2.2.1 .Khái niệm khả năng tiếp cận vốn
3.6. Nhu cầu vốn và các yếu tố liên quan đến khả năng tiếp cận vốn của SMEs
3.6.2. Vấn đề quan hệ tín dụng Ngân hàng
Trong 146 Doanh nghiệp được hỏi trong 3 năm qua có tiếp cận vay vốn Ngân hàng hay khơng thì có 91 DN trả lời có tiếp cận, và 55 DN trả lời là khơng có tiếp cận.
Trong số 55 DN trả lời khơng tiếp cận thì có 45,5% DN trả lời là do khơng có nhu cầu vay, vì DN đã có đủ nguồn vốn hoạt động mà khơng cần sử dụng vốn vay từ NHTM. Còn lại 27,3% DN ngại thủ tục rườm rà, 16,4% DN cho rằng khó tiếp cận Ngân hàng, 10,8% cho rằng lãi suất Ngân hàng cho vay cao, đây là vấn đề mà các NHTM trên địa bàn cần quan tâm và có cơ chế chính sách lãi suất ưu đãi cũng như tăng cường tiếp thị, truyền thông, hỗ trợ các DN trên địa bàn tỉnh.
Trong khi đó, các NHTM trên địa bàn thì cho rằng hiện nay hầu hết các NHTM kể cả các cấp chính quyền địa phương đều quan tâm đến khu vực DNNVV, cụ thể
UBND tỉnh cùng các sở ban ngành thường tổ chức nhiều chương trình kết nối doanh nghiệp, chương trình Đồng Khởi Khởi Nghiệp trong đó có sự tham gia để chỉ đạo của NHNN tỉnh Bến Tre, đối với các NHTM thì tăng cường thúc đẩy cho vay lĩnh vực này bằng hình thức đưa ra các chương trình quảng cáo, tiếp thị, áp dụng các chính sách, các gói ưu đãi về lãi suất để thu hút DN, nên gần đây số lượng DNNVV tiếp cận với Ngân hàng ngày càng tăng, các Ngân hàng này cũng cho rằng đã cải thiện rất nhiều về các hồ sơ thủ tục vay vốn để các DN có thể dễ dàng và có nhiều cơ hội vay vốn hơn khi tiếp cận với Ngân hàng. Điều này cho thấy rằng việc tiếp cận vốn vay của các DNNVV còn khó khăn là do tác động bởi nhiều yếu tố nhưng khơng chỉ riêng từ phía Ngân hàng mà cịn từ chính bản thân DN. Ngồi ra, Ngân hàng này cũng cho rằng, thực tế về cớ chế, chính sách cũng cịn có những khó khăn nhất định, nhất là trong thời gian gần đây do xảy ra quá nhiều vụ việc gây tổn thất lớn cho một số Ngân hàng nên Chính Phủ cũng chỉ đạo kiểm tra giám sát nghiêm ngặt và chặt chẽ hơn, chính điều này cũng làm cho DN ngại tiếp cận với Ngân hàng vì cho rằng Ngân hàng chưa linh hoạt và cởi mở trong quá trình cho vay.
Đối với 91DN có tiếp cận Ngân hàng thì có 64DN (chiếm tỷ lệ 70,3% ) được Ngân hàng đồng ý cho vay, trong đó 50,5% DN chỉ tiếp cận duy nhất một Ngân hàng, 13% DN tiếp cận hai Ngân hàng và 6,8% DN tiếp cận ba Ngân hàng trở lên. Như vậy cứ 3 DN tiếp cận Ngân hàng thì có 2 DN được Ngân hàng đồng ý cho vay và hầu như các DN chỉ vay vốn duy nhất tại một NHTM.
Cịn lại 27 DN bị từ chối cho vay thì hầu hết các DN cho rằng có 4 nguyên nhân chủ yếu: Thứ nhất là do tài sản thế chấp không đủ bảo đảm cho số tiền đề nghị vay chiếm 48,2%; thứ hai là do do Ngân hàng đánh giá phương án vay vốn không khả thi, khả năng trả nợ yếu kém chiếm 25,9%; thứ ba là do Ngân hàng đánh giá rằng Doanh nghiệp cung cấp hồ sơ vay vốn khơng đầy đủ, báo cáo tài chính thiếu minh bạch chiếm 18,5%; thứ tư là do nguyên nhân khác chiếm tỷ lệ 7,4%, nguyên nhân này thường là các DN có quy mơ nhỏ và có trụ sở hoạt động ở xa NHTM nên nếu cho vay Ngân hàng sẽ khó kiểm sốt và quản lý tình hình kinh doanh của DN. Khơng có DN nào cho rằng Ngân hàng không đủ nguồn vốn cho vay và cũng khơng có DN nào cho rằng mình khơng phải là KH ưu tiên. Như vậy việc NHTM từ chối cho vay xuất phát từ chính bản
phương án vay vốn không khả thi và hồ sơ vay vốn không đầy đủ, báo cáo tài chính thiếu minh bạch là bản thân DN có thể khắc phục được từ việc lập dự án hiệu quả hơn, chuẩn bị hồ sơ vay vốn đầy đủ, báo cáo tài chính minh bạch hơn.
Hình 3.9. Ngun nhân từ chối cho vay của NHTM.
Theo tìm hiểu của tác giá thì hiện nay khi từ chối cho vay thường các NHTM có thơng báo từ chối và giải thích rõ lý do từ chối một cách công khai, minh bạch, và cũng tùy theo "khẩu vị rủi ro" của từng NHTM mà có thể chấp nhận cho vay hay từ chối. Chính vì lẻ đó mà khi hỏi DN Có khi nào, Q DN gặp tình huống sau đây:
Với cùng một hồ sơ đề nghị vay vốn mà Ngân hàng này từ chối nhưng Ngân hàng khác lại đồng ý cho vay? thì có 21,9% DN trả lời có, trong đó có 8,9% DN cho rằng
Ngân hàng khác đồng ý cho vay là vì Ngân hàng đồng ý cho vay áp dụng dụng lãi suất cao hơn, 7,5% DN cho rằng Ngân hàng cho vay dễ dãi hơn và 5,5% DN cho rằng Ngân hàng cho vay linh động hơn. Trường hợp các Ngân hàng đồng ý cho vay này phần lớn là các NHTM cổ phần ngoài quốc doanh, lãi suất cho vay của các NH này thường cao hơn, hồ sơ thủ tục đơn giản hơn bởi thị phần của các NH này trên địa bàn là rất thấp, trong trường hợp phải cạnh tranh với một số NHTM lớn thì họ phải chấp nhận một số rủi ro nhưng bù lại là lãi suất họ rất cao. Và các DN thường chấp nhận
TSTC không đủ đảm bảo 48,2% Phương án vay vốn không khả thi, khả năng trả nợ yếu 25,9% NH đánh giá rằng DN cung cấp hồ sơ vay vốn không đầy đủ, BCTC thiếu minh bạch chiếm 18,5% Nguyên nhân khác 7,4%
vay với mức lãi suất cao thường là các DN có năng lực tài chính trung bình hoặc yếu, họ khơng thể tìm nguồn vốn nào khác ngoài việc phải chấp nhận mức lãi suất cao này.
Như vậy, trong điều kiện hiện nay cần phải có sự gắn kết chặt chẽ và phối hợp đồng bộ giữa Ngân hàng, Doanh nghiệp, và Chính phủ. Chính phủ cần có chính sách hợp lý để khuyến khích đồng bộ các NHTM (cả Quốc doanh và ngoài Quốc doanh) cho các DN vay với các chính sách linh hoạt và cởi mở hơn. Về phía DN thì ngồi điều kiện về tài sản thế chấp phải thay đổi cách nhận thức, cách quản lý, quản trị DN, làm cho số liệu và các báo cáo tài chính được minh bạch hơn,..
3.6.3. Vấn đề đảm bảo nợ vay và mức độ quan trọng của các yếu tố tác động đến quyết định cho vay của các NHTM đối với DNNVV.
Khi được hỏi đến hình thức đảm bảo nợ vay thì có 84,2% DN trả lời hình thức đảm bảo nợ vay là cầm cố, thế chấp tài sản chính chủ, tức tài sản của DN hoặc cá nhân chủ DN và các thành viên có liên quan đến DN; 13,7% DN trả lời hình thức đảm bảo nợ vay là Cầm cố, thế chấp tài sản của bên thứ ba là người thân trong gia đình hoặc bạn bè; 2,1% trả lời là đảm bảo bằng hình thức khác. Khơng có trường hợp đảm bảo bằng hình thức bảo lãnh của Ngân hàng khác. Điều này cho thấy hầu hết các NHTM cho vay đều có tài sản đảm bảo nợ vay, mức độ rủi ro đối với các NHTM là rất thấp trừ khi có thể xảy ra tranh chấp về mặc pháp lý làm cho tài sản khó phát mãi hoặc q trình xác định giá trị chưa phù hợp dẫn đến rủi ro trong trường hợp DN không trả được nợ vay cả gốc và lãi cho Ngân hàng. Tuy nhiên đối với các DNNVV đặc biệt là các DN có quy mơ nhỏ thường tài sản cũng như năng lực tài chính cịn hạn chế, nên điều kiện về tài sản đảm bảo do Ngân hàng đặt ra là một vấn đề khơng ít khó khăn đối DN.
