng có tỷ lệ nợ quá hạn và nợ xấu cao thường là những ngân hàng gặp khó khăn trong thanh toán. Kết quả này cũng phù hợp với kỳ vọng đặt ra của mơ hình nghiên cứu.

TĨM TẮT CHƯƠNG 4

Kết quả tìm được khi nghiên cứu các yếu tố tác động đến tỷ lệ thanh khoản tại các NHTM Việt Nam gần tương đồng với các nghiên cứu trước. Tuy nhiên, kết quả cũng cho thấy hoạt động ngân hàng Việt Nam có những đặc thù khác biệt với các nền kinh tế khác.

Biến rủi ro tín dụng có tác động ngược chiều và mạnh nhất đến tỷ lệ thanh khoản. Điều này cho thấy, rủi ro tín dụng càng cao khiến cho tỷ lệ thanh khoản tại ngân hàng giảm mạnh. Nếu ngân hàng quản lý tốt rủi ro tín dụng sẽ cải thiện tỷ lệ thanh khoản đáng kể.

Biến tỷ lệ vốn cũng có tác động ngược chiều đến tỷ lệ thanh khoản. Điều này phù hợp với thực tế ở Việt Nam, các ngân hàng có tỷ lệ vốn chủ sở hữu thấp dưới áp lực của Basel III phải duy trì một tỷ lệ thanh khoản cao để đảm bảo an tồn trong thanh tốn.

Biến tỷ lệ lợi nhuận sau thuế trên tổng tài sản có tác động cùng chiều đến tỷ thanh khoản. Điều này không đúng ở một số quốc gia và ngược với lý thuyết thanh khoản và lợi nhuận. Nhưng lại đúng với Việt Nam trong giai đoạn này, nhóm những ngân hàng duy trì được tỷ lệ tăng trưởng lợi nhuận tốt là những ngân hàng có khả năng thanh khoản dồi dào.

Vậy, sau khi tiến hành kiểm định mơ hình từ bước xử lý số liệu có vi phạm các giả thuyết hồi quy hay khơng, sau đó tiến hành dùng phương pháp Robust để khắc phục tự tương quan và phương sai sai số thay đổi nhằm đảm bảo ước lượng thu được vững và hiệu quả, bài nghiên cứu lựa chọn được mơ hình cuối cùng gồm 03 biến: Biến rủi ro tín dụng LLP, Tỷ lệ vốn CAP, Tỷ lệ lợi nhuận ROA.

CHƯƠNG 5:

KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ NHẰM QUẢN LÝ THANH KHOẢN

CỦA CÁC NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI VIỆT NAM

Một phần của tài liệu Luận văn thạc sĩ UEH các yếu tố tác động đến thanh khoản tại các ngân hàng thương mại việt nam (Trang 74 - 76)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(100 trang)