CHƯƠNG 1 : GIỚI THIỆU ĐỀ TÀI NGHIÊN CỨU
2.2. Các nghiên cứu trước đây
2.2.1 Các nghiên cứu nước ngoài
Deléchat và các cộng sự (2012) khi nghiên cứu các yếu tố tác động đến tỷ lệ thanh khoản tại 96 ngân hàng trong giai đoạn 2006 - 2010 tại các quốc gia Trung Mỹ, Panama và Cộng hòa Dominican (Bắc Mỹ) cho rằng: quy mơ ngân hàng, rủi ro
tín dụng, tỷ lệ vốn, lãi suất biên (chênh lệch lãi suất cho vay và lãi suất huy động) có tác động lên tỷ lệ thanh khoản. Trong nghiên cứu này tỷ lệ thanh khoản được tính bằng tài sản ngắn hạn chia cho tổng tài sản. Tuy nhiên hạn chế của nghiên cứu này là chưa tập trung vào một loại hình ngân hàng, dẫn đến chỉ xác định tỷ lệ thanh khoản chung cho khu vực mà khơng xác định được cho loại hình ngân hàng thương mại.
Pavla Vodova (2013) thực hiện bài nghiên cứu về tỷ lệ thanh khoản của 16 ngân hàng tại Cộng hòa Séc và Slovania trong khoảng thời gian từ năm 2001-2010. Tác giả sử dụng dữ liệu cụ thể của từng ngân hàng thông qua báo cáo thường niên và sử dụng dữ liệu kinh tế vĩ mô tại các nước thơng qua thống kê tài chính của Quỹ tiền tệ thế giới IMF sau đó phân tích bằng phương pháp hồi quy dữ liệu. Trong nghiên cứu, tác giả sử dụng 4 yếu tố đặc trưng của ngân hàng bao gồm: tỷ lệ vốn, tỷ lệ nợ xấu, khả năng sinh lời, quy mô ngân hàng ;đồng thời sử dụng 8 yếu tố vĩ mô bao gồm khủng hoảng kinh tế, tăng trưởng GDP, tỷ lệ lạm phát, lãi suất giao dịch thị trường liên ngân hàng, lãi suất cho vay, lãi suất liên ngân hàng, lãi suất repo và tỷ lệ thất nghiệp. Tỷ lệ thanh khoản được tác giả đo lường lần lượt bằng 4 công thức: (i) tài sản ngắn hạn trên tổng tài sản, (ii) tài sản ngắn hạn trên tổng số dư tiền gửi và các khoản vay ngắn hạn, (iii) dư nợ cho vay trên tổng tài sản, và (iv) dư nợ cho vay trên tổng số dư tiền gửi và các khoản vay ngắn hạn. Tác giả lần lượt hồi quy kết quả tác động của các yếu tố lên thanh khoản được xác định bởi 04 công thức trên. Kết quả nghiên cứu cho thấy các biến có ý nghĩa thống kê tác động đến tỷ lệ thanh khoản của các ngân hàng là: Quy mô ngân hàng, tỷ lệ vốn, khả năng sinh lời và tăng trưởng GDP và khủng hoảng kinh tế.
Muhammad & Amir (2013) nghiên cứu tỷ lệ thanh khoản của 26 ngân hàng tại Parkistan giai đoạn 2007-2011 đưa ra kết luận rằng rủi ro tín dụng, quy mơ ngân hàng, tỷ lệ lạm phát, chính sách lãi suất và khủng hoảng kinh tế có tác động có ý nghĩa thống kê đến tỷ lệ thanh khoản ngân hàng.
Diana Teixeira (2013) thực hiện bài nghiên cứu về tỷ lệ thanh khoản của các ngân hàng tại các nước liên minh châu Âu và Thụy Sĩ gồm 5.715 ngân hàng trong
giai đoạn 2007-2011, tỷ lệ thanh khoản ảnh hưởng bởi các yếu tố tài sản ngoại bảng, tỷ lệ vốn, rủi ro tín dụng, tỷ lệ tiền gửi và tốc độ tăng GDP.
Ngồi ra, Cucinelli (2013) cho rằng quy mơ ngân hàng và tỷ lệ vốn có tác động đến thanh khoản ngân hàng tại các quốc gia Châu Âu; Fadare (2011) thì cho rằng lãi suất biên có ảnh hưởng đến thanh khoản ngân hàng tại Nigera; Bonfim & Kim (2011) đưa ra kết luận quy mô ngân hàng, lãi suất biên, khả năng sinh lời tác động đến thanh khoản ngân hàng ở Bắc Mỹ và Châu Âu.