Hình 3.10. Các hình thức đảm bảo nợ vay. Cầm cố thế Cầm cố thế chấp tài sản chính chủ 84% Cầm cố thế chấp tài sản bên thứ ba 14% Hình thức khác 2%
Trong quan hệ tín dụng, tài sản thế chấp mang tính chất rất quan trọng trong việc giải quyết nợ cho vay. Đây là sự cản trở rất lớn khi các DNNVV tiếp cận nguồn vốn từ ngân hàng. Như vậy về lâu dài, để phát triển bền vững và giảm bớt khoảng trống giữa ngân hàng và DN thì yếu tố về hiệu quả của phương án kinh doanh và khả năng trả nợ của khách hàng cũng không kém phần quan trọng.
Thực tế cho thấy, ngay cả DNNVV cũng cho rằng, ngoài yếu tố về tài sản thế chấp, còn nhiều yếu tố quan trọng khác khiến cho ngân hàng quyết định hoặc từ chối cho vay. Đó là khả năng trả nợ, lập kế hoạch kinh doanh, minh bạch báo cáo tài chính và viễn cảnh kinh doanh của DNNVV. Trong các yếu tố trên, có nhiều yếu tố DNNVV có thể khắc phục được. Chẳng hạn, việc lập kế hoạch kinh doanh và báo cáo tài chính phải rõ ràng, minh bạch là liên quan nhiều đến yếu tố kỹ thuật. Vì vậy, DNNVV cần có đội ngũ nhân viên chun trách về các vấn đề này hoặc có thể th ngồi nhân viên kế tốn, tài chính của các cơng ty cung cấp các dịch vụ kế tốn, tài chính, thuế của DN. Điều này vừa tránh rắc rối về mặt pháp luật thuế cho DN, đồng thời có thể chuẩn bị hồ sơ đầy đủ và minh bạch theo yêu cầu của bên cho vay.Và mức độ quan trọng của các yếu tố được đánh giá theo bảng 3.6 sau đây.
Bảng 3.6: Mức độ quan trọng của các yếu tố có liên quan đến quyết định của NH.
STT Nội dung Điểm TB Điểm tối đa Mode
1 Tài sản bảo đảm 6,8 7 7
2 Hồ sơ, thủ tục vay vốn cung cấp đầy đủ, thông tin BCTC minh bạch
5,8 7 6
3 Lãi suất 3,9 7 4
4 Khả năng trả nợ của khách hàng 6,6 7 7
5 Phương án vay vốn khả thi 6,1 7 6
6 Vốn tự có doanh nghiệp tham gia 4,9 7 5
7 Viễn cảnh kinh doanh 5,4 7 5
Từ bảng trên, cho thấy các DN cũng nhận định tài sản là yếu tố quan trọng nhất, kế đến là khả năng trả nợ của khách khách hàng, thứ ba là phương án vay vốn phải khả thi, thứ tư là hồ sơ, thủ tục vay vốn cung cấp đầy đủ, thông tin BCTC minh bạch. Yếu tố được đánh giá ở mức thấp nhất là mối quan hệ cá nhân, cũng đồng nghĩa với việc DN cho rằng yếu tố này là khơng quan trọng hoặc ít quan trọng. Và khi được hỏi đến vấn đề này hầu như các NHTM cũng cho rằng thực tế hiện nay tình hình cạnh tranh giữa các NHTM ngày càng gay gắt cho nên việc quyết định cho vay của các Ngân hàng không bị tác động bởi yếu tố mối quan hệ cá nhân đúng như mức độ đánh giá của các DN trả lời tại bảng câu hỏi phỏng vấn của tác giả. Chỉ cần các DN đáp ứng đủ các điều kiện về cấp tín dụng thì NH sẽ đồng ý cho vay, khơng quan tâm đến mối quan hệ cá nhân của chủ DN đó là ai? như thế nào? Ngồi ra vốn tự có của DN, lãi suất ...cũng được đánh giá ở mức thấp, chứng tỏ rằng các yếu tố này khơng tác động nhiều đến q trình quyết định cho vay của các NHTM trên địa bàn.
Thực tế cho thấy, ngay cả DNNVV cũng cho rằng, ngoài yếu tố về tài sản thế chấp, còn nhiều yếu tố quan trọng khác khiến cho ngân hàng quyết định hoặc từ chối cho vay. Đó là khả năng trả nợ, lập kế hoạch kinh doanh, minh bạch báo cáo tài chính và viễn cảnh kinh doanh của DNNVV. Trong các yếu tố trên, có nhiều yếu tố DNNVV có thể khắc phục được. Chẳng hạn, việc lập kế hoạch kinh doanh và báo cáo tài chính phải rõ ràng, minh bạch liên quan nhiều đến yếu tố kỹ thuật.
