Mã biến Tên biến Cách đo lường Nguồn Kỳ vọng
Biến phụ thuộc LA Tỷ lệ thanh khoản ngân hàng Tài sản có tính thanh khoản / Tổng tài sản Tổng hợp từ báo cáo tài chính của ngân hàng Biến độc lập SIZE Quy mô ngân hàng Logarit của
tổng dư nợ Tcáo tài chính ổng hợp từ báo
của ngân hàng (-) CAP Tỷ lệ vốn ngân hàng Vốn chủ sở hữu / Tổng nguồn vốn Tổng hợp từ báo cáo tài chính của ngân hàng (-) ROA Khả năng sinh lợi ngân hàng
Lợi nhuận sau thuế / Tổng tài sản
Tổng hợp từ báo cáo tài chính
LLP Rủi ro tín dụng ngân hàng Giá trị trích lập dự phịng rủi ro tín dụng / Tổng tài sản Tổng hợp từ báo cáo tài chính của ngân hàng (-)
GDP Tăng trưởng Ttrưởng GDP ốc độ tăng hàng năm
World Bank
(+)
IRM Lãi suất biên
Chênh lệch lãi suất cho vay và lãi suất huy động World Bank (-)
(Nguồn: Tổng hợp của tác giả)
4.7. Phương pháp phân tích dữ liệu 4.7.1. Thống kê mô tả 4.7.1. Thống kê mô tả
Thống kê mô tả được sử dụng để mơ tả những đặc tính cơ bản của dữ liệu thu thập được từ nghiên cứu thực nghiệm như: tổng số mẫu quan sát, giá trị trung bình, độ lệch chuẩn, giá trị nhỏ nhất, giá trị lớn nhất.
4.7.2. Phân tích tương quan
Phân tích tương quan cho ta thấy mức tương quan giữa các biến trong mơ hình nghiên cứu.
4.7.3. Phân tích hồi quy tuyến tính trên dữ liệu bảng
Phân tích hồi quy sẽ xác định được mức độ ảnh hưởng của các biến độc lập lên biến phụ thuộc. Mơ hình phân tích hồi quy sẽ mơ tả hình thức của mối quan hệ và qua đó giúp ta dự đốn được mức độ của biến phụ thuộc khi biết trước giá trị của các biến độc lập.
Phân tích hồi quy theo phương pháp Fixed Effect và Random Effect đối với dữ liệu bảng. Sau đó sử dụng kiểm định Hausman để lựa chọn phương pháp phù hợp cho nghiên cứu.
4.8. Kết quả nghiên cứu 4.8.1. Thống kê mô tả 4.8.1. Thống kê mô tả
Dữ liệu nghiên cứu được thu thập từ 22 ngân hàng thương mại Việt Nam trong giai đoạn 2010-2015 với các biến số được mô tả trong bảng 4.2 sau đây:
Bảng 4.2: Thống kê mơ tả các biến trong mơ hình
Tên biến thGiá trấp nhất ị cao nhGiá trất ị trung bình Giá trị Độ lệch chuẩn
Tỷ lệ thanh khoản .0240 .6104 .207748 .0945840 Quy mô 29.87 34.33 31.9124 1.12577 Tỷ lệ vốn .0426 .2554 .102417 .0435287 ROA .0001 .0554 .009254 .0072272 Rủi ro tín dụng .0000 .0251 .005767 .0045956 Tỷ lệ tăng trưởng .0525 .0668 .059983 .0051767 Lãi suất biên ngân hàng .0194 .0323 .027300 .0043882
Nguồn: Báo cáo phân tích dữ liệu từ phần mềm SPSS
4.8.1.1. Tỷ lệ thanh khoản
Tỷ lệ thanh khoản (LAi,t) của các ngân hàng thương mại Việt Nam khá cao, có giá trị trung bình 0,2077 nằm trong giới hạn giá trị lớn nhất 0,6104 và giá trị nhỏ nhất 0,024 với độ lệch chuẩn là 0,0945. Tỷ lệ này phản ánh đúng tình trạng nền kinh tế Việt Nam trong giai đoạn 2010 – 2015. Cụ thể, trong giai đoạn này thì tỷ lệ thanh khoản năm cao nhất thuộc về ngân hàng thương mại cổ phần Đông Nam Á (Seabank) với tỷ lệ thanh khoản là 0,6104 vào năm 2011. Tỷ lệ thanh khoản thấp nhất cũng thuộc về ngân hàng thương mại cổ phần Đông Nam Á với tỷ lệ thanh khoản là 0,024 vào năm 2012. Có sự thay đổi lớn lao trong tỷ lệ thanh khoản ở ngân hàng TMCP Đông Nam Á giữa năm 2011 và 2012 là do khoản tiền gửi tại NHNN của Seabank giảm đột ngột từ 19016 tỷ (năm 2011) xuống còn 1348 tỷ (năm 2012).
