Mức độ thường xuyên đi siêu thị

Một phần của tài liệu Luận văn thạc sĩ UEH đánh giá sự hài lòng của khách hàng mua sắm tại siêu thị co opmart TP HCM (Trang 44 - 46)

3.2 Kết quả nghiên cứu định tính

3.2.2.2 Mức độ thường xuyên đi siêu thị

Từ kết quả thu thập được, chúng tôi thấy rằng tần suất đi siêu thị được phân bố từ thường xuyên mỗi ngày trong tuần đến một lần một tháng.

Biểu đồ 3.1: Mức độ thường xuyên đi siêu thị Co.opMart

Khách hàng đến mua sắm tại siêu thị Co.opMart thường xuyên nhất là 1 lần/ tuần chiếm tỉ lệ 26.5%, kế tiếp là 2-3 lần/tuần với tỉ lệ 23.1%. Tần suất đi mua sắm có sự

(27.9%) và 2-3 lần/ tuần (24.6%). Trong khi đó, có 24 người trong số 85 khách hàng nam trả lời đến siêu thị 2-3 lần/ tháng, chiếm tỉ lệ 28.2% và 20 khách nam (23.5%) đi siêu thị 1 lần/tuần và đa số đây là những người đến mua sắm cùng vợ hoặc gia đình.

Biểu đồ 3.2: So sánh tần suất đi siêu thị giữa khách hàng nam và nữ

Đặc điểm nghề nghiệp cũng tác động đến mức độ thường xuyên mua sắm tại siêu thị. Quan sát thực tế cho thấy, đối tượng đi siêu thị 1 lần/tuần nhiều nhất là nhân viên văn phịng. Những người này khơng có nhiều thời gian nên họ thường đến siêu thị 1 lần, đặc biệt là dịp cuối tuần để mua sắm nhu yếu phẩm cần thiết cho cả tuần kế tiếp. Nhóm đối tượng nội trợ có nhiều thời gian hơn, họ thường đi mua sắm 2-3 lần và 4-5 lần trong tuần, thậm chí có 12 trong số 78 người được hỏi cho rằng họ đi siêu thị mỗi ngày vì họ muốn thay đổi thực đơn hàng ngày cho gia đình. Thay vì đi chợ mỗi ngày, người nội trợ đến siêu thị vào buổi sáng và trưa để mua những thứ cần thiết trong ngày. Đối với nhóm tự kinh doanh hay bn bán tại nhà, từ tìm hiểu thực tế, nhóm này thường đến siêu thị Co.opMart 2-3 lần/tháng. Nguyên nhân là do họ phải quản lý công việc kinh doanh tại nhà, không thể thường xuyên đi siêu thị. Sinh viên là nhóm đối tượng có số lượng khá nhiều của siêu thị Co.opMart. Nhìn chung, đối tượng sinh viên có sự linh hoạt về tần suất mua sắm, từ 1 lần/tuần đến 2-

3 lần/tháng và 1 lần/tháng, mỗi tần suất đều có số lượng lớn là sinh viên. Đây là đối tượng tiềm năng của siêu thị vì họ sẽ trở thành những khách hàng thường xuyên trong tương lai thuộc nhóm nhân viên văn phịng hoặc nội trợ.

Biểu đồ 3.3: Mối liên hệ giữa nghề nghiệp và tần suất đi siêu thị

Một phần của tài liệu Luận văn thạc sĩ UEH đánh giá sự hài lòng của khách hàng mua sắm tại siêu thị co opmart TP HCM (Trang 44 - 46)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(86 trang)