Bảng 2.1: Tổng hợp các nghiên cứu nước ngồi có liên quan Mã biến Tên biến Đo lường biến Các nghiên cứu trước Mã biến Tên biến Đo lường biến Các nghiên cứu trước Biến phụ thuộc LA Tỷ lệ thanh khoản ngân hàng Tài sản có tính thanh khoản / Tổng tài sản Biến độc lập SIZE
Quy mô ngân hàng
Logarit của tổng
dư nợ Deléchat và các cPavla Vodova (2013); Muhammad ộng sự (2012); & Amir (2013); Cucinelli (2013); Bonfim & Kim (2011).
CAP Tỷ lệ vốn ngân hàng Vốn chủ sở hữu / Tổng nguồn vốn Deléchat và các cộng sự (2012); Pavla Vodova (2013); Diana (2013); Cucinelli (2013).
ROA Khả năng sinh lợi ngân hàng
Lợi nhuận sau thuế / Tổng tài sản
Pavla Vodova (2013); Bonfim & Kim (2011). LLP Rủi ro tín dụng ngân hàng Giá trị trích lập dự phịng rủi ro tín dụng / Tổng tài sản Deléchat và các cộng sự (2012); Muhammad & Amir (2013); Diana (2013).
GDP Tăng trưởng Ttrưởng GDP ốc độ tăng hàng năm
Pavla Vodova (2013), Diana Teixeira (2013).
IRM Lãi suất biên
Chênh lệch lãi suất cho vay và lãi suất huy động
Deléchat và các cộng sự (2012); Muhammad & Amir (2013); Fadare (2011); Bonfim & Kim (2011). Nguồn: Tổng hợp của tác giả
2.2.2. Các nghiên cứu trong nước
Trương Quang Thông (2013) nghiên cứu được tiến hành dựa trên số liệu của 27 ngân hàng thương mại Việt Nam từ năm 2002 đến năm 2011. Kết quả nghiên cứu cho thấy ngoài các yếu tố bên trong của ngân hàng thương mại Việt Nam: quy mô tổng tài sản (Size), tỷ lệ dự trữ thanh khoản trên tổng tài sản (LATA), cho vay liên ngân hàng trên tổng tài sản (IBLOAN), sự phụ thuộc các nguồn tài trợ bên ngoài (EFD), tỷ lệ vốn tự có trên tổng nguồn vốn (ETA), dự phịng rủi ro tín dụng trên tổng dư nợ (LPTL) và các yếu tố bên ngoài: tăng trưởng kinh tế (GDP), lạm phát của nền kinh tế (INF), cung tiền trong nền kinh tế là những yếu tố tác động đến khả năng thanh khoản của hệ thống các ngân hàng thương mại của Việt Nam.
Nguyễn Đức Thành và Vũ Minh Long (2014) nghiên cứu đưa ra các yếu tố liên quan đến khả năng thanh khoản của hệ thống ngân hàng thương mại Việt Nam: độ an toàn vốn, chất lượng tài sản, chỉ số lợi nhuận trên tổng tài sản (ROA), chỉ số lợi nhuận trên vốn chủ sở hữu (ROE), độ nhạy cảm với rủi ro thị trường. Nghiên cứu được tiến hành dựa trên số liệu của 35 ngân hàng thương mại Việt Nam trong 5 năm từ 2008 -2012. Kết quả phân tích phản ánh chính xác các yếu tố mà tác giả đưa ra trong nghiên cứu về mức độ đánh giá thanh khoản trong hệ thống ngân hàng thương mại Việt Nam.
Trương Quang Thơng và Phạm Minh Tiến (2014), nhóm tác giả nghiên cứu 29 ngân thương mại ngoài quốc doanh của Việt Nam trong giai đoạn 2002- 2012. Nghiên cứu đưa ra các biến bên trong, bên ngồi ngân hàng: quy mơ tổng tài sản (Size), tỷ lệ dự trữ thanh khoản trên tổng tài sản (LATA), cho vay liên ngân hàng trên tổng tài sản (IBLOAN), sự phụ thuộc các nguồn tài trợ bên ngoài (EFD), tỷ lệ vốn tự có trên tổng nguồn vốn (ETA), dự phịng rủi ro tín dụng trên tổng dư nợ (LPTL), tăng trưởng kinh tế (GDP), lạm phát của nền kinh tế (INF). Kết quả ước lượng của nghiên cứu cho thấy khả năng thanh khoản của ngân hàng không những không phụ thuộc vào các yếu tố bên trong ngân hàng mà còn phụ thuộc vào các yếu tố bên ngoài như: tốc độ tăng trưởng, lạm phát.