Hình 4.2: Tỷ lệ thanh khoản trung bình qua các năm
(Nguồn: Báo cáo tài chính của 22 NHTM năm 2010-2015 và tính tốn của tác giả) Trong bối cảnh kinh tế đang dần ổn định trở lại, các ngân hàng thương mại đã bắt đầu chủ động giảm tỷ lệ thanh khoản.
4.8.1.2. Quy mô
Biến SIZE có mức trung bình là 31,91; độ lệch chuẩn 1,125; mức thấp nhất là 29,87 và mức cao nhất là 34,33.
Điều này có nghĩa là logarit tổng dư nợ trung bình của các NHTM là 31,91. Xét trong mẫu này, những ngân hàng có quy mơ dư nợ lớn nhất là: BIDV, Vietinbank, Vietcombank. Ngược lại, những ngân hàng có quy mơ nhỏ là: Kienlongbank, Nam A bank, SGB.
4.8.1.3. Tỷ lệ vốn ngân hàng
Vốn chủ sở hữu trên tổng nguồn vốn (CAPi,t) có giá trị trung bình là 0,1024 trong đó giá trị nhỏ nhất 0,0426 và giá trị lớn nhất 0,2554 với độ lệch chuẩn 0,0435. Cụ thể, ngân hàng có tỷ lệ vốn chủ sở hữu cao nhất là KienLongBank vào năm 2010 với tỷ lệ 0.2554. Ngược lại tỷ lệ vốn chủ sở hữu thấp nhất là của ACB vào năm 2011 với tỷ lệ chỉ 0,0426. 24.22% 27.13% 20.28% 19.88% 18.81% 14.33% 0.00% 5.00% 10.00% 15.00% 20.00% 25.00% 30.00% 2009 2010 2011 2012 2013 2014 2015 2016
Hình 4.3: Tỷ lệ vốn trung bình qua các năm
(Nguồn: Báo cáo tài chính của 22 NHTM năm 2010-2015 và tính tốn của tác giả) Theo hình 4.3, ta thấy càng về sau tỷ lệ vốn chủ sở hữu của các NHTM càng giảm, từ 10,64% vào năm 2010 giảm xuống 9,20% vào năm 2015.
4.8.1.4. Khả năng sinh lợi ngân hàng
Khả năng sinh lợi ngân hàng được đo lường bằng lợi nhuận sau thuế chia cho tổng tài sản. Khả năng sinh lợi trung bình của các NHTM trong giai đoạn 2010- 2015 theo mẫu nghiên cứu là 0.009254. Trong đó, cao nhất là ngân hàng Sài Gịn Cơng Thương (SGB) với tỷ suất là 0,0554 vào năm 2010; và thấp nhất là ngân hàng Quốc Dân (NVB) với tỷ suất là 0,0001 vào năm 2012. Độ lệch chuẩn là 0,0072. Khoảng cách giữa giá trị lớn nhất và giá trị nhỏ nhất của và độ lệch chuẩn lớn cho thấy sự khác biệt đáng kể về lợi nhuận giữa các ngân hàng.
10.64% 10.59% 11.41% 10.33% 9.28% 9.20% 0.00% 2.00% 4.00% 6.00% 8.00% 10.00% 12.00% 2009 2010 2011 2012 2013 2014 2015 2016
Hình 4.4: Tỷ suất ROA trung bình qua các năm
(Nguồn: Báo cáo tài chính của 22 NHTM năm 2010-2015 và tính tốn của tác giả) Theo hình 4.4, ta thấy càng về sau tỷ suất ROA của các NHTM càng giảm, từ 0,0164 vào năm 2010 giảm xuống 0,005 vào năm 2015. Có thể do lo ngại về nợ xấu nên nhiều ngân hàng đã tăng mạnh trích lập dự phịng rủi ro tín dụng khiến cho lợi nhuận của họ không được như kỳ vọng.
4.8.1.5. Rủi ro tín dụng ngân hàng
Rủi ro tín dụng trung bình của các NHTM trong giai đoạn 2010-2015 theo mẫu nghiên cứu là 0,005767. Trong đó, cao nhất là MaritimeBank với tỷ suất 0,0251 vào năm 2014; và thấp nhất là ngân hàng VietABank (năm 2011); SHB (năm 2013, 2012) và NVB (năm 2014) đều có tỷ suất là 0%. Độ lệch chuẩn là 0,0045956.. 1.64% 1.36% 0.86% 0.61% 0.57% 0.50% 0.00% 0.20% 0.40% 0.60% 0.80% 1.00% 1.20% 1.40% 1.60% 1.80% 2009 2010 2011 2012 2013 2014 2015 2016
Hình 4.5: Rủi ro tín dụng ngân hàng trung bình qua các năm
(Nguồn: Báo cáo tài chính của 22 NHTM năm 2010-2015 và tính tốn của tác giả) Mặc dù chi phí dự phịng rủi ro tín dụng vẫn tăng đều qua các năm, nhưng nhìn chung tỷ lệ rủi ro trung bình vẫn nhỏ hơn 0,03 so với tỷ lệ quy định của ngân hàng nhà nước.
4.8.1.6. Tỷ lệ tăng trưởng GDP
Hình 4.6: Tỷ lệ tăng trưởng GDP qua các năm
Nguồn: WorldBank 0.30% 0.46% 0.62% 0.56% 0.71% 0.81% 0.00% 0.10% 0.20% 0.30% 0.40% 0.50% 0.60% 0.70% 0.80% 0.90% 2009 2010 2011 2012 2013 2014 2015 2016 6.68% 5.98% 5.42% 5.25% 6.24% 6.42% 0 0.01 0.02 0.03 0.04 0.05 0.06 0.07 0.08 2009 2010 2011 2012 2013 2014 2015 2016
Nền kinh tế Việt Nam đang trên đà phục hồi tích cực, đạt mức tăng 6,68% so với năm 2014, cao nhất trong vòng 5 năm và trở thành một điểm sáng tăng trưởng trên Thế giới.
4.8.1.7. Lãi suất biên
Hình 4.7: Lãi suất biên qua các năm
Nguồn: WorldBank
Theo khảo sát của Ngân hàng Thế giới trong khoảng thời gian từ 2010 đến 2015 thì lãi suất biên ngân hàng Việt Nam cao nhất là 3,23% (năm 2013) và thấp nhất là 1,94% (năm 2010).
4.8.2. Phân tích tương quan
Bảng 4.3: Hệ số tương quan giữa các biến trong mơ hình
Nguồn: Kết quả phân tích của tác giả
2.37% 2.91% 3.23% 2.97% 2.96% 1.94% 0 0.005 0.01 0.015 0.02 0.025 0.03 0.035 2009 2010 2011 2012 2013 2014 2015 2016
Dựa vào bảng 4.3 ta thấy:
Các biến độc lập SIZEi,t, ROAi,t, IRMi,t tác động cùng chiều đến LAi,t. Các biến độc lập CAPi,t, LLPi,t, GDPt tác động ngược chiều đến LAi,t. Khơng có hiện tượng đa cộng tuyến nghiêm trọng, do các hệ số tương quan có giá trị khơng cao (chuẩn so sánh theo Farrar & Glauber (1967) là 0,8).
4.8.3. Phân tích hồi quy
Với dữ liệu bảng cân bằng, nghiên cứu tiến hành phân tích hồi quy bằng phương pháp tác động cố định (FEM) và tác động ngẫu nhiên (REM) với 6 biến độc lập và 1 biến phụ thuộc.
4.8.3.1. Kiểm định FEM
Bảng 4.4: Kết quả phân tích hồi quy theo phương pháp FEM
Kết quả phân tích theo phương pháp FEM cho thấy có 3 biến CAP, ROA và LLP có ý nghĩa thống kê ở mức ý nghĩa 5%. Biến IRM tác động đến LA ở mức ý nghĩa 10%.
4.8.3.2. Kiểm định REM
Nghiên cứu tiếp tục thực hiện hồi quy theo phương pháp REM cho thấy cũng các biến CAP, ROA và LLP tác động đến LA có ý nghĩa thống kê ở mức 5%. Còn tác động của SIZE, GDP, IRM là khơng có ý nghĩa thống kê.
