Khái quát việc sử dụng rượu bia, thuốc lá ở tỉnh Bà RịaVũng Tàu

Một phần của tài liệu Luận văn thạc sĩ UEH các yếu tố tác động đến quyết định tiêu dùng rượu bia, thuốc lá tại một số địa phương trên địa bàn tỉnh BRVT (Trang 50 - 61)

CHƯƠNG 4 : KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU

4.1. Khái quát việc sử dụng rượu bia, thuốc lá ở tỉnh Bà RịaVũng Tàu

Bà Rịa - Vũng Tàu là một tỉnh ven biển thuộc vùng Đông Nam Bộ, Việt Nam. Nằm trong vùng kinh tế trọng điểm phía Nam, ở vị trí cửa ngõ ra biển Đông của các tỉnh trong khu vực miền Đông Nam Bộ, Bà Rịa - Vũng Tàu kết nối thuận lợi với thành phố Hồ Chí Minh và các địa phương khác bằng đường bộ, đường không, đường thủy và đường sắt. Bà Rịa - Vũng Tàu thuộc vùng khí hậu nhiệt đới gió mùa; một năm chia hai mùa rõ rệt. Mùa mưa bắt đầu từ tháng 5 đến tháng 10, thời gian này có gió mùa Tây Nam. Mùa khô bắt đầu từ tháng 11 đến tháng 4 năm sau, thời gian này có gió mùa Đơng Bắc. Nhiệt độ trung bình hàng năm là 27°C, tháng thấp nhất khoảng 24,8°C, tháng cao nhất khoảng 28,6°C. Số giờ nắng rất cao, trung bình hàng năm khoảng 2400 giờ. Lượng mưa trung bình 1500mm. Bà Rịa - Vũng Tàu nằm trong vùng ít có bão.

Bà Rịa - Vũng Tàu có 7 đơn vị hành chính nằm trên đất liền và một đơn vị hành chính hải đảo là huyện Cơn Đảo. Địa hình tỉnh có thể chia làm 4 vùng: bán đảo hải đảo, vùng đồi núi bán trung du và vùng thung lũng đồng bằng ven biển. Bán đảo Vũng Tàu dài và hẹp với diện tích 82,86 km2, độ cao trung bình 3-4m so với mặt biển. Hải đảo bao gồm quần đảo Côn Lôn và đảo Long Sơn. Vùng đồi núi bán trung du nằm ở phía Bắc và Đơng Bắc tỉnh phần lớn ở huyện Tân Thành, Châu Đức, Xuyên Mộc. Ở vùng này có vùng thung lũng đồng bằng ven biển bao gồm một phần đất của các huyện Tân Thành, Long Điền, Bà Rịa, Đất Đỏ. Khu vực này có những đồng lúa nước, xen lẫn những vạt đôi thấp và rừng thưa có những bãi cát ven biển. Thềm lục địa rộng trên 100.000 km2. Tính đến năm 2016, dân số toàn tỉnh đạt gần 1.150.200 người, mật độ dân số đạt 516 người/km². Dân số nam đạt 513.410 người, trong khi đó nữ đạt 513.800 người. Tỷ lệ tăng tự nhiên dân số phân theo địa phương tăng 8,9 ‰.

Bà Rịa - Vũng Tàu thuộc Vùng kinh tế trọng điểm phía Nam. Hoạt động kinh tế của Tỉnh trước hết phải nói về tiềm năng dầu khí. Trên thềm lục địa Đông Nam Bộ, tỉ lệ các mũi khoan thăm dị, tìm kiếm gặp dầu khí khá cao, tại đây đã phát hiện các mỏ dầu có giá trị thương mại lớn như: Bạch Hổ (lớn nhất Việt Nam), Rồng, Đại Hùng, Rạng Đông. Đương nhiên xuất khẩu dầu đóng góp một phần quan

trọng trong GDP của tỉnh Bà Rịa-Vũng Tàu. Tỉnh Bà Rịa-Vũng Tàu là nơi hội tụ nhiều tiềm năng để phát triển như: có 93% tổng trữ lượng dầu mỏ và 16% tổng trữ lượng khí thiên nhiên của cả nước, được Nhà nước tập trung đầu tư xây dựng hệ thống cảng biển quốc gia và quốc tế hiện đại, nằm trong vùng trọng điểm của Chương trình du lịch quốc gia. Ngoài lĩnh vực khai thác dầu khí, Bà Rịa-Vũng Tàu còn là một trong những trung tâm năng lượng, công nghiệp nặng, du lịch, cảng biển của cả nước. Trung tâm điện lực Phú Mỹ và Nhà máy điện Bà Rịa chiếm 40% tổng công suất điện năng của cả nước (trên 4000 MW trên tổng số gần 10.000 MW của cả nước). Cơng nghiệp nặng có: sản xuất phân đạm urê (800.000 tấn năm), sản xuất polyetylen (100.000 tấn/năm), sản xuất clinker, sản xuất thép (hiện tại tỉnh có hàng chục nhà máy lớn đang hoạt động gồm VinaKyoei, Pomina, Thép miền Nam (South Steel), Bluescopes, Thép Việt, Thép Tấm (Flat Steel), Nhà máy thép SMC và Posco Vietnam đang thi công nhà máy thép cán nguội.

Trong những năm qua, mặc dù đối mặt với nhiều thách thức nhưng tỉnh Bà Rịa-Vũng Tàu đã nỗ lực khắc phục khó khăn, đạt được những thành quả quan trọng. Có 56/71 chỉ tiêu đạt và vượt so với Nghị quyết Đại hội Đảng bộ tỉnh lần thứ V đề ra. Kinh tế phát triển đúng định hướng, hệ thống cảng biển được đầu tư mạnh mẽ, thu hút nhiều dự án chất lượng cao… Tuy nhiên trong thời gian qua, tỉnh Bà Rịa- Vũng Tàu vẫn còn 15/71 chỉ tiêu chủ yếu đạt thấp so với nghị quyết. Phát triển cảng biển, dịch vụ hậu cần cảng, du lịch chưa tương xứng với tiềm năng, thế mạnh. Nhiều dự án chậm triển khai nhưng chưa được thu hồi, công nghiệp hỗ trợ chậm phát triển, cải cách hành chính chưa đạt yêu cầu, môi trường đầu tư chậm được cải thiện…Tốc độ chuyển dịch cơ cấu kinh tế chậm; tăng trưởng kinh tế chưa tương xứng với tiềm năng, lợi thế về du lịch, thương mại, dịch vụ của tỉnh. Chất lượng một số quy hoạch còn thấp, chưa đồng bộ. Công nghiệp tuy đã phát triển nhưng chưa xác định được sản phẩm công nghiệp chủ lực để thu hút, phát triển các ngành công nghiệp hỗ trợ. Môi trường đầu tư chưa được cải thiện nhiều, thu hút vốn đầu tư nước ngồi có biểu hiện chững lại, còn nhiều dự án đầu tư triển khai chậm, vốn thực hiện thấp. Công tác quản lý đất đai, khai thác tài nguyên, khoáng sản ở một số nơi thiếu chặt chẽ, gây thất thoát; ô nhiễm môi trường chậm được khắc phục. Hạ tầng giao thông kết nối chưa đồng bộ, khai thác công suất hệ thống cảng biển còn

thấp. Chưa phát huy mạnh, hiệu quả, bền vững thế mạnh về du lịch, dịch vụ. Việc ứng dụng công nghệ cao vào sản xuất nơng nghiệp cịn ít; thiếu sự liên kết giữa các khâu sản xuất và tiêu thụ sản phẩm.

Trong những năm gần đây, chính quyền địa phương tỉnh Bà Rịa-Vũng Tàu đã cùng với người dân tăng cường cơng tác phịng chống tác hại của thuốc lá và rượu bia tại cơ quan, đơn vị từ cấp cơ sở. Sự vào cuộc của lãnh đạo HĐND, UBND, các cơ quan, đơn vị, địa phương đã mang lại những hiệu quả nhất định trong công tác tuyên truyền nhận thức tác hại của rượu bia và thuốc lá. Song, có thể thấy rằng, mặc dù ra quân mạnh song hiệu quả không cao, xuất phát từ nhiều nguyên nhân khác nhau, là trách nhiệm của người đứng đầu chính quyền HĐND, UBND các cấp và người dân địa phương. Hiện nay có nhiều cơng trình nghiên cứu đối với hành vi người tiêu dùng, tuy nhiên nghiên cứu về hành vi tiêu dùng hàng hóa, thực phẩm có hại có sức khỏe lại vơ cùng hiếm hoi; chưa có cơng trình nào đưa ra được mơ hình thống nhất đối với hành vi tiêu dùng loại hàng hóa thực phẩm này nói chung và phân loại các yếu tố quyết định tiêu dùng nói riêng. Do vậy tác giả đã tiến hành xây dựng mơ hình các yếu tố và khảo sát thực nghiệm 600 khách hàng mua hàng tại các cửa hàng tạp hóa trên địa bàn tỉnh Bà Rịa-Vũng Tàu nhằm mục đích tiếp cận hành vi sử dụng và đánh giá các yếu tố ảnh hưởng. Dưới đây là tổng thể mẫu khảo sát nghiên cứu.

Bảng 4.1. Kết quả thống kê từ khảo sát

Chỉ tiêu Tần suất Tỷ lệ % Giới tính Nam 240 40.0 Nữ 360 60.0 Tuổi Trên 30 tuổi 251 41.8 Dưới 30 tuổi 349 58.2 Trình độ THPT trở xuống 214 35.7 TCCN trở lên 386 64.3 Bảo hiểm

Không 406 67.7 Có 194 32.3 Thu nhập Dưới 5 triệu 334 55.7 Trên 5 triệu 266 44.3 Nghề nghiệp Thất nghiệp 219 36.5 Có nghề nghiệp 381 63.5 Hôn nhân Độc thân, ly hôn 337 56.2 Đã kết hôn 263 43.8 Bệnh tật Khơng có bệnh 275 45.8 Gan 59 9.8 Tiêu hóa 67 11.2 Phổi 97 16.2 Thận 47 7.8 Bệnh khác 55 9.2

Nguồn: Thống kê SPSS IBM 21

Theo bảng 4.1, kết quả thống kê dữ liệu đối tượng tham gia khảo sát có 240 đối tượng điều tra là khách hàng nữ chiếm 40% trong tổng số mẫu nghiên cứu. Trong khi đó khách hàng nam đến mua hàng tại các cửa hàng tạp hóa là 360 người chiếm 60%. Mẫu nghiên cứu cho thấy sự chênh lệch giới tính nam, nữ đối với việc mua các sản phẩm thực phẩm có hại cho sức khỏe như thuốc lá, rượu bia. Đối tượng nữ thông thường đến các cửa hàng tạp hóa mua hàng phục vụ chủ yếu cho nhu cầu người nam giới hơn là tự phục vụ nhu cầu của bản thân đối với loại hàng hóa này.

Theo kết quả khảo sát thì có thể thấy đối tượng khảo sát chủ yếu là các thanh niên dưới 30 tuổi. Cụ thể, có 349 người tham gia khảo sát có độ tuổi dưới 30 tuổi chiếm 58.2%, đối tượng khảo sát độ tuổi trên 30 tuổi có 251 người chiếm 41.8% trong tổng số mẫu nghiên cứu. Độ tuổi của đối tượng điều tra dao động từ 18 cho đến 65 tuổi và độ tuổi trung bình của tổng thể mẫu nghiên cứu là 33.8 tuổi, độ tuổi

trung bình khá cao. Độ tuổi trung bình của nhóm thanh niên dưới 30 tuổi là 23.8 tuổi, trong khi nhóm trên 30 tuổi có độ tuổi trung bình đạt 47.4 tuổi. Như vậy đối với nhóm trên 30 tuổi có độ tuổi trung bình khá cao. Trong nhóm này tỷ lệ khách hàng quyết định sử dụng rượu bia, thuốc lá là 135 người chiếm 22.5% mẫu nghiên cứu, đối với nhóm thanh niên dưới 30 tuổi có 234 khách hàng quyết định sử dụng rượu bia, thuốc lá chiếm 39% tổng số đối tượng điều tra nghiên cứu. Trong cả 2 nhóm tuổi thì khách hàng có nhu cầu sử dụng rượu bia, thuốc lá đa phần là Nam giới. Đa phần đối tượng điều tra khơng có bảo hiểm y tế, có 406 người khơng tham gia bảo hiểm y tế (BHYT) chiếm 67.7%, điều này ảnh hưởng đến việc khám, kiểm tra sức khỏe, điều trị chữa bệnh, ngăn ngừa tác hại của rượu bia và thuốc lá.

Qua số liệu cho thấy trình độ học vấn đối tượng nghiên cứu còn hạn chế, điều này ảnh hưởng đến nhận thức về sử dụng rượu bia, thuốc lá và tác hại của chúng. Kết quả phân tích dữ liệu cho thấy có 214 người có trình độ THPT trở xuống, chiếm 35.7% tổng số mẫu khảo sát, trong nhóm này có tới 87 người có trình độ từ THCS trở xuống và 127 người có trình độ tốt nghiệp THPT. Trình độ TCCN trở lên có 386 người chiếm 64.3%, trong nhóm này có 106 người tốt nghiệp TCCN chiếm 17.66% trong tổng thể mẫu nghiên cứu, 165 người trình độ cao đẳng chiếm 27.5%, 92 người có trình độ đại học chiếm 15.33% và 23 người có trình độ sau đại học chiếm 3.83%. Qua số liệu cho thấy trình độ học vấn đối tượng nghiên cứu còn hạn chế, điều này ảnh hưởng đến nhận thức về sử dụng rượu bia, thuốc lá và tác hại của chúng.

Có thể thấy số người đã lập gia đình khá cao trong khi thu nhập nhìn chung là trung bình thấp, nghề nghiệp thiếu ổn định, cũng như thói quen sử dụng và lạm dụng rượu bia trong cuộc sống sinh hoạt dẫn đến những hệ lụy khôn lường về cuộc sống, sức khỏe lối sống, văn hóa cũng như trật tự an ninh xã hội. Cụ thể: Thu nhập của đối tượng khách hàng tham gia khảo sát dao động trong khoảng 0 đồng/khách hàng đến 21.6 triệu đồng/khách hàng. Như vậy trong tổng thể mẫu nghiên cứu đều có chứa cả người thu nhập thấp, thu nhập trung bình và thu nhập cao. Thu nhập trung bình của khách hàng đạt 5.24 triệu/khách hàng. Nhóm khách hàng thu nhập dưới 5 triệu có 334 người chiếm 55.7% mẫu nghiên cứu. Trong nhóm này 26 người là đối tượng có thu nhập bằng 0 nghĩa là họ đang còn là học sinh – sinh viên, chiếm

4.3% trong tổng thể mẫu nghiên cứu, nhóm thu nhập thấp có mức thu nhập trung bình là 3.1 triệu đồng. Đối tượng của nhóm thu nhập thấp chủ yếu là nội trợ, học sinh sinh viên, công nhân, thất nghiệp (lao động tự do) và làm nông. Đối tượng thất nghiệp thường làm các công việc như xe ôm, bốc vác, vận tải, làm việc theo yêu cầu, đối tượng này chiếm khoảng 46.2% trong tổng số đối tượng nghiên cứu có thu nhập thấp. Đối với nhóm thu nhập trung bình, thu nhập cao có 266 khách hàng chiếm 44.3%. Nhóm này có mức thu nhập trung bình 7.8 triệu đồng/tháng. Trong đó số khách hàng có mức thu nhập trung bình trên 10 triệu có 44 người (chủ doanh nghiệp, thương nhân, tiểu thương) chiếm 7.3% trong tổng thể mẫu nghiên cứu, như vậy đối tượng thu nhập từ 5 triệu đến dưới 10 triệu có 222 người chiếm 37%. Đối tượng của nhóm thu nhập này chủ yếu là công chức, viên chức, hưu trí, nhân viên văn phòng, thương nhân, tiểu thương và chủ doanh nghiệp. Trong tổng thể 600 mẫu nghiên cứu thì có 337 khách hàng tham gia khảo sát chưa lập gia đình chiếm 56.2%, trong khi đó số khách hàng đã lập gia đình có 263 người chiếm 43.8%.

Nhìn vào tổng thể mẫu nghiên cứu có thể thấy rằng tình trạng sức khỏe của tổng thể khách hàng chưa đảm bảo, nhiều khách hàng mắc những chứng bệnh nghiêm trọng như viêm phổi, gan, thận và tiêu hóa. Theo kết quả thống kê khảo sát các khách hàng mua hàng tại các cửa hàng tạp hóa thì có 275 khách hàng là khơng có bệnh tật gì, chiếm 45% tổng số khách hàng tham gia khảo sát, 97 khách hàng có biểu hiện liên quan đến bệnh viêm phổi, hô hấp chiếm 16.2%, bệnh tiêu hóa chiếm 11.2%, bệnh gan, thận lần lượt chiếm 9.8% và 7.8%, còn lại 9.2% là các bệnh khác. Điều này đưa ra cảnh báo đối với khách hàng sử dụng rượu bia, thuốc lá về tác hại vơ cùng lớn của nó khơng chỉ ảnh hưởng đến sức khỏe của bản thân, thu nhập của công việc mà ảnh hưởng đến người xung quanh; đặc biệt là người thân trong chính gia đình đối tượng điều tra.

Bảng 4.2. Thống kê hành vi của khách hàng Chỉ tiêu Tần suất Tỷ lệ % Người thân sử dụng Khơng có người sử dụng 209 34.8 Có người sử dụng 391 65.2 Quản lý thị trường

Quản lý lỏng lẻo 185 30.8

Quản lý chặt chẽ 415 69.2

Chi tiêu

Bình thường 169 28.2

Chi tiêu cao cho thuốc lá, rượu bia 431 71.8

Tiếp cận thông tin

Thi thoảng 145 24.2

Thường xuyên 455 75.8

Nguồn tiếp cận thông tin

Tivi 123 20.5

Băng rơn, áp phích 104 17.3

Đài, loa phường 116 19.3

Internet 81 13.5

Di động 85 14.2

Truyền thanh, lưu động 33 5.5

Sách báo, tạp chí 30 5.0 Truyền miệng 28 4.7 Nhân thức tác hại Không rõ lắm 154 25.7 Rất hiểu 333 55.5 Bình thường 113 18.8 Quyết định sử dụng thuốc lá Không sử dụng thuốc lá 270 45.0 Có sử dụng thuốc lá 330 55.0

Quyết định sử dụng rượu bia

Không sử dụng rượu bia 248 41.3

Có sử dụng rượu bia 352 58.7

Nguồn: Thống kê SPSS IBM 21

Thống kê về hành vi khách hàng khi sử dụng rượu bia và thuốc lá bảng 4.2 cho thấy khách hàng có xu hướng sẵn sàng chi tiêu, sử dụng rượu bia, thuốc lá trong sinh hoạt hàng ngày. Cụ thể có 330 đối tượng khách hàng có sử dụng thuốc lá

chiếm tỷ lệ 55%, có 352 người sử dụng rượu bia chiếm 58.7% trong tổng số 600 mẫu khảo sát. Số lượng nữ khách hàng sử dụng rượu bia là khá cao, có 103 khách hàng nữ chiếm 17.16%; trong khi đó khách hàng Nam chiếm 44.34%. Đối tượng chi tiêu cho thuốc lá, rượu bia hầu hết là các đối tượng có thu nhập trung bình. Độ tuổi sử dụng thuốc lá, rượu bia có xu hướng hướng tới đối tượng học sinh, sinh viên, thanh niên và độ tuổi dưới 30. Các đối tượng tham gia khảo sát hầu hết có người thân là người sử dụng thuốc lá, rượu bia. Cụ thể, có 464 khách hàng trả lời có người thân sử dụng thực phẩm có hại cho sức khỏe (thuốc lá, rượu bia) chiếm 77.3% tổng số mẫu nghiên cứu. Trong khi đó số người khơng thừa nhận là 22.7%. Có thể thấy rằng rượu bia có mặt trong cuộc sống hàng ngày của chúng ta, khá phổ biến nhất là trong tiệc tùng, công việc làm ăn của người dân. Nhiều người cho rằng đây là phương tiện để giao tiếp, xích lại các mối quan hệ trong cuộc sống. Do vậy con số người thừa nhận người thân không sử dụng đó vẫn là con số khá khiêm tốn. Tuy nhiên có thể thấy rằng việc người thân không sử dụng rượu bia, thuốc lá sẽ ảnh

Một phần của tài liệu Luận văn thạc sĩ UEH các yếu tố tác động đến quyết định tiêu dùng rượu bia, thuốc lá tại một số địa phương trên địa bàn tỉnh BRVT (Trang 50 - 61)