KIỂM TRA HIỆU SUẤT CỦA LÒ HƠI VÀ MỨC TIÊU THỤ ĐIỆN PHỤ

Một phần của tài liệu CHỈ DẪN KỸ THUẬT Lò hơi và hệ thống phụ trợ (Trang 92 - 95)

3.3 THỬ NGHIỆM VÀ KIỂM TRA

3.3.6 KIỂM TRA HIỆU SUẤT CỦA LÒ HƠI VÀ MỨC TIÊU THỤ ĐIỆN PHỤ

3.3.6.1 Kiểm tra hiệu suất Lò hơi

Hiệu suất nhiệt của Lị hơi được tính bằng phương pháp tổn thất nhiệt theo Công thức dưới đây cùng với các Đường cong hiệu chỉnh, phù hợp với phiên bản mới nhất của Quy chuẩn thử nghiệm ASME (PTC 4). Hiệu suất nhiệt được đảm bảo bao gồm tất cả dung sai độ chính xác của thử nghiệm, lấy mẫu và thiết bị. Không được phép thêm bất kỳ dung sai nào đối với Thử nghiệm Hiệu suất Lò hơi. (1) (1) Công thức Eb = 100 - (L +L +L +L +L +L ) HHV x100 +L +L +L 1 2 3 4 5 6 7 8 9   

Eb: Hiệu suất nhiệt của Lò hơi dựa trên HHV : %

HHV: Nhiệt trị cao của nhiên liệu (kcal/kg nhiên liệu)

L1: Tổn thất nhiệt do nhiệt trong khói lị (kcal/kg nhiên liệu) L2: Tổn thất nhiệt do đốt Hydro trong nhiên liệu (kcal/kg nhiên liệu) L3: Tổn thất nhiệt do hơi ẩm trong nhiên liệu (kcal/kg nhiên liệu) L4: Tổn thất nhiệt do hơi ẩm trong khơng khí (kcal/kg nhiên liệu) L5: Tổn thất nhiệt do tạo thành cacbon monoxit (kcal/kg nhiên liệu) L6: Tổn thất nhiệt do cacbon chưa cháy hết (kcal/kg nhiên liệu) L7: Tổn thất nhiệt do bức xạ vào khí quyển (%)

Tính tốn sẽ dựa trên biểu đồ tổn thất bức xạ tiêu chuẩn ABMA trong ASME PTC 4 (phiên bản mới nhất) và các điều kiện sau:

(a) Chênh lệch giữa nhiệt độ bề mặt và môi trường = 20oC (b) Vận tốc khí trên bề mặt = 0,5 m/s

(c) Hệ số vách nước (waterwall) = 0,75

L8: Tổn thất chưa được tính (%)

L9: Biên của nhà sản xuất (%)

(2) Đường cong hiệu chỉnh Hiệu suất

Các đường cong hiệu chỉnh dưới đây được áp dụng cho thử nghiệm. (a) Nhiệt độ khơng khí tham chiếu

(b) Nhiệt trị cao của nhiên liệu (c) Hydro và độ ẩm trong nhiên liệu (d) Độ ẩm trong khơng khí

(e) Nhiệt độ khói đầu ra bộ sấy khí (Đã bớt) (3) Điều kiện tính tốn

Các điều kiện sau đây được áp dụng để tính tốn hiệu suất nhiệt của Lị hơi. (a) Phân tích nhiên liệu

(b) Nhiệt độ vào FDF

(c) Nhiệt độ khơng khí là nhiệt độ khơng khí đầu ra FDF (d) Độ ẩm tương đối

(e) Áp suất khí quyển (4) Bảng hơi

Nhiệt trị của hơi và nước cấp phải phù hợp với phiên bản mới nhất của bảng hơi nước S.I dựa trên Công thức của Ủy ban Công thức Quốc tế (IFC) cho Sử dụng Cơng nghiệp.

(5) Phân tích nhiên liệu

Để xác định đặc tính nhiên liệu, ba (3) mẫu sẽ được chọn. Một mẫu sẽ thực hiện bởi Chủ đầu tư và một mẫu khác do Nhà thầu thực hiện. Các số liệu trung bình của hai phép phân tích sẽ được sử dụng để tính tốn hiệu suất với điều kiện là chênh lệch về giá trị nhiệt tổng của nhiên liệu được thể hiện trong mỗi phép phân tích khơng vượt q ± 5%. Nếu sự khác biệt vượt quá ± 5%, thì mẫu thứ ba sẽ được phân tích bởi một bên độc lập được cả hai bên đồng ý, và phép phân tích thứ ba sau đó sẽ được sử dụng để tính tốn hiệu suất của Lị hơi. Chi phí phân tích của mẫu thứ ba sẽ do Nhà thầu chịu.

(6) Lấy mẫu & phân tích và nhiệt độ của khói thải (a) Lấy mẫu

Trước khi kiểm tra hiệu suất Lị hơi, các điểm lấy mẫu điển hình trên các đường dẫn khói thải tại đầu ra bộ hâm nước, đầu vào và đầu ra AH sẽ được thăm dò, trong cùng điều kiện đốt và tải như dự kiến trong thử nghiệm chính thức, để xác định sự phân bố của O2, CO2, bằng thiết bị phân tích “Orsat” và CO bằng các ống dị khí CO (ở 100% RO).

Tại thử nghiệm chính thức, hai (2) điểm lấy mẫu đại diện cho mỗi ống dẫn khí thải tại đầu ra bộ hâm nước và đầu vào AH, và ba (3) điểm lấy mẫu đại diện cho mỗi đường dẫn khói thải tại đầu ra AH được dùng để thu được giá trị trung bình. Số lượng và vị trí thực tế của các điểm khảo sát và các điểm đại diện sẽ được thỏa thuận với Chủ đầu tư trước khi nghiệm thu chính thức.

Phương trình thu được kết quả trung bình như sau. Để xác định điểm đại diện V - - - + V + V V x O + - - - - - + V x O + V x O = O i 2 1 i i 2 2 22 1 21 2

Ở đây, O2i: Kết quả phân tích O2 tại mỗi điểm Vi: Vận tốc khí tại mỗi điểm

(b) Phân tích

Tại thử nghiệm chính thức, thiết bị Orsat và ống dị khí CO sẽ được sử dụng để xác định CO2, oxy và CO tương ứng. Thành phần trung bình của khí thải sẽ được xác định bằng cách lấy giá trị trung bình của bốn (4) hoặc sáu (6) điểm lấy mẫu.

(c) Nhiệt độ khói thải

Các điểm đo tiêu biểu (hơn 20 điểm trên mỗi ống dẫn) tại đầu ra AH được cắt ngang và nhiệt độ khói thải được đo bằng cặp nhiệt được chuẩn bị cho thử nghiệm hiệu suất.

(7) nhiệt độ của tấm ốp Lò hơi

Trước khi kiểm tra hiệu suất Lò hơi, việc khảo sát chênh lệch nhiệt độ giữa bề mặt của tấm ốp Lị hơi và mơi trường xung quanh tại vị trí 500 mm theo phương vng góc với tấm ốp Lị hơi được Nhà thầu thực hiện dưới sự giám sát của Chủ đầu tư.

Sau khi Chủ đầu tư chấp nhận kết quả khảo sát, phải tiến hành thử nghiệm hiệu suất Lò hơi.

(8) Carbon không cháy ở đáy và tro bay

Do khơng có tiêu chuẩn nào để cân tỷ lệ thu gom tro tại tất cả điểm thu gom của phễu và đáy Lò hơi, nên tỷ lệ phân phối của tro đáy và tro bay sẽ được sử dụng để tính cả lượng tro, (tro đáy và tro bay) như tổng số tro phát sinh từ quá trình đốt than.

Tổng lượng tro được tính bằng lượng tiêu thụ nhiên liệu đo được và hàm lượng tro trong nhiên liệu.

Cacbon không cháy trong tro đáy được xác định bằng “Phương pháp hao hụt

do bốc cháy” đối với mẫu được thu thập qua van xả đặt tại ống đầu ra bơm phản

lực nước. Liên quan đến tro bay, mẫu tro được thu thập dưới dạng bụi từ khói thải tại cửa ra bộ hâm nước theo mô tả của ASME PTC 4-7.3.2.0.1, như sau: “Nếu bụi khói được lấy mẫu trước tất cả điểm thu gom ngoại trừ hố tro, và mọi đồng ý rằng hố tro dễ cháy là không đáng kể, tỷ lệ bụi khói có thể được ước tính hoặc xác định bằng phép đo nồng độ bụi. Khi đó tổn thất do chất cháy nhưng không cháy được sẽ là”:

Lucd = Btu

1bA. F. fuel

= Tổn thất nhiệt do cacbon chưa cháy hết trong ống khói lị. Vì vậy, phần trăm carbon chưa cháy được đo bằng “Phương pháp hao hụt do

bốc cháy” trong ống khói được thu thập tại cửa ra của bộ hâm nước sẽ được

thay thế cho phần trăm carbon chưa cháy của tổng tro bay được tạo ra trong Lò hơi.

Carbon chưa cháy đo trong tro thu được tại cửa ra của bộ hâm nước cũng được sử dụng để xác nhận khả năng cháy của tro trong các phễu ESP.

3.3.6.2 Mức công suất tiêu thụ phụ

Công suất tiêu thụ điện (tự dùng) phải có cam kết, đo đạc và thử nghiệm.

Một phần của tài liệu CHỈ DẪN KỸ THUẬT Lò hơi và hệ thống phụ trợ (Trang 92 - 95)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(98 trang)