Bảng 4.5: Kết quả phân tích hồi quy theo phương pháp REM
Nguồn: Phân tích dữ liệu từ phần mềm Stata
4.8.3.3. Kiểm định Hausman
Để lựa chọn phương pháp nào phù hợp hơn giữa FEM và REM, nghiên cứu sử dụng kiểm định Hausman
Bảng 4.6: Kết quả kiểm định Hausman
Nguồn: Phân tích dữ liệu từ phần mềm Stata
Kết quả cho thấy: Prob>chi2 = 0,9011 lớn hơn mức ý nghĩa 5% nên phương pháp tác động ngẫu nhiên phù hợp hơn phương pháp tác động cố định.
4.8.3.4. Kiểm định LM-test
Với kiểm định LM-test dùng để kiểm tra xem mơ hình REM và Pool-OLS cái nào tốt hơn.
Bảng 4.7: Kết quả kiểm định LM-test
Kết quả cho thấy: Prob > chibar2 = 0,000 nhỏ hơn mức ý nghĩa nên phương pháp tác động ngẫu nhiên sẽ phù hợp hơn.
4.8.3.5. Kiểm định các khuyết tật của mơ hình
Bảng 4.8: Kết quả kiểm định các bệnh của mơ hình
Nguồn: Phân tích dữ liệu từ phần mềm Stata
Theo kết quả ở bảng 4.8, chỉ số Pr>chi2(1) đều nhỏ hơn mức ý nghĩa. Như vậy, mơ hình đã bị dính các khuyết tật (hiện tượng phương sai sai số thay đổi và hiện tượng tự tương quan).
4.8.3.6. Khắc phục các khuyết tật mơ hình
Hiện tượng tự tương quan và hiện tượng phương sai thay đổi sẽ làm cho các ước lượng thu được không hiệu quả, các kiểm định hệ số hồi quy khơng cịn đáng tin cậy.
Bảng 4.9: Phương pháp Robust
Nguồn: Phân tích dữ liệu từ phần mềm Stata Sau khi khắc phục các bệnh của mơ hình, ta có kết quả sau:
LAi,t = 0,925 – 1,075 * CAPi,t + 3,388 * ROAi,t – 7,31 * LLPi,t + 𝜺Ri,t
+ Biến SIZE tác động ngược chiều (-0,022) và khơng có ý nghĩa thống kê với mức ý nghĩa 5%.
+ Biến CAP tác động ngược chiều (-1,075) và có ý nghĩa thống kê với mức ý nghĩa 5%.
+ Biến ROA tác động cùng chiều (3,388) và có ý nghĩa thống kê với mức ý nghĩa 10%.
+ Biến LLP tác động ngược chiều (-7,31) và có ý nghĩa thống kê với mức ý nghĩa 5%.
+ Biến GDP tác động cùng chiều (0,145) và khơng có ý nghĩa thống kê với mức ý nghĩa 5%.
+ Biến IRM tác động cùng chiều (3,301) và khơng có ý nghĩa thống kê với mức ý nghĩa 5%.
4.8.4. Thảo luận kết quả nghiên cứu 4.8.4.1. Đối với tỷ lệ vốn ngân hàng (CAP) 4.8.4.1. Đối với tỷ lệ vốn ngân hàng (CAP)
Kết quả kiểm định mơ hình cho thấy, tỷ lệ vốn của ngân hàng được đo lường bằng Vốn chủ sở hữu/Tổng nguồn vốn có tác động tiêu cực đến tỷ lệ thanh khoản với mức ý nghĩa thống kê 5%. Kết quả này cũng phù hợp với kỳ vọng đặt ra của mơ hình nghiên cứu.Như vậy, những ngân hàng có tỷ lệ vốn thấp là những ngân hàng có tỷ lệ thanh khoản cao hơn, điều này được hiểu là các ngân hàng thương mại tại Việt Nam có tỷ lệ vốn chủ sở hữu thấp, dưới áp lực của Basel III phải duy trì một tỷ lệ thanh khoản cao để đảm bảo an tồn trong thanh tốn. Cụ thể, ngân hàng thương mại cổ phần Kiên Long là ngân hàng có tỷ lệ vốn cao nhất CAP2010 = 0,2554 nhưng tỷ lệ thanh khoản trong năm 2010 khá thấp chỉ đạt LA2010 = 0,1755 thấp hơn mức trung bình là 0,207748..Trong khi, ngân hàng ACB vào năm 2011 có tỷ lệ vốn thấp nhất so với các ngân hàng khác CAP2011 = 0,0426 nhưng tỷ lệ thanh khoản tương đối cao LA2011 = 0,3383.
