CHƯƠNG 1 : GIỚI THIỆU ĐỀ TÀI NGHIÊN CỨU
4.5. Giả thuyết nghiên cứu
4.5.1. Tác động của quy mô ngân hàng đến tỷ lệ thanh khoản
Xu hướng thứ nhất cho rằng những ngân hàng nhỏ sẽ khó khăn hơn trong việc tiếp cận vốn từ thị trường, ngược lại những ngân hàng lớn thì khả năng huy động vốn sẽ dễ dàng hơn dựa vào mạng lưới chi nhánh rộng khắp. Mặt khác, những ngân hàng nhỏ dễ rơi vào tình trạng thiếu thanh khoản do một yếu tố bất lợi từ thị trường như những tin đồn hay biến động lãi suất tiền gửi. Từ đó, những ngân hàng nhỏ thường duy trì một tỷ lệ thanh khoản cao (Aspachs et al., 2005). Trong một nghiên cứu của Giannotti, Gibilaro, và Mattarocci (2010) gồm 675 ngân hàng tại Ý cũng cho thấy rằng các ngân hàng lớn duy trì một tỷ lệ thanh khoản thấp. Các tác giả cho rằng chiến lược này được duy trì dựa trên học thuyết cho rằng: các ngân hàng có quy mơ lớn thì uy tín sẽ cao hơn, và như vậy ít bị rủi ro thanh khoản (Giannotti et al.,2010).Trong một nghiên cứu khác của Nguyen M, Skully M, & Pere S.. (2012) trên 47.684 mẫu ngân hàng tại 133 quốc gia khác nhau, cho thấy rằng: các ngân hàng lớn thông qua tỷ lệ vốn hóa và chi phí hoạt động thấp sẽ ít chịu rủi ro thanh khoản hơn. Hay như nghiên cứu Vodová (2011) cũng chỉ ra rằng các ngân hàng lớn duy trì một tỷ lệ thanh khoản thấp hơn, điều này phù hợp với lý thuyết “too big to fail”, điều mà các ngân hàng lớn có vẻ như ít có động cơ để duy trì nhiều tài sản
thanh khoản, do họ ln được chính phủ và ngân hàng trung ương can thiệp khi thiếu hụt thanh khoản.
Xu hướng thứ hai lại cho rằng, những ngân hàng có quy mơ lớn thường duy trì tỷ lệ thanh khoản cao. Điều này có nghĩa việc đối với những ngân hàng lớn, lượng tiền gửi luôn dồi dào, họ nắm trong tay nhiều trái phiếu chính phủ và các loại giấy tờ có giá thanh khoản cao khác. Thêm vào đó, những ngân hàng này ln duy trì một lượng dự trữ thanh khoản lớn tại ngân hàng trung ương và dễ dàng tiếp cận sự hỗ trợ từ ngân hàng trung ương trong vai trò người cho vay cuối cùng (Berger & Bouwman, 2006; Rauch et al., 2009).
Từ đó, giả thuyết đặt ra là:
H1:Quy mô ngân hàng (SIZEi,t) tác động ngược chiều đến tỷ lệ thanh khoản của ngân hàng.
4.5.2. Tác động của tỷ lệ vốn đến tỷ lệ thanh khoản
Kết quả nghiên cứu của Bunda & Desquilbet (2003) tại 36 quốc gia có nền kinh tế mới nổi (trong đó có Việt Nam) giai đoạn từ 1995 đến 2000, với dữ liệu thu thập từ 1107 ngân hàng thương mại đã cho thấy tỷ lệ vốn được đo bằng vốn chủ sở hữu trên tổng tài sản có mối quan hệ quan trọng và có tác động tích cực lên tỷ lệ thanh khoản. Nghiên cứu chỉ ra rằng, với tỷ lệ vốn chủ sở hữu cao, các ngân hàng ln có sẵn trong tay lượng dự trữ thanh khoản cao, nhờ đó tỷ lệ thanh khoản ln được duy trì ổn định.
Tuy nhiên, một kết quả khác lại thể hiện trong nghiên cứu của Horvàt R et al. (2012) tại cộng hòa Séc. Tác giả nhấn mạnh rằng, đối với các ngân hàng có tỷ lệ vốn chủ sở hữu nhỏ, dưới sức ép của Basel III lại thường duy trì một tỷ lệ thanh khoản cao để đảm bảo an tồn trong thanh tốn. Điều này trùng khớp với kết quả nghiên cứu của Diana Teixeira (2013) khi tác giả thực hiện khảo sát tại 5715 ngân hàng thuộc liên minh châu Âu và Thụy Sĩ trong thời gian từ 2007 đến 2011.
Từ đó, giả thuyết đặt ra là:
H2: Tỷ lệ vốn (CAPi,t) có tác động ngược chiều đến tỷ lệ thanh khoản của ngân hàng.
4.5.3. Tác động của ROA đến tỷ lệ thanh khoản
Lợi nhuận và thanh khoản luôn là vấn đề được các ngân hàng quan tâm.Thông thường về nguyên lý, khi lợi nhuận tăng thì đồng nghĩa các ngân hàng phải đối mặt với rủi ro tăng, trong đó có rủi ro thanh khoản. Cụ thể, trong nghiên cứu của Valla & Saes-Escorbiac (2006) đã chỉ ra rằng lợi nhuận sau thuế trên tổng tài sản có tác động tiêu cực đến tỷ lệ thanh khoản. Những ngân hàng sở hữu lợi nhuận và mức tăng trưởng lợi nhuận lớn sẽ có được một tỷ lệ thanh khoản thấp, nguyên nhân là do khi sở hữu mức tăng trưởng lợi nhuận lớn, thông thường các ngân hàng sẽ phải chấp nhận những khoản đầu tư mạo hiểm, hoặc những món vay có độ rủi ro cao, dẫn đến tài sản thanh khoản giảm. Tuy nhiên một số nghiên cứu khác lại tìm ra tác động cùng chiều của tỷ lệ thanh khoản với khả năng sinh lợi ngân hàng (như nghiên cứu của Bonfim và Kim ( 2011); Bunda và Desquibet ( 2003); Bryant (1980); Diamond và Dybvig (1983). Và trong nghiên cứu này tác giả cũng kỳ vọng khả năng sinh lợi ngân hàng ROA sẽ có tác động cùng chiều với tỷ lệ thanh khoản của ngân hàng. Điều này phù hợp với thực tiễn Việt Nam khi các ngân hàng lớn có lợi nhuận cao sẽ đối mặt với nguy cơ vỡ nợ mất thanh khoản thấp hơn
Từ đó, giả thuyết đặt ra là:
H3: Khả năng sinh lợi ngân hàng (ROAi,t) có tác động cùng chiều đến tỷ lệ thanh khoản.
4.5.4. Tác động của rủi ro tín dụng đến tỷ lệ thanh khoản
Yếu tố rủi ro tín dụng được đề cập ở rất nhiều các nghiên cứu về tính thanh khoản của ngân hàng. Trong nghiên cứu của mình tại 26 ngân hàng thương mại ở Pakistan, giai đoạn 2007-2011, Muhammad & Amir (2013) đã đưa ra kết luận: rủi ro tín dụng có tác động ngược chiều đến tỷ lệ thanh khoản tại ngân hàng. Kết quả nghiên cứu chỉ ra rằng, nếu ngân hàng thương mại gánh chịu rủi ro tín dụng cao, thì khả năng thanh khoản của ngân hàng bị giảm sút nghiêm trọng. Những ngân hàng có tỷ lệ nợ xấu cao sẽ bị sụt giảm uy tín trong lịng cơng chúng. Hơn thế nữa, một khi tỷ lệ nợ xấu cao bị công bố, những ngân hàng này sẽ phải tìm mọi cách để giảm tỷ lệ nợ xấu, tăng trích lập dự phịng rủi ro. Điều này khiến cho tỷ lệ thanh khoản
sụt giảm. Hơn thế nữa, một khi hứng chịu rủi ro tín dụng cao, đồng nghĩa với việc khả năng thu hồi vốn để thanh toán các khoản tiền gửi khi đến hạn cũng bị ảnh hưởng, các ngân hàng có thể phải giảm nắm giữ cổ phiếu, các chứng khốn thanh khoản để có tiền chi trả cho người gửi tiền. Nhìn chung những ngân hàng có tỷ lệ nợ quá hạn và nợ xấu cao là những ngân hàng gặp khó khăn trong thanh tốn.
Từ đó, giả thuyết đặt ra là:
H4: Rủi ro tín dụng LLPi,t có tác động ngược chiều đến tỷ lệ thanh khoản của ngân hàng.
4.5.5. Tác động của tăng trưởng GDP đến tỷ lệ thanh khoản
Mơi trường kinh tế vĩ mơ có ảnh hưởng đến tỷ lệ thanh khoản của ngân hàng (Aspachs et al., 2005. Trong giai đoạn kinh tế suy thối, các ngân hàng thường có xu hướng tăng cường dự trữ thanh khoản để đối mặt với những biến động bất thường của nền kinh tế, ngược lại khi kinh tế phục hồi, tỷ lệ thanh khoản sẽ giảm xuống do chuyển dần sang các danh mục đầu tư rủi ro hơn.
Tuy nhiên, trong bài nghiên cứu, thời gian khảo sát là sau khủng hoảng kinh tế, tốc độ tăng trưởng GDP tuy có dấu hiệu phục hồi, nhưng tại Việt Nam, hậu quả của khủng hoảng kinh tế vẫn còn ảnh hưởng khá nặng nề đến nền kinh tế. Bằng chứng cho thấy dù kinh tế có dấu hiệu phục hồi, nhưng số lượng doanh nghiệp phá sản hoặc rơi vào tình trạng tạm thời đóng cửa ngưng hoạt động vẫn tăng. Những món nợ khó địi của ngân hàng cũng khơng có dấu hiệu khả quan, dù rằng cả ngân hàng lẫn bản thân cơ quan chức năng đã sử dụng nhiều biện pháp khác nhau để xử lý nợ xấu. Kinh tế vẫn chưa hết suy thoái, làm một lượng lớn vốn đang ứ đọng lại tại ngân hàng. Dù rằng lãi suất cho vay giảm, nhưng bản thân doanh nghiệp cũng khơng có nhu cầu vay vốn để mở rộng sản xuất. Nhân viên ngân hàng giai đoạn trước phải lo chạy chỉ tiêu huy động vốn, thì giờ đây lại lo chỉ tiêu tín dụng. Việc dư thừa vốn, dẫn đến việc các ngân hàng đang đầu tư một lượng tiền lớn vào trái phiếu chính phủ, trong khi lãi suất trái phiếu giảm.
H5: Tăng trưởng GDPt có tác động cùng chiều đến tỷ lệ thanh khoản tại ngân hàng
4.5.6. Tác động của lãi suất biên ngân hàng đến tỷ lệ thanh khoản
Lãi suất biên ngân hàng được đo lường bằng chênh lệch lãi suất cho vay và lãi suất huy động. Trong các nghiên cứu của Deléchat và các cộng sự (2012), Muhammad & Amir(2013), Diana(2013) thì lãi suất biên ngân hàng có tác động nghịch chiều với tỷ lệ thanh khoản. Thông thường những ngân hàng có chênh lệch lãi suất cho vay và lãi suất huy động càng lớn thì duy trì tỷ lệ thanh khoản thấp, do khả năng đối mặt với rủi ro giảm. Từ đó tác giả kỳ vọng:
H6: Lãi suất biên ngân hàng IRMi,tcó tác động tiêu cực đến tỷ lệ thanh khoản tại ngân hàng.