Theo một số NHTM lớn như Vietcombank, Viettinbank, Agribank và BIDV... thường có các chính sách KH thơng qua hệ thống chấm điểm xếp hạng DN. Căn cứ vào số điểm được chấm và hạng được xếp để áp dụng các chính sách khác nhau tùy theo điểm và hạng của DN đó, chẳng hạn như là DN được cho vay khơng có tài sản đảm bảo ở một tỷ lệ nhất định theo quy định của từng Ngân hàng. Tuy nhiên khi được hỏi đến thì một số cán bộ từ phó trưởng phịng trở lên của các Ngân hàng này cũng khẳng định rằng, dù Ngân hàng được áp dụng chính sách cho vay khơng có tài sản đối với khách hàng nhưng rất ít DN được áp dụng bởi phần lớn các DN chưa đủ điều kiện về xếp hạng tín dụng nội bộ theo quy định của Ngân hàng do quy mô thường nhỏ, năng lực tài chính yếu, làm ăn manh mún, hiệu quả thấp chưa tạo được sự tín nhiệm đối với Ngân hàng, nên để đảm bảo an tồn vốn, kiểm sốt được rủi ro, các Ngân hàng này vẫn ưu tiên cho
3.6.4. Tình hình sử dụng sản phẩm dịch vụ Ngân hàng của SMEs.
Trong các sản phẩm NH thì sản phẩm tiền vay là được các DN sử dụng nhiều nhất, chiếm tỷ lệ 82,9% số lượng DN trả lời. Trong đó 70,2% số lượng DN sử dụng duy nhất một hình thức vay ngắn hạn bổ sung vốn lưu động SXKD; 9,1% số lượng DN sử dụng duy nhất một hình thức vay trung dài hạn đầu tư mở rộng dự án, nhà xưởng, máy móc và 20,7% số lượng DN sử dụng cả hai: vừa ngắn hạn vừa trung và dài hạn.
Khi hỏi về nhu cầu sử dụng dịch vụ của NH thì hầu hết 100% số lượng các DN đều sử dụng dịch vụ thanh toán, chuyển tiền trong nước, vấn đề này cũng phù hợp theo chủ trương chung của Nhà nước, của toàn hệ thống NH trên cả nước. Đặc biệt là phù hợp với kế hoạch của NHNN Bến Tre về thực hiện đề án phát triển thanh tốn khơng dùng tiền mặt giai đoạn 2016 - 2020 của ngành NH Bến Tre, kế hoạch này nhằm mục tiêu tạo sự chuyển biến tích cực, thay đổi thói quen sử dụng tiền mặt trong hoạt động thanh toán đối với tổ chức, cá nhân, giảm chi phí liên quan đến tiền mặt, giảm tỷ lệ tiền mặt trong lưu thơng trên địa bàn; Đảm bảo an ninh, an tồn và hiệu quả cơ chế bảo vệ người tiêu dùng, minh bạch hóa các hoạt động thanh tốn và thu nhập cá nhân góp phần vào cơng tác phịng, chống tham nhũng và tội phạm kinh tế trên địa bàn Bến Tre.
Đối với các sản phẩm dịch vụ như vay thanh toán quốc tế, mở hạn mức L/C; Thuê mua tài chính (Leasing); Các dịch vụ thanh tốn, chuyển tiền quốc tế thì các DN hầu như ít có nhu cầu sử dụng, số lượng DN trả lời có nhu cầu sử dụng các sản phẩm dịch vụ này rất thấp, chỉ có 11,4% DN có nhu cầu vay thanh tốn quốc tế, mở hạn mức L/C; 5,7% DN có nhu cầu Leasing và 12,9% DN có nhu cầu sử dụng các dịch vụ thanh toán, chuyển tiền quốc tế; 12,1% DN có nhu cầu sử dụng dịch vụ NH điện tử. Điều này cho thấy các DN chưa quan tâm hết các sản phẩm của NH mà chỉ quan tâm các sản phẩm tiền vay, dịch vụ thanh toán trong nước. Một mặc cho thấy nhu cầu vay vốn của DN phát sinh cao, mặc khác cho thấy DN chưa phát triển được quy mô SXKD hoặc chưa hiểu rõ về sản phẩm dịch vụ của NH nên họ chưa quan tâm đến các sản phẩm dịch vụ khác. Cũng có thể do các NHTM trên địa bàn chưa đa dạng sản phẩm để đáp ứng cho nhu cầu của khách hàng, cụ thể như Leasing là hiện nay trên địa bàn tỉnh Bến Tre chưa có NH nào có chức năng thực hiện, hoặc các NHTM chưa chú ý đến quá trình giới thiệu, quảng cáo, tiếp thị các sản phẩm dịch vụ Ngân hàng đến các DN. Đây cũng là vấn đề mà các NHTM trên địa bàn cịn phải chú ý và tiếp tục hồn thiện trong tương lai.
3.6.5. Việc ưu tiên lựa chọn Ngân hàng để tiếp cận vốn của SMEs.
Kết quả khảo sát được trình bày tại bảng 3.7 như sau: