Thực trạng về năng lực cạnh tranh của các DN trên địa bàn Bến Tre

Một phần của tài liệu Luận văn thạc sĩ UEH đánh giá khả năng tiếp cận vốn của doanh nghiệp nhỏ và vừa trên địa bàn tỉnh bến tre (Trang 33)

2.2.1 .Khái niệm khả năng tiếp cận vốn

3.3. Thực trạng về năng lực cạnh tranh của các DN trên địa bàn Bến Tre

Xác định doanh nghiệp là động lực để phát triển kinh tế, trong thời gian qua, tỉnh Bến Tre cũng đã tập trung xây dựng và ban hành nhiều chương trình, dự án để nâng cao năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp nhằm hỗ trợ doanh nghiệp đứng vững, đủ sức cạnh tranh trong điều kiện hội nhập kinh tế quốc tế ngày càng sâu rộng. Cùng với sự quyết tâm của các ngành, các cấp và sự đồng lòng của cộng đồng doanh nghiệp, năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp tỉnh nhà từng bước được cải thiện; xuất hiện một số doanh nghiệp có tiềm lực về vốn, cơng nghệ, sản xuất các sản phẩm có chất lượng cao và thị trường tiêu thụ ngày càng mở rộng, nhất là trong lĩnh vực chế biến và xuất khẩu các sản phẩm từ dừa, thủy sản, trái cây.

Doanh nghiệp trong tỉnh ngày càng chú trọng hơn đến việc quản trị, đào tạo và nâng cao chất lượng lao động, nhất là về kỹ năng, trình độ ứng dụng khoa học công nghệ vào sản xuất. Số lượng doanh nghiệp quan tâm đến việc xây dựng thương hiệu, quảng bá sản phẩm và mở rộng thị thị trường ngày càng tăng. Nhiều doanh nghiệp mạnh dạn đầu tư máy móc, cơng nghệ mới, hiện đại, đáp ứng nhu cầu sản xuất các sản phẩm có chất lượng cao, đáp ứng nhu cầu ngày càng cao của thị trường, nhất là thị trường xuất khẩu.

1023 1026 1509 1925 0 500 1000 1500 2000 2500 2000 2005 2010 2015 Tổng số DN

3.3.1. Năng lực về tổ chức quản trị doanh nghiệp.

Qua kết quả khảo sát doanh nghiệp theo báo cáo của Sở Kế Hoạch và Đầu Tư Bến Tre, cho thấy trình độ học vấn của chủ doanh nghiệp được quan tâm và ở mức khá cao. Tỷ lệ chủ doanh nghiệp có trình độ đại học chiếm 63,3% (tương ứng trên các lĩnh vực: nông nghiệp 56%, công nghiệp - xây dựng 67% và thương mại - dịch vụ 67%); cịn lại có đến 36,7% có trình độ từ cao đẳng trở xuống (trong đó: tỷ lệ chủ doanh nghiệp có trình độ sơ cấp và phổ thơng khá cao, lên đến 26,6%). Tuy nhiên, đa số các chủ doanh nghiệp chưa được đào tạo, hoặc đào tạo chưa bài bản các kiến thức về kinh tế, quản trị doanh nghiệp.

3.3.2. Năng lực về vốn.

Tính trên tổng số doanh nghiệp đang ở trạng thái hoạt động, doanh nghiệp lớn và vừa chiếm tỷ trọng thấp (chỉ đạt 3,5%), còn lại là các doanh nghiệp nhỏ và vừa, thậm chí siêu nhỏ chiếm đa số (96,5%) nên sức cạnh tranh cịn hạn chế. Tiềm lực về tài chính (đặc biệt là các doanh nghiệp nhỏ và vừa, doanh nghiệp siêu nhỏ) còn hạn chế, vốn đầu tư ban đầu và vốn lưu động ít nên cịn gặp nhiều khó khăn trong đầu tư đổi mới các trang thiết bị, công nghệ và mở rộng quy mô sản xuất, kinh doanh.

Theo báo cáo của Sở Kế Hoạch và Đầu Tư Bến Tre cho thấy có 57% các doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực thương mại dịch vụ, 72% trong lĩnh vực công nghiệp - xây dựng và 66% trong lĩnh vực nơng nghiệp có vay vốn từ các ngân hàng. Đa số các doanh nghiệp vay vốn ngân hàng nhằm tăng vốn lưu động để phục vụ cho sản xuất kinh doanh, đầu tư mua sắm thiết bị máy móc, phương tiện vận tải, đầu tư xây dựng cơ bản và giải quyết các khoản nợ đáo hạn. Tuy nhiên, có đến gần 30% các doanh nghiệp được hỏi cho rằng không tiếp cận được vốn của ngân hàng; có đến 62% doanh nghiệp được khảo sát cho rằng khó tiếp cận với các nguồn vốn tín dụng ưu đãi của ngân hàng. Trở ngại lớn nhất là lãi suất cao (80% trả lời đồng ý), thiếu tài sản thế chấp hoặc giá trị tài sản thế chấp thấp (40%), vướng mắc các thủ tục vay (chiếm 55%), khả năng chứng minh mục đích sử dụng vốn (chiếm 40,1%), thiếu phương án kinh doanh (chiếm 26,2%).

3.3.3. Năng lực về thương hiệu.

Theo kết quả thống kê trong giai đoạn 2011-2015, việc xác lập và bảo hộ quyền sở hữu trí tuệ bước đầu đã được các tổ chức, cá nhân, doanh nghiệp trên địa bàn tỉnh

được quan tâm, thực hiện. Đã có 05/09 huyện, thành phố được cấp văn bằng bảo hộ dưới hình thức nhãn hiệu tập thể, nhãn hiệu chứng nhận, chỉ dẫn địa lý, hàng trăm doanh nghiệp được tư vấn, hỗ trợ đăng ký nhãn hiệu sản phẩm của doanh nghiệp mình. Trong 05 năm, Sở Khoa học và Công nghệ Bến Tre đã hỗ trợ tra cứu cho các tổ chức doanh nghiệp đăng ký nhãn hiệu hàng hóa trên 500 lượt, tiếp nhận trên 436 đơn các loại, số đơn tiếp nhận tăng hơn so với những năm trước đó. Hàng năm, tỷ lệ đơn đăng ký mới năm sau luôn cao hơn năm trước từ 10-20%. Điều này cho thấy rằng, tỷ lệ doanh nghiệp quan tâm đến vấn đề thương hiệu ngày càng tăng.

Qua kết quả khảo sát từ báo cáo của Sở Kế Hoạch và Đầu Tư Bến Tre về nhận thức và các hoạt động xây dựng thương hiệu của doanh nghiệp, mặc dù đa số doanh nghiệp trả lời rằng có quan tâm đến phát triển thị trường và xây dựng thương hiệu (60%). Tương tự, tỷ lệ doanh nghiệp nhận thức về xây dựng thương hiệu và nhận diện thương hiệu cịn hạn chế; chỉ có 17% số doanh nghiệp được khảo sát cho biết đã thiết kế logo, chưa thiết kế bộ nhận dạng thương hiệu; chỉ có hơn 3% doanh nghiệp được khảo sát cho biết đã thiết kế logo và xây dựng bộ nhận dạng thương hiệu cho doanh nghiệp của mình. Mức độ nhận diện đối thủ cạnh tranh cùng lĩnh vực, ngành nghề cũng cịn hạn chế; rất ít doanh nghiệp được khảo sát cho biết quan tâm đến việc nhận diện đối thủ cạnh tranh (15% trả lời có quan tâm). Có thể thấy rằng, mặc dù tỷ lệ doanh nghiệp quan tâm đến vấn đề thương hiệu có tăng, nhưng chưa cao, làm ảnh hưởng nhiều đến khả năng cạnh tranh so với đối thủ cùng ngành nghề, lĩnh vực.

3.3.4. Năng lực về thị trường.

Hình thức tiếp cận thị trường chủ yếu do người mua tìm đến, việc chủ động liên hệ với các nhà phân phối cũng được doanh nghiệp quan tâm và tiếp xúc nhưng vẫn cịn ít và chưa thường xun. Theo kết quả mà Sở Kế Hoạch và Đầu Tư Bến Tre báo cáo là khi được hỏi doanh nghiệp thường tiếp cận với khách hàng như thế nào, thì có đến 58% doanh nghiệp được khảo sát cho biết do người mua tự liên hệ; chỉ có 14% doanh nghiệp cho biết có liên hệ với các nhà phân phối để chào hàng và giới thiệu sản phẩm; rất ít doanh nghiệp thực hiện các hoạt động nghiên cứu thị trường nghiêm túc trước khi đưa ra các sản phẩm mới hay thâm nhập thị trường mới. Có thể nhận thấy rằng, khi cần thâm nhập thị trường mới tiến hành nghiên cứu thị trường, điều này được giải thích bởi