4.8.4.2. Đối với khả năng sinh lợi ngân hàng ROA
Khả năng sinh lợi ngân hàng được đo lường bằng lợi nhuận sau thuế / tổng tài sản có quan hệ cùng chiều với tỷ lệ thanh khoản với hệ số hồi quy 3,388 ở mức ý nghĩa 10%. Kết quả này cũng phù hợp với kỳ vọng đặt ra của mơ hình nghiên cứu. Điều này có thể được lý giải như sau. Thứ nhất, khi ngân hàng có nhiều lợi nhuận sẽ có tiền để bù đắp cho các khoản chi phí hay trang trải các khoản nợ. Thứ hai, nếu lợi nhuận sau thuế của ngân hàng tăng, từ đó tăng lịng tin của người gửi tiền và ngân hàng có thể huy động được lượng vốn lớn. Điều đó giúp cho ngân hàng có thể ổn định thanh khoản nhờ đầu tư vào những tài sản thanh khoản.
4.8.4.3. Đối với rủi ro tín dụng ngân hàng (LLP)
Biến LLP có hệ số beta -7,31, giá trị lớn nhất so với các biến có ý nghĩa thống kê cịn lại. Vậy rủi ro tín dụng là yếu tố quan trọng và tác động mạnh nhất hiện nay đến tỷ lệ thanh khoản tại các ngân hàng thương mại Việt Nam. Kết quả nghiên cứu phù hợp với thực tế thời gian qua tại các ngân hàng thương mại Việt Nam, nợ xấu là một trong những nguyên nhân khiến cho tính thanh khoản của ngân hàng giảm sút. Những ngân hàng có tỷ lệ nợ quá hạn và nợ xấu cao thường là những ngân hàng gặp khó khăn trong thanh tốn. Kết quả này cũng phù hợp với kỳ vọng đặt ra của mô hình nghiên cứu.
TĨM TẮT CHƯƠNG 4
Kết quả tìm được khi nghiên cứu các yếu tố tác động đến tỷ lệ thanh khoản tại các NHTM Việt Nam gần tương đồng với các nghiên cứu trước. Tuy nhiên, kết quả cũng cho thấy hoạt động ngân hàng Việt Nam có những đặc thù khác biệt với các nền kinh tế khác.
Biến rủi ro tín dụng có tác động ngược chiều và mạnh nhất đến tỷ lệ thanh khoản. Điều này cho thấy, rủi ro tín dụng càng cao khiến cho tỷ lệ thanh khoản tại ngân hàng giảm mạnh. Nếu ngân hàng quản lý tốt rủi ro tín dụng sẽ cải thiện tỷ lệ thanh khoản đáng kể.
Biến tỷ lệ vốn cũng có tác động ngược chiều đến tỷ lệ thanh khoản. Điều này phù hợp với thực tế ở Việt Nam, các ngân hàng có tỷ lệ vốn chủ sở hữu thấp dưới áp lực của Basel III phải duy trì một tỷ lệ thanh khoản cao để đảm bảo an tồn trong thanh tốn.
Biến tỷ lệ lợi nhuận sau thuế trên tổng tài sản có tác động cùng chiều đến tỷ thanh khoản. Điều này không đúng ở một số quốc gia và ngược với lý thuyết thanh khoản và lợi nhuận. Nhưng lại đúng với Việt Nam trong giai đoạn này, nhóm những ngân hàng duy trì được tỷ lệ tăng trưởng lợi nhuận tốt là những ngân hàng có khả năng thanh khoản dồi dào.
Vậy, sau khi tiến hành kiểm định mơ hình từ bước xử lý số liệu có vi phạm các giả thuyết hồi quy hay khơng, sau đó tiến hành dùng phương pháp Robust để khắc phục tự tương quan và phương sai sai số thay đổi nhằm đảm bảo ước lượng thu được vững và hiệu quả, bài nghiên cứu lựa chọn được mơ hình cuối cùng gồm 03 biến: Biến rủi ro tín dụng LLP, Tỷ lệ vốn CAP, Tỷ lệ lợi nhuận ROA.
CHƯƠNG 5:
KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ NHẰM QUẢN LÝ THANH KHOẢN
CỦA CÁC NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI VIỆT NAM