2.2.1 .Khái niệm khả năng tiếp cận vốn
3.5. Thực trạng về SMEs trên địa bàn Bến Tre
3.5.1. Tổng quan về SMEs được khảo sát
Để phù hợp với quá trình nghiên cứu cũng như thực hiện luận văn, tác giả đã khảo sát 150 SMEs trên địa bàn tỉnh Bến Tre. Tổng số phiếu khảo sát chuyển đến doanh nghiệp là 150 phiếu, trong đó có 146 doanh nghiệp trả lời, cịn 4 doanh nghiệp khơng phản hồi. Các Doanh nghiệp phần lớn được thành lập từ năm 2011 trở về trước.
3.5.2. Loại hình SMEs được khảo sát.
Trong tổng số 146 doanh nghiệp được khảo sát, có 57,5% doanh nghiệp được tổ chức hoạt động theo loại hình DNTN 37,7% doanh nghiệp được tổ chức hoạt động theo loại hình CTy TNHH, cịn lại là CTy Cổ phần.
1011 1011 1485 1892 0 200 400 600 800 1000 1200 1400 1600 1800 2000 2000 2005 2010 2015 DNVVN
Hình 3.6. Các loại hình doanh nghiệp được khảo sát.
Như vậy, hầu hết các doanh nghiệp được khảo sát hoạt động theo hình thức pháp lý là DNTN và Cty TNHH, đồng thời cũng qua khảo sát có hơn 90% doanh nghiệp trả lời là doanh nghiệp có tiền thân từ hộ kinh doanh gia đình, cá thể. Điều này cho thấy bản chất các doanh nghiệp kinh doanh theo hình thức gia đình và do các thành viên trong gia đình tham gia thành lập, họ đứng ra làm chủ và trực tiếp quản lý hoạt động sản xuất kinh doanh cho doanh nghiệp của mình. Đây cũng là một trong những cơ sở đánh giá quy mô nguồn vốn của doanh nghiệp là rất thấp mà tác giả đã đề cập trong những nội dung trước đây.
3.5.3. Quy mô vốn của SMEs được khảo sát theo lĩnh vực hoạt động.
Trong tổng số doanh nghiệp được khảo sát (146 doanh nghiệp) thì lĩnh vực hoạt động kinh doanh thương mại chiếm đa số với tỷ trọng 54,8%, mức vốn đăng ký kinh doanh trung bình là 2,433 tỷ đồng, doanh nghiệp có vốn kinh doanh thấp nhất là 150 triệu đồng và cao nhất là 15 tỷ đồng, trong đó có 28,8% doanh nghiệp có vốn < 1 tỷ đồng và 58,2% doanh nghiệp có vốn kinh doanh < 2 tỷ đồng, doanh nghiệp có vốn kinh doanh từ 5 tỷ đồng trở lên chỉ chiếm 12,3%, điều này cho thấy nguồn vốn kinh doanh của các doanh nghiệp là khơng đồng đều và cịn chênh lệch rất xa, phần lớn các doanh nghiệp có có quy mơ vốn thấp. Bên cạnh đó lĩnh vực kinh doanh khách sạn, nhà hàng, dịch vụ du lịch mặc dù chiếm tỷ lệ thấp nhưng nguồn vốn là khá cao (11 tỷ đồng), điều này cho thấy doanh nghiệp đầu tư vốn cho lĩnh vực này rất bày bản và đúng mức, và chính vì địi hỏi vốn khá cao nên rất ít doanh nghiệp có khả năng tham gia trong khi lĩnh vực dịch vụ du lịch được lãnh đạo và chính quyền địa phương các cấp trên địa bàn Bến Tre rất quan tâm phát triển trong những năm gần đây. Qua khảo sát có 95% doanh
Cty TNHH 37,70% DNTN 57,50% Cty CP 4,80%
vốn tự có của cá nhân hoặc huy động từ bạn bè và người thân, và có 85% các doanh nghiệp trả lời nguồn vốn kinh doanh đăng ký khơng tăng, trường hợp trả lời có tăng chủ yếu là do từ lợi nhuận để lại. Đây cũng là cơ sở để chúng ta có thể đánh giá được các DNNVV trên địa bàn tỉnh Bến Tre có nhu cầu tiếp cận vốn vay từ Ngân hàng là khả năng rất cao.
Bảng 3.3. Nguồn vốn Doanh nghiệp theo lĩnh vực hoạt động. Lĩnh vực kinh doanh Số lượng mẫu Tỷ lệ (%) Vốn đăng ký trung bình hiện nay
Sản xuất hàng hóa 14 9,6% 2.771 Kinh doanh thương mại 80 54,8% 1.805
Xây dựng 27 18,5% 3.419
Vận tải 5 3,4% 3.880
Khách sạn, nhà hàng, dịch vụ du lịch 2 1,4% 11.000 Khai thác thủy sản 2 1,4% 850 Chế biến thủy sản/nông sản 7 4,8% 2.207
Dịch vụ khác 9 6,2% 3.084
Qua bảng số liệu trên cho thấy lĩnh vực kinh doanh thương mại là lĩnh vực hoạt động chiếm tỷ lệ cao nhất (54,8%), tuy nhiên nguồn vốn kinh doanh của doanh nghiệp tương đối thấp (1.805trđ), con số này có thể là chưa chính xác do các doanh nghiệp thường đăng ký chưa đúng với quy mơ thực tế của doanh nghiệp nhưng nó cũng phản ánh phần nào về năng lực tài chính của doanh nghiệp để Ngân hàng đánh giá làm cơ sở xét duyệt và đưa ra quyết định từ chối hay cho vay.
3.5.4. Tình hình hoạt động của SMEs trong những năm gần đây. Đặc biệt là từ năm 2014 đến 2016. từ năm 2014 đến 2016.
Các doanh nghiệp được khảo sát trả lời tình hình phát triển kinh doanh trong thời gian gần đây phát triển theo chiều hướng chậm lại là cao nhất, chiếm tỷ lệ 38%, phát triển trung bình là 22%, phát triển khá tốt là 19%, phát triển tốt là 11%, còn lại 10% trả lời là khơng phát triển.
Hình 3.7. Tình hình hoạt động của doanh nghiệp
Thực tế trong những năm qua, Bến Tre là một trong những tỉnh chịu ảnh hưởng nặng nề của hạn hán xâm nhập mặn, bên cạnh đó giá cả các mặt hàng nơng thủy sản biến động mạnh theo chiều hướng giảm làm ảnh hưởng đến hoạt động chuổi liên kết giá trị của các doanh nghiệp như tình hình nhiểm mặn ảnh hưởng đến quá trình sản xuất của DN; giá heo hơi giảm, làm cho các DN kinh doanh trong lĩnh thức ăn chăn nuôi hoạt động chậm thu hồi vốn và công nợ tăng lên do các hộ chăn nuôi thua lỗ, mất vốn; giá dừa trái không ổn định kéo theo các doanh nghiệp chế biến ngành dừa cũng bị bấp bênh, hàng tồn kho bị ứ đọng, kinh doanh thua lỗ, các DN đôi khi phải hoạt động cầm chừng và thậm chí có DN khơng cầm cự nổi phải phá sản, giải thể.
Điều này cũng được thể hiện qua số liệu thống kê thực tế của tỉnh mà tác giả thu thập được từ cục thống kê tỉnh Bến Tre, niên giám 2016 về doanh thu thuần sản xuất kinh doanh của DNTN và Công ty TNHH thời điểm 31/12 hàng năm từ năm 2012 đến 2015 theo bảng 3.4 sau:
Bảng 3.4. Doanh thu thuần của Doanh nghiệp tại thời điểm 31/12 hàng năm.
ĐVT: tỷ đồng
2012 2013 2014 2015
DNTN 10.762 10.505 12.218 11.890
CTY TNHH 7.855 7.862 10.336 11.614
TỔNG DT THUẦN 18.617 18.367 22.554 23.504
Nguồn: Cục thống kê Bến Tre, niên giám thống kê năm 2016
Phát triển tốt 11% Phát triển khá tốt 19% Phát triển trung bình 22% Phát triển theo chiều hướng chậm 38% Khơng phát triển 10%
Hình 3.8. Doanh thu thuần của doanh nghiệp qua các năm.
Nguồn: Cục thống kê Bến Tre, niên giám thống kê năm 2016
Nhìn chung, doanh thu của DN giai đoạn 2012 – 2013 giảm, từ 2013 đến 2014 tăng trưởng khá nhanh, nhưng đến 2015 thì doanh thu có chiều hướng tăng chậm lại, thậm chí loại hình DNTN có chiều hướng giảm. Đây cũng là yếu tố phản ánh phần nào hiệu quả hoạt động của doanh nghiệp phù hợp với kết quả khảo sát như đã nêu trên và nó cũng tương đồng với tình hình chung của cả nước thể hiện qua việc giải thể hoặc tạm ngừng hoạt động của DN mà tác giả đã thu thập đó là: trong bốn tháng đầu năm 2016 có 9.450 doanh nghiệp tạm ngừng kinh doanh có thời hạn, tăng 40,5% so với cùng kỳ năm trước. Có 15.685 doanh nghiệp tạm ngừng hoạt động (không đăng ký hoặc chờ giải thể), tăng 27,4%, trong đó trên 92% là các doanh nghiệp có quy mơ nhỏ (vốn đăng ký dưới 10 tỉ đồng). Có 3.759 doanh nghiệp hồn tất thủ tục giải thể, tăng 15,7% so với cùng kỳ năm trước (Nguồn: Bộ Kế hoạch - đầu tư).
3.6. Nhu cầu vốn và các yếu tố liên quan đến khả năng tiếp cận vốn của SMEs. SMEs.
3.6.1. Vấn đề nguồn vốn của doanh nghiệp.
Kết quả khảo sát 146 doanh nghiệp, hầu như 100% DN là đều có vốn tự có tham gia, trong đó có 40,4% doanh nghiệp trả lời là nguồn vốn hoạt động của doanh nghiệp duy nhất từ tiền cá nhân của chủ doanh nghiệp tích lũy, 6,2% doanh nghiệp trả lời là có huy động từ người thân gia đình và bạn bè, 5,5% trả lời là có lợi nhuận chưa phân phối, 43,8% trả lời có vay vốn Ngân hàng, 4,1% trả lời huy động từ các thành viên của công
0 5.000 10.000 15.000 20.000 25.000 2012 2013 2014 2015 TỔNG DT THUẦN
ty/doanh nghiệp góp vốn và đây chủ yếu là của các Cty cổ phần. Bên cạnh đó người tư vấn cho doanh nghiệp trong việc lựa chọn nguồn tài trợ vốn thì có 79% doanh nghiệp trả lời là tự cá nhân chủ doanh nghiệp tìm hiểu, 14% trả lời là từ gia đình hoặc bạn bè và người thân, 7% trả lời từ cán bộ tham mưu cho lãnh đạo doanh nghiệp.
Qua kết quả khảo sát cho thấy hầu hết các doanh nghiệp là DNTN và công ty TNHH 1 thành viên do cá nhân và người thân trong gia đình tham gia thành lập và quản lý nên hầu hết nguồn vốn hoạt động của doanh nghiệp là vốn tự có của cá nhân và vốn huy động từ người thân gia đình, hoặc từ lợi nhuận chưa phân phối của doanh nghiệp. Mặc dù các doanh nghiệp trả lời có vay vốn Ngân hàng để mở rộng quy mô hoạt động của doanh nghiệp nhưng con số này chiếm tỷ lệ không cao (chỉ chiếm 43,8% tổng số phiếu trả lời). Bên cạnh đó các doanh nghiệp này hầu như khơng có thuê tư vấn tài chính mà họ tự tìm hiểu các nguồn vốn để huy động, họ tự chủ và tự quyết định mọi vấn đề liên quan đến tài chính của doanh nghiệp.
Qua tìm hiểu một số Ngân hàng trên địa bàn tỉnh Bến Tre thì cho rằng Ngân hàng rất thận trọng khi cho các DN mới thành lập vay vốn cũng như các doanh nghiệp có tình hình tài chính theo số liệu báo cáo thiếu minh bạch. Ngoài ra các Ngân hàng cũng hạn chế cho vay nhằm mục đích tăng vốn điều lệ cũng như vốn đăng ký thành lập DN vì cho rằng các DN vay nhằm mục đích này là thể hiện năng lực tài chính của DN cịn yếu kém, khả năng vốn tự có cịn hạn chế, và Ngân hàng cho vay với mục đích này cũng giống như hình thức đầu tư tài chính hay hình thức góp vốn cho DN nên rủi ro là rất cao.
Một trong những thách thức đối với các doanh nghiệp SMEs hiện nay là khó khăn về vốn, huy động vốn, tiếp cận các nguồn vốn cho vay, cụ thể khi được hỏi trong 3 năm gần đây các SMEs giải quyết vấn đề huy động vốn như thế nào thì nhóm các SMEs đánh giá ở mức độ từ tương đối khó khăn đến rất khó khăn cao hơn nhóm đánh giá mức độ từ tương đối thuận lợi đến rất thuận lợi. Việc đánh giá mức độ giải quyết nguồn vốn huy động của SMEs được thể hiện ở bảng 3.5 như sau:
Bảng 3.5: Đánh giá mức độ huy động nguồn vốn của SMEs.
Mức độ Ý nghĩa Số mẫu trả lời Tỷ lệ
1 Rất thuận lợi 12 8,2%
2 Thuận lợi 17 11,6%
3 Tương đối thuận lợi 24 16,4%
4 Bình thường 29 19,9%
5 Tương đối khó khăn 21 14,4%
6 Khó khăn 35 24%
7 Rất khó khăn 8 5,5%
Tổng cộng 146 100%
Thực tế khảo sát như đã trình bày ở các nội dung trên thì hầu hết các SMEs đều sử dụng nguồn vốn tự có, tự huy động người thân, gia đình, bạn bè, rất ít SMEs sử dụng nguồn vốn vay từ ngân hàng, như vậy việc đánh giá mức độ huy động vốn của SMEs như bảng số liệu trên đây là hồn tồn phù hợp, vì hầu như các SMEs phát triển từ hộ kinh doanh gia đình, nguồn vốn chủ yếu từ tiền tích lũy của cá nhân, người thân trong gia đình, nên khi có nhu cầu mở rộng quy mơ hoạt động kinh doanh địi hỏi nguồn vốn phải tăng lên, tuy nhiên việc tìm kiếm nguồn để huy động đáp ứng được nhu cầu hoạt động kinh doanh thực tế cũng là vấn đề rất nan giải đối với DN hiện nay.
3.6.2. Vấn đề quan hệ tín dụng Ngân hàng.
Trong 146 Doanh nghiệp được hỏi trong 3 năm qua có tiếp cận vay vốn Ngân hàng hay khơng thì có 91 DN trả lời có tiếp cận, và 55 DN trả lời là khơng có tiếp cận.
Trong số 55 DN trả lời khơng tiếp cận thì có 45,5% DN trả lời là do khơng có nhu cầu vay, vì DN đã có đủ nguồn vốn hoạt động mà khơng cần sử dụng vốn vay từ NHTM. Còn lại 27,3% DN ngại thủ tục rườm rà, 16,4% DN cho rằng khó tiếp cận Ngân hàng, 10,8% cho rằng lãi suất Ngân hàng cho vay cao, đây là vấn đề mà các NHTM trên địa bàn cần quan tâm và có cơ chế chính sách lãi suất ưu đãi cũng như tăng cường tiếp thị, truyền thông, hỗ trợ các DN trên địa bàn tỉnh.
Trong khi đó, các NHTM trên địa bàn thì cho rằng hiện nay hầu hết các NHTM kể cả các cấp chính quyền địa phương đều quan tâm đến khu vực DNNVV, cụ thể
UBND tỉnh cùng các sở ban ngành thường tổ chức nhiều chương trình kết nối doanh nghiệp, chương trình Đồng Khởi Khởi Nghiệp trong đó có sự tham gia để chỉ đạo của NHNN tỉnh Bến Tre, đối với các NHTM thì tăng cường thúc đẩy cho vay lĩnh vực này bằng hình thức đưa ra các chương trình quảng cáo, tiếp thị, áp dụng các chính sách, các gói ưu đãi về lãi suất để thu hút DN, nên gần đây số lượng DNNVV tiếp cận với Ngân hàng ngày càng tăng, các Ngân hàng này cũng cho rằng đã cải thiện rất nhiều về các hồ sơ thủ tục vay vốn để các DN có thể dễ dàng và có nhiều cơ hội vay vốn hơn khi tiếp cận với Ngân hàng. Điều này cho thấy rằng việc tiếp cận vốn vay của các DNNVV cịn khó khăn là do tác động bởi nhiều yếu tố nhưng khơng chỉ riêng từ phía Ngân hàng mà còn từ chính bản thân DN. Ngồi ra, Ngân hàng này cũng cho rằng, thực tế về cớ chế, chính sách cũng cịn có những khó khăn nhất định, nhất là trong thời gian gần đây do xảy ra quá nhiều vụ việc gây tổn thất lớn cho một số Ngân hàng nên Chính Phủ cũng chỉ đạo kiểm tra giám sát nghiêm ngặt và chặt chẽ hơn, chính điều này cũng làm cho DN ngại tiếp cận với Ngân hàng vì cho rằng Ngân hàng chưa linh hoạt và cởi mở trong quá trình cho vay.
Đối với 91DN có tiếp cận Ngân hàng thì có 64DN (chiếm tỷ lệ 70,3% ) được Ngân hàng đồng ý cho vay, trong đó 50,5% DN chỉ tiếp cận duy nhất một Ngân hàng, 13% DN tiếp cận hai Ngân hàng và 6,8% DN tiếp cận ba Ngân hàng trở lên. Như vậy cứ 3 DN tiếp cận Ngân hàng thì có 2 DN được Ngân hàng đồng ý cho vay và hầu như các DN chỉ vay vốn duy nhất tại một NHTM.
Cịn lại 27 DN bị từ chối cho vay thì hầu hết các DN cho rằng có 4 nguyên nhân chủ yếu: Thứ nhất là do tài sản thế chấp không đủ bảo đảm cho số tiền đề nghị vay chiếm 48,2%; thứ hai là do do Ngân hàng đánh giá phương án vay vốn không khả thi, khả năng trả nợ yếu kém chiếm 25,9%; thứ ba là do Ngân hàng đánh giá rằng Doanh nghiệp cung cấp hồ sơ vay vốn khơng đầy đủ, báo cáo tài chính thiếu minh bạch chiếm 18,5%; thứ tư là do nguyên nhân khác chiếm tỷ lệ 7,4%, nguyên nhân này thường là các DN có quy mơ nhỏ và có trụ sở hoạt động ở xa NHTM nên nếu cho vay Ngân hàng sẽ khó kiểm sốt và quản lý tình hình kinh doanh của DN. Khơng có DN nào cho rằng Ngân hàng không đủ nguồn vốn cho vay và cũng khơng có DN nào cho rằng mình khơng phải là KH ưu tiên. Như vậy việc NHTM từ chối cho vay xuất phát từ chính bản
phương án vay vốn không khả thi và hồ sơ vay vốn không đầy đủ, báo cáo tài chính thiếu minh bạch là bản thân DN có thể khắc phục được từ việc lập dự án hiệu quả hơn, chuẩn bị hồ sơ vay vốn đầy đủ, báo cáo tài chính minh bạch hơn.
Hình 3.9. Nguyên nhân từ chối cho vay của NHTM.
Theo tìm hiểu của tác giá thì hiện nay khi từ chối cho vay thường các NHTM có