thực hiện. Đối với thị trường nước ngồi lại càng khó khăn hơn cho doanh nghiệp, do kinh phí nghiên cứu hạn hẹp; mặt khác do đội ngũ cán bộ nghiên cứu thị trường cịn hạn chế về khả năng phân tích, phán đoán và quyết định chọn thị trường, nhất là thị trường mục tiêu. Thường quyết định chọn thị trường xuất phát từ kinh nghiệm, cảm tính của người nghiên cứu và chủ doanh nghiệp mà chưa có cơ sở tính tốn khoa học, do hạn chế trong việc sử dụng cơng nghệ thơng tin, cơng cụ tốn học, thống kê trong nghiên cứu thị trường.

3.3.5. Năng lực về khoa học và công nghệ.

Qua kết quả điều tra theo báo cáo của Sở Kế Hoạch và Đầu Tư Bến Tre, cho thấy đầu tư cho máy móc thiết bị trong tổng nguồn vốn của doanh nghiệp luôn chiếm tỷ trọng tương đối cao (> 64%) và có sự khác biệt giữa các lĩnh vực hoạt động. Điều này cho thấy thời gian qua các doanh nghiệp trên địa bàn tỉnh rất quan tâm đến việc đổi mới máy móc, thiết bị và thường xuyên đầu tư mua sắm mới máy móc thiết bị qua các năm để đáp ứng nhu cầu sản xuất, kinh doanh.

3.3.6. Năng lực về lao động.

Theo kết quả khảo sát, thống kê và dự báo nhu cầu sử dụng nguồn nhân lực năm 2015, tổng số lao động đang làm việc trong các doanh nghiệp khoảng 67.958 lao động, lao động bình quân trong doanh nghiệp khá thấp, trung bình 31 lao động/doanh nghiệp. Trong đó, tỷ lệ lao động có trình độ chun mơn kỹ thuật chiếm 33,2%; lao động là công nhân kỹ thuật có bằng nghề, chứng chỉ nghề chiếm 37,2%; lao động khơng có trình độ chun mơn kỹ thuật (lao động phổ thơng) chiếm 29,7%. Có thể nhận thấy, tỷ lệ lao động chưa qua trường lớp đào tạo còn chiếm tỷ lệ khá cao, mà chủ yếu được tuyển dụng trực tiếp, truyền nghề theo hướng “cầm tay, chỉ việc”, chưa đáp ứng nhu cầu phát triển của doanh nghiệp. Do vậy, làm cho năng suất lao động ở trong các doanh nghiệp, nhất là các doanh nghiệp nhỏ và vừa còn thấp.

3.3.7. Năng lực về liên kết, hợp tác phát triển.

Việc liên kết giữa các DN với nhau còn rất hạn chế, nhất là giữa các DN trong tỉnh, giữa các doanh nghiệp cùng ngành nghề với nhau. Có quá nhiều DN cùng hoạt động kinh doanh một mặt hàng trên cùng một thị trường đã dẫn đến tình trạng cạnh tranh chỉ tập trung vào tìm cách giảm giá. Tình trạng các DN trong tỉnh cạnh tranh với nhau, làm giảm giá một cách không cần thiết vẫn còn phổ biến, đặc biệt là với các mặt

hàng xuất khẩu đã làm giảm đáng kể năng lực cạnh tranh của các DN về chất lượng, tính năng cơng dụng và mẫu mã sản phẩm hóa.

3.3.8. Năng lực về hội nhập quốc tế.

Cũng theo báo cáo của Sở Kế Hoạch và Đầu Tư Bến Tre, tỷ lệ DN của tỉnh chưa chuẩn bị tư thế sẵn sàng hội nhập kinh tế quốc tế, thể hiện qua tỷ lệ DN nghiên cứu về Hiệp định đối tác xuyên Thái Bình Dương (TPP) còn rất thấp (3%); số DN trả lời chưa biết gì về TPP hoặc chỉ nghe nói nhưng khơng biết gì chiếm tỷ lệ rất cao, lần lượt là 28% và 43%. Điều đó có nghĩa rằng tỷ lệ DN được tiếp cận và nghiên cứu về các nội dung của hiệp định TPP chưa tích cực, mặc dù tỉnh vẫn thường xuyên tổ chức nhiều hội nghị, hội thảo để phổ biến thông tin cho DN.

3.4. Thực trạng về hoạt động Ngân hàng trên địa bàn tỉnh Bến Tre.

Về mạng lưới hoạt động: Tính đến 31/12/2016 Trên địa bàn tỉnh Bến Tre hiện có 27 chi nhánh của 15 ngân hàng (trong đó có 13 NHTM, gồm 4 NHTM có nguồn gốc Nhà nước và 9 NHTM cổ phần), 52 phòng giao dịch; 7 QTDND.

Về Nguồn vốn NH được chủ động, tăng trưởng tín dụng tốt, góp phần tích cực phục vụ phát triển kinh tế địa phương. Đến 31/12/2016, vốn huy động tiền gửi là 24.954 tỷ đồng, tăng 4.820 tỷ đồng (+23,9%) so năm 2015; tổng số tiền cho vay mới trong năm 2016 là 32.698 tỷ đồng, tăng 3.294 tỷ đồng (+11,2%) so năm 2015; dư nợ tín dụng là 22.702 tỷ đồng, tăng 3.714 tỷ đồng (+19,6%) so năm 2015, trong đó dư nợ trung - dài hạn chiếm 54,6% tổng dư nợ. Tín dụng chủ yếu tập trung cho vay phục vụ SXKD (chiếm 85,7% tổng dư nợ); về cơ cấu tín dụng: Lĩnh vực nơng - lâm - ngư - diêm nghiệp chiếm tỷ trọng lớn nhất với 45% tổng dư nợ, tăng 36,3% so với năm 2015, công nghiệp, xây dựng chiếm 8,8%, thương mại, dịch vụ chiếm 26,8%, tăng 30,8% so với năm 2015, phù hợp với định hướng phát triển kinh tế của Tỉnh. Cùng với mở rộng tín dụng, chất lượng tín dụng ln được kiểm sốt chặt chẽ, bảo đảm an toàn hoạt động, đến cuối năm 2016, tỷ lệ nợ xấu là 1,15% tổng dư nợ, thấp nhất trong vòng 5 năm qua. Ngồi ra, hệ thống ngân hàng đã tích cực tham gia Chương trình Đồng Khởi khởi nghiệp và Phát triển DN, dành 720 tỷ đồng để cho vay hỗ trợ nhu cầu khởi nghiệp, mở rộng SXKD với lãi suất cho vay thấp hơn lãi suất thông thường 0,5 - 1%/năm; dành 1.251 tỷ đồng để cho vay hỗ trợ xây dựng, mua sắm dụng cụ trữ nước. Ngân hàng Chính Sách Xã Hội, các Quỹ

tín dụng nhân dân tiếp tục duy trì hiệu quả hoạt động, góp phần thực hiện chính sách an sinh xã hội, hỗ trợ phát triển sản xuất.

Bảng 3.1. Một số chỉ tiêu hoạt động của Ngân hàng trên địa bàn Bến Tre. ĐVT: Tỷ đồng,% Chỉ tiêu Năm 2014 Năm 2015 Năm 2016

Vốn huy động 17.174 20.135 24.954

Dư nợ. Trong đó 15.864 18.988 22.702

- Dư nợ ngắn hạn 7.440 8.772 10.307

- Dư nợ trung dài hạn 8.424 10.215 12.395

Dư nợ cho vay doanh nghiệp 4.138 4.544 5.224

Tỷ lệ dư nợ Doanh nghiệp/Tổng dư nợ 26% 24% 23% Nợ xấu 291 267 258 Tỷ lệ nợ xấu 1,83 1,41 1,14 Thị phần dư nợ: - Nhóm NHTM nhà nước 74,9 73,8 73,2 - Nhóm NHTM cổ phần 12,1 13,6 15,7 - Nhóm NH chính sách 11,9 11,5 10,1 - Nhóm quỹ tín dụng 1,2 1,1 1,0

Nguồn: NHNN Chi nhánh tỉnh Bến Tre 2016.

Qua bảng số liệu trên cho thấy tỷ trọng dư nợ của doanh nghiệp còn thấp, tuy nhiên tỷ trọng ngày càng giảm, cụ thể năm 2014 chiếm tỷ trọng 26%, năm 2015 là 24%, đến năm 2016 còn 23%. Như vậy tốc độ tăng trưởng dư nợ Doanh nghiệp chậm hơn so với tốc độ tăng trưởng tổng dư nợ chung của ngành Ngân hàng. Điều này cho thấy khả năng tiếp cận vốn của DN trên địa bàn tỉnh Bến Tre cịn hạn chế.

Hình 3.3. Tỷ trọng dư nợ Doanh nghiệp trên địa bàn Bến Tre.

Nguồn: NHNN Chi nhánh tỉnh Bến Tre 2016

26% 24% 23% 22% 22% 23% 23% 24% 24% 25% 25% 26% 26% 27%

Đối với dư nợ, chủ yếu là dư nợ từ khối các NHTM Nhà nước và các NH này chiếm thị phần rất cao, tuy nhiên thị phần này có chiều hướng giảm qua các năm, cụ thể năm 2014 chiếm 74,9%, năm 2015 chiếm 73,8% và đến 2016 còn 73,2%. Trong khi khối NHTM cổ phần ngày càng tăng, cụ thể năm 2014 là 12,1%, năm 2015 là 13,6% và đến 2016 là 15,7%. Điều này cho thấy khối các NHTM cổ phần ngày càng thâm nhập và cạnh tranh nhiều hơn vào thị trường Bến Tre và gây áp lực ngày càng lớn đối với khối các NHTM Nhà nước.

Hình 3.4. Thị phần dư nợ của các Ngân hàng trên địa bàn Bến Tre.

Nguồn: NHNN Chi nhánh tỉnh Bến Tre 2016

Qua trao đổi với cán bộ làm báo cáo thống kê tại NHNN Bến Tre thì phần lớn dư nợ cho vay Doanh nghiệp trên địa bàn là dư nợ của DNNVV (chiếm tỷ trọng trên 90% dư nợ của DN), và trong số các NHTM trên địa bàn thì Ngân hàng BIDV là Ngân hàng có thị phần cho vay DNNVV cao nhất (chiếm trên 70% thị phần của tỉnh)

3.5. Thực trạng về SMEs trên địa bàn tỉnh Bến Tre.

Theo số liệu chính thức của Tổng cục Thống kê, tính đến 31/12/2015 tồn tỉnh Bến Tre có 1.925 doanh nghiệp đang hoạt động, trong đó DNNVV là 1.892 doanh nghiệp, chiếm tỷ lệ 98,3%. 74,9 73,8 73,2 12,1 13,6 15,7 11,9 1,2 11,5 1,1 10,1 1 0% 10% 20% 30% 40% 50% 60% 70% 80% 90% 100%

Năm 2014 Năm 2015 Năm 2016

- Nhóm quỹ tín dụng - Nhóm NH chính sách - Nhóm NHTM cổ phần - Nhóm NHTM nhà nước

Bảng 3.2. Số lượng DN trên địa bàn Bến Tre giai đoạn 2000 – 2015. Năm Tổng số DN DN lớn DNVVN Năm Tổng số DN DN lớn DNVVN 2000 1.023 12 1.011 2005 1.026 15 1.011 2010 1.509 24 1.485 2015 1.925 33 1.892

Nguồn: DN Việt Nam 15 năm đầu thế kỷ (2000-2014) NXB thống kê 2017.

Qua thống kê cho thấy Doanh nghiệp trên địa bàn Bến Tre chủ yếu là DNNVV, chiếm tỷ trọng rất cao so với tổng số DN trên địa bàn, và trong giai đoạn 2000 – 2015 số lượng DNNVV tăng rất nhanh, nhất là từ năm 2005 đến 2010 tăng 46,9%, từ năm 2010 đến 2015 tăng 27,4%.

Hình 3.5. Số lượng DNNVV trên địa bàn Bến Tre giai đoạn 2000 – 2015.

Nguồn: DN Việt Nam 15 năm đầu thế kỷ (2000-2014) NXB thống kê 2017.

3.5.1. Tổng quan về SMEs được khảo sát.

Để phù hợp với quá trình nghiên cứu cũng như thực hiện luận văn, tác giả đã

Một phần của tài liệu Luận văn thạc sĩ UEH đánh giá khả năng tiếp cận vốn của doanh nghiệp nhỏ và vừa trên địa bàn tỉnh bến tre (Trang 33)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(68 trang)