Tiến hành đo phổ Raman của dung dịch abametic 20 ppm trên màng mỏng Ag. Kết quả được trình bày ở hình 3.33 cho thấy có xuất hiện đỉnh của abamectin, tuy nhiên cường độ đỉnh còn tương đối thấp. Điều này cho thấy bản chất của kim loại Ag có thể tăng cường tín hiệu raman, và cơ chế tăng cường này được xếp vào cơ chế tăng cường hóa học vì Ag có 1 electron tự do lớp ngoài cùng nên abamectin tương tác với các electron tự do đó.
Hình 3. 33. Khảo sát ảnh hưởng của màng mỏng Ag đến sự tăng cường tín hiệu
Raman của abamectin.
Hình 3.34 là phổ tán xạ Raman của Ag NPs trên đế Si phẳng, từ đồ thị thấy đỉnh đặc trưng cho Ag NPs ở 250 (cm-1), tuy nhiên cường độ rất nhỏ. Từ đồ thị này cho thấy 2 đỉnh 1360 (cm-1) và 1591 (cm-1) có cường độ khá lớn. Đây là hai đỉnh liên quan đến graphene vì do điều kiện thí nghiệm của nhóm nghiên cứu khơng có buồng
61 nung riêng, phải nung mẫu trong lò CVD mọc màng graphene nên bề mặt mẫu bị nhiễm graphene. Tiếp đến chúng tôi tiến hành đo phổ Raman của dung dịch abamectin với 3 nồng độ khác nhau trên đế Si có các hạt nano Ag trên bề mặt để khảo sát sự khác nhau về độ tăng cường tín hiệu của hạt nano Ag và màng mỏng Ag. Kết quả được trình bày ở hình 3.35, từ đồ thị có thể thấy rằng sự tăng cường tín hiệu Raman của các hạt nano Ag cao hơn màng mỏng Ag nguyên nhân là do các hạt nano Ag có mật độ electron tự do lớn hơn màng mỏng Ag nên sự tăng cường là lớn hơn. Chính vì Ag NPs có mật độ electron tự do lớn nên có hiện tượng cộng hưởng plasmon làm tăng cường điện trường. Đây chính là tăng cường tín hiệu Raman theo cơ chế điện từ. Từ hình 3.35, phổ Raman của dung dịch abamectin 20 ppm thấy rõ các đỉnh đặc trưng của abamectin là 1450 (cm-1), 1277 (cm-1), 1168 (cm-1), 1110 (cm-1), 1018 (cm-1), 867 (cm-1). Đối với phổ raman ứng với nồng độ 10 ppm abamectin thì cường độ các đỉnh đặc trưng có yếu hơn, hoặc khơng cịn xuất hiện. Chỉ còn thấy đỉnh ở 1450 (cm-1) và 1018 (cm-1). Tiếp tục giảm nồng độ của abamectin xuống 1 ppm thì trên phổ Raman khơng cịn nhìn thấy đỉnh đặc trưng nữa.