Kết quả nghiên cứu và thảo luận

Một phần của tài liệu Luận văn thạc sĩ UEH các yếu tố tác động đến quyết định tiêu dùng rượu bia, thuốc lá tại một số địa phương trên địa bàn tỉnh BRVT (Trang 67 - 72)

CHƯƠNG 4 : KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU

4.3. Kết quả nghiên cứu và thảo luận

Từ kết quả phân tích dữ liệu nghiên cứu, ta thấy khi áp dụng mơ hình cho nghiên cứu các thang đo (bằng phương pháp thu thập dữ liệu thứ cấp) với 600 khách hàng mua hàng tại các của hàng tạp hóa trên địa bàn tỉnh Bà Rịa Vũng Tàu, cho thấy khơng hình thành những khái niệm khác so với mơ hình gốc lý thuyết được tác giả xây dựng dựa trên các nghiên cứu của Muli, N; Lagan, Briege M (2017); Kang Y, Cheah, Rasiah R (2017), Sadan Caliskan (2009) và tham khảo các cơng trình nghiên cứu của Haynes G, Dunnagan T, Christopher S (2003), Crystal L. Park, Christoffer Grant (2005), K. Michael Cummings, Geoffrey T. Fong, Ron Borland (2009), Dias P, Oliveira A, Lopes C (2011), Mahnoush Reisi và các cộng sự (2014) trong môi trường nghiên cứu tại quốc gia đang phát triển như Việt Nam với tốc độ gia tăng dân số nhanh, nhu cầu tiêu dùng cao và số lượng người tiêu dùng thuốc lá và rượu bia tăng lên nhanh chóng kéo theo đó là sự sụt giảm về thu nhập, gia tăng tỷ lệ mắc bệnh.

Có thể thấy trong nghiên cứu này đối với những môi trường kinh tế, chính sách và văn hóa, trình độ nhận thức khác nhau, kinh nghiệm, thời điểm nghiên cứu, địa điểm nghiên cứu khác nhau … Có thể có những ảnh hưởng khác nhau đối với

các yếu tố ảnh hưởng đến quyết định sử dụng thực phẩm có hại cho sức khỏe và qua quá trình kiểm định sự phù hợp của mơ hình hồi quy Binary Logistic cho thấy: Mơ hình nghiên cứu lý thuyết của tác giả phù hợp với thực tiễn áp dụng nghiên cứu tại tỉnh Bà Rịa Vũng Tàu gồm 10 biến độc lập: Tuổi (TUOI); Hôn nhân (HONNHAN); Giới tính (GIOITINH); Thu nhập (THUNHAP); Nghề nghiệp (NGHENGHIEP); Trình độ (TRINHDO); Người thân sử dụng (NGUOITHAN); Quản lý thị trường (QUANLY); Chi phí (CHIPHI); Tiếp cận thông tin (THONGTIN) ảnh hưởng trực tiếp đến biến phụ thuộc là TIEUDUNG (quyết định sử dụng thuốc lá và rượu bia).

Biến Giới tính (GIOITINH) tác động cùng chiều, mạnh nhất đến quyết định sử dụng thuốc lá với hệ số hồi quy β1=1.059 có ý nghĩa thống kê ở các mức quy định 1%, 5% và 10%. Nhân tố này cũng tác động cùng chiều đến quyết định sử dụng rượu bia (β1=1.259). Kết quả nghiên cứu này phù hợp với nghiên cứu của Crystal L. Park, Christoffer Grant (2005), Kang Y, Cheah, Rasiah R (2017). Kết quả nghiên cứu này cho thấy hiện nay không chỉ Nam giới mà nữ giới có xu hướng sử dụng thuốc lá, rượu bia ngày càng tăng dẫn đến các hệ lụy xấu đến hành vi, sinh hoạt của các đối tượng này hết sức phức tạp, khó khăn trong quản lý và hoạch định chính sách phịng chống tác hại của rượu bia, thuốc lá.

Trình độ (TRINHDO) tác động tích cực đến mơ hình hồi quy hay nói cách khác là cùng chiều với biến phụ thuộc quyết định sử dụng thuốc lá với hệ số hồi quy β2=.619. Nhân tố này cũng tác động cùng chiều đến quyết định sử dụng rượu bia (β2=.630). Kết quả nghiên cứu này phù hợp với nghiên cứu của Dias P, Oliveira A, Lopes C (2011). Nghề nghiệp (NGHENGHIEP) cũng tác động cùng chiều đến biến phụ thuộc quyết định sử dụng thuốc lá và rượu bia với hệ số hồi quy lần lượt β3=.335 và .367. Kết quả nghiên cứu này phù hợp với nghiên cứu của Crystal L. Park, Christoffer Grant (2005), K. Michael Cummings, Geoffrey T. Fong, Ron Borland (2009).

Nhân tố Thu nhập (THUNHAP) biến thiên cùng chiều với quyết định sử dụng thực phẩm có hại cho sức khỏe (thuốc lá, rượu bia) với hệ số hồi quy không đáng kể. Kết quả nghiên cứu này phù hợp với nghiên cứu của Sadan Caliskan (2009). Từ nghiên cứu trên cho thấy vai trò trong việc nâng cao nhận thức của

người dân, đào tạo nghề, giới thiệu việc làm, giáo dục của gia đình, cộng đồng trong việc phòng chống và giảm tác hại của rượu bia và thuốc lá.

Chi phí (CHIPHI) với hệ số hồi quy β5=-.375, đồng nghĩa với việc yếu tố này tác động ngược chiều quyết định sử dụng thuốc lá, đối với rượu bia (β5=-.426). Kết quả nghiên cứu này phù hợp với nghiên cứu của Dias P, Oliveira A, Lopes C (2011). Hôn nhân (HONNHAN) tác động cùng chiều đến mơ hình hồi quy với hệ số hồi quy β4=.452 và .322. Kết quả nghiên cứu này phù hợp với nghiên cứu của Muli, N; Lagan, Briege M (2017). Cả hai nhân tố trên đều có ý nghĩa thống kê ở các mức 5%, 10%. Gia tăng chi phí cho rượu bia, thuốc lá là một thực trạng đáng lo ngại hiện nay không chỉ hệ lụy về sức khỏe, văn hóa, lối sống mà cịn cả kinh tