Các yếu tố liên quan đến khả năng tiếp cận vốn của SMEs

Một phần của tài liệu Luận văn thạc sĩ UEH đánh giá khả năng tiếp cận vốn của doanh nghiệp nhỏ và vừa trên địa bàn tỉnh bến tre (Trang 25 - 30)

2.2.1 .Khái niệm khả năng tiếp cận vốn

2.2.3. Các yếu tố liên quan đến khả năng tiếp cận vốn của SMEs

Có thể nói khó khăn, vướng mắc trong việc cho vay DNNVV hiện nay là do tác động bởi nhiều yếu tố liên quan, có cả yếu tố khách quan và chủ quan đến từ nhiều phía nhưng ở đây tác giả chỉ đề cập đến 2 phía đó là từ các TCTD và DNNVV:

- Về phía các TCTD, Một trong những nguyên tắc hoạt động của các TCTD là

phải ngăn ngừa và kiểm sốt rủi ro trong hoạt động cấp tín dụng, dù nguồn vốn luôn sẵn

sàng để đáp ứng các nhu cầu của khách hàng nhưng đối với DNNVV thì các TCTD cũng cịn tâm lý e dè khi quyết định cho vay bởi cịn nhiều khó khăn trong việc thẩm định phương án sản xuất kinh doanh cũng như kiểm sốt dịng tiền và kiểm soát quá trình mua bán, thanh tốn hàng hóa của DN, nhất là đối với các DN mới thành lập và các DN hoạt động trong lĩnh vực mới, lĩnh vực đặc thù, vì các DN này khơng có thơng tin đầy đủ về doanh nghiệp cũng như chưa có kinh nghiệm hoạt động trong lĩnh vực đầu tư mới và lĩnh vực đặc thù. Trong khi đó, bản thân các TCTD khi cho vay cũng cần phải thẩm định đầy đủ các điều kiện của các doanh nghiệp để đảm bảo an tồn vốn. Khơng những thế, chính sách bảo lãnh tín dụng cho DNNVV cịn tồn tại nhiều bất cập, chưa phát huy được hiệu quả trong trợ giúp DNNVV tiếp cận vốn tín dụng ngân hàng, vì vậy chưa khuyến khích được các DNNVV tìm đến và các TCTD cho vay có bảo lãnh của

- Về phía DNNVV: Nguyên nhân chủ yếu dẫn đến hạn chế trong tiếp cận vốn tín

dụng của DNNVV có thể là do các DNNVV có quy mô vốn nhỏ, vốn chủ sở hữu và

năng lực tài chính hạn chế, thiếu tài sản để bảo đảm cho khoản vay theo quy định hoặc tài sản đảm bảo có giá trị thấp, quyền sở hữu tài sản không minh bạch, chưa có sự hợp tác chặt chẽ với ngân hàng khi vay vốn hoặc cơ cấu lại khoản nợ đã vay... Bên cạnh đó cịn có thể xuất phát từ: DN cho rằng hồ sơ vay vốn phức tạp, báo cáo tài chính DN thiếu minh bạch, quản trị điều hành yếu kém dẫn đến kinh doanh hiệu quả thấp, lãi suất Ngân hàng cao do không được áp dụng lãi suất ưu đãi....

Qua tìm hiểu của tác giả thì thực tế hiện nay Chính phủ rất quan tâm tới sự phát triển của cộng đồng doanh nghiệp.Trong đó, vấn đề trọng tâm là tháo gỡ khó khăn về tiếp cận vốn cho doanh nghiệp. Đã chỉ đạo nhiều bộ ngành quan tâm đưa ra giải pháp, hành động thiết thực để giúp cho DNNVV có đủ tìm lực để hoạt động, trong đó có tìm lực về tài chính là vấn đề cấp bách nhất. Và để tháo gỡ những khó khăn về tìm lực tài chính cho các DNVVN, Bộ Kế hoạch và Đầu tư ra mắt Quỹ phát triển doanh nghiệp nhỏ và vừa (SMEDF) vào tháng 4/2016, với vốn điều lệ 2.000 tỷ đồng với lãi suất ưu đãi dành cho DNNVV; World Bank (WB), Ngân hàng Phát triển Châu Á (ADB), Cơ quan Hợp tác Quốc tế Nhật Bản (JICA ) đã tham gia hỗ trợ vốn cho doanh nghiệp Việt Nam thông qua các dự án. Tuy nhiên, thực tế việc tiếp cận vốn, đặc biệt là vốn có lãi suất ưu đãi của doanh nghiệp vẫn đang là vấn đề “đau đầu” của doanh nghiệp và các cơ quan quản lý nhà nước. Như vậy, để có thể tham gia được các chương trình tín dụng ưu đãi, các DN phải khẳng định được khả năng của mình và có mức độ uy tín trên thương trường. DN cần phải đưa ra được một dự án khả thi, chủ DN phải là người tích cực năng động và am hiểu các vấn đề kinh tế xã hội, lĩnh vực ngành nghề hoạt động, thể hiện khả năng trình độ quản lý DN đạt hiệu quả. Bên cạnh đó DN cũng phải phải cung cấp đầy đủ thông tin và đáp ứng đầy đủ các điều kiện theo yêu cầu quy định của Ngân hàng.

Theo báo cáo của các chuyên gia kinh tế, các cá nhân và nhóm tác giả trong và ngồi nước có nghiên cứu về khả năng tiếp cận tài chính của DNNVV thì hầu hết đều cho rằng q trình tiếp cận tài chính của DNNVV hiện tại dù đã được quan tâm nhưng vẫn cịn nhiều khó khăn trở ngại.

Khảo sát của IFC (2009), cho thấy thị trường SMEs được Ngân hàng hỗ trợ tài chính thấp hơn nhiều so với các doanh nghiệp có qui mơ lớn, thơng qua tỷ lệ các các doanh nghiệp có qui mơ lớn được Ngân hàng hỗ trợ tài chính cho một khoản đầu tư mới thường cao hơn 150 % so với các doanh nghiệp có qui mơ nhỏ, và ước tính rằng tác động bất lợi của các trở ngại tiếp cận tài chính đối với sự tăng trưởng của các doanh nghiệp nhỏ là cao hơn hai phần ba so với các doanh nghiệp có qui mơ lớn. IFC (2009) cũng cho rằng có Ba khó khăn thường gặp về mơi trường hoạt động cho dịch vụ ngân hàng SME là (1) các trở ngại về luật pháp như quy định về trần lãi suất cho vay, báo cáo tài chính của DN bắt buộc phải được kiểm toán khi khi cho vay , (2) các mơ hình pháp lý yếu kém, và (3) các yếu tố kinh tế vĩ mô như tỷ giá hối đoái biến động, lãi suất cho vay cao...

Báo cáo nghiên cứu của Beck, T., Demirgỹỗ-Kunt, A., & Martinez Peria, M. (2008), Sử dụng dữ liệu thu thập được của 91 ngân hàng từ 45 quốc gia để khảo sát cho thấy có ít nhất 75% Ngân hàng yêu cầu DNNVV khi vay vốn phải có tài sản thế chấp. Báo cáo này cũng nói rằng Bất động sản là loại tài sản thế chấp được chấp nhận nhiều nhất và thường xuyên nhất, bất kể quy mô công ty như thế nào. Gần 40% các ngân hàng xếp hạng bất động sản là loại tài sản thế chấp quan trọng nhất được sử dụng để tài trợ cho các doanh nghiệp nhỏ, vừa và kể cả doanh nghiệp lớn. Tiền mặt và các tài sản thanh khoản khác là những hình thức thế chấp quan trọng thứ hai được sử dụng trên tất cả các quy mô công ty (khoảng 22% ngân hàng đánh giá hình thức thế chấp này là quan trọng nhất), tiếp theo là bảo lãnh ngân hàng và cá nhân (10-15% số ngân hàng). Từ báo cáo nghiên cứu này cũng cho thấy đây là một phần trỡ ngại đối với DNNVV trong quá trình tiếp cận tài chính. Bên cạnh ú, Beck, T., Demirgỹỗ-Kunt, A., & Martinez Peria, M. (2008) cũng quan sát thêm một số các ngân hàng ở các nước đang phát triển thì cho rằng có nhiều khả năng đưa ra quyết định cho vay dựa trên lịch sử tín dụng của một cơng ty cũng như chủ cơng ty đó với ngân hàng.

Khảo sát của Hyz, A. B. (2011), theo các doanh nghiệp thì các rào cản tiếp theo trong việc tiếp cận các dịch vụ ngân hàng là: chi phí vay ngân hàng cao, yêu cầu về tài sản thế chấp của ngân hàng, các thủ tục phức tạp và tốn nhiều thời gian liên quan đến việc vay vốn. Cũng theo khảo sát, gần 7% DNNVV cho rằng các ngân hàng yêu cầu

quá nhiều thông tin, yêu cầu cao về pháp lý (59%), hồ sơ cấp vốn quá rườm rà (47%) và cảm thấy lãi suất quá cao (32%).

Theo báo cáo tư vấn của RAM Consultancy Services Sdn Bhd (2005) khi nghiên cứu về tiếp cận tài chính của các SMEs trong khối ASEAN đã chỉ ra những khó khăn chủ yếu phải đối mặt của SMEs trong việc tiếp cận vốn tại ngân hàng là:

Một là, thiếu tài sản thế chấp

Hai là, thời gian xét duyệt hồ sơ để cho vay dài (một số ngân hàng, q trình từ

phê duyệt để giải ngân có thể mất vài tháng)

Ba là, các thủ tục phức tạp trong việc áp dụng cho các khoản cho vay, bao gồm

từ các chương trình của chính phủ do chủ doanh nghiệp thiếu chuyên môn và cũng khơng có các nguồn lực để giúp họ với các thủ tục ngân hàng.

Bốn là, lãi suất cao.

Năm là, khơng có kiến thức và phương tiện tài chính để chuẩn bị kế hoạch kinh

doanh theo yêu cầu.

Sáu là, khó tiếp cận với các chương trình trợ giúp tài chính của Nhà nước cho

SMEs do thiếu công tác quảng bá thông tin.

Theo PGS. TS. Lê Thị Thu Thủy - Hỗ trợ tín dụng đối DNNVV ở Việt Nam đăng trong tạp chí dân chủ và pháp luật ngày 26/09/2017 thì cho rằng các DNNVV Việt Nam thường làm ăn có tính chộp giật, manh mún, năng lực quản trị kém. Vì lẽ đó, các tổ chức tín dụng đều đưa ra những điều kiện vay vốn rất khắt khe. Thực tế, các DNNVV ở Việt Nam cũng khơng minh bạch về báo cáo tài chính, các báo cáo tài chính thường mang tính chất đối phó với cơ quan thuế. Vì vậy, nhiều DNNVV bị từ chối cho vay vì khơng đáp ứng được điều kiện vay vốn như điều kiện về hồ sơ, điều kiện về tài sản bảo đảm. Do đó, trên thực tiễn các DNNVV gặp rất nhiều khó khăn trong việc tiếp cận nguồn vốn từ TCTD.

ThS. Nguyễn Hữu Mạnh, Doanh nghiệp nhỏ và vừa tiếp cận vốn ngân hàng: Những vấn đề đặt ra? Đăng trong tạp chí tài chính – kinh doanh ngày 08/10/2016 thì cho rằng do có quy mơ nhỏ, tiềm lực tài chính yếu, cấu trúc đơn giản, ít chú ý tới công tác quản trị tài chính, nhân sự và đặc biệt là không đáp ứng được về tài sản thế chấp nên DNNVV thường gặp trở ngại hơn là các cơng ty có quy mơ lớn trong việc vay vốn mở rộng hoạt động sản xuất kinh doanh.

Theo nghiên cứu của tác giả Đặng Thị Huyền Hương trong tạp chí Kinh tế và Dự báo chuyên đề tháng 02/2015 với bài viết “Các nhân tố ảnh hưởng đến tiếp cận vốn

vay của các DNNVV”, trong đó có các nhân tố ảnh hưởng đến khả năng tiếp cận vốn

của DNVVN chủ yếu như: Ngành nghề kinh doanh; Quy mô của DN; Thời gian hoạt động của DN; Lịch sử quan hệ tín dụng với các TCTD; Năng lực lãnh đạo của DN; Năng lực tài chính và hiệu quả kinh doanh của DN; Tính minh bạch về báo cáo tài chính của DN; Tài sản đảm bảo của DN.

Như vậy, hầu hết các nghiên cứu về khả năng tiếp cận vốn của SMEs trên thế giới cũng như tại Việt Nam đều cho rằng khả năng tiếp cận vốn của SMEs cịn hạn chế là do nhiều yếu tố có liên quan, các yếu tố này có thể được tổng hợp theo hình 2.4 như sau:

Hình 2.1: Tổng hợp các yếu tố liên quan đến khả năng tiếp cận vốn của

SMEs

Tài sản đảm bảo nợ Các yếu tố liên quan

đến khả năng tiếp cận vốn của SMEs

Năng lực quản lý của chủ DN

Lãi suất Ngân hàng

Tính minh bạch trong báo cáo tài chính

Các yếu tố khác (Cơ chế, chính sách) Thủ tục vay vốn

CHƯƠNG 3

ĐÁNH GIÁ KHẢ NĂNG TIẾP CẬN VỐN CỦA CÁC SMES TẠI CÁC NHTM TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH BẾN TRE

Một phần của tài liệu Luận văn thạc sĩ UEH đánh giá khả năng tiếp cận vốn của doanh nghiệp nhỏ và vừa trên địa bàn tỉnh bến tre (Trang 25 - 30)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(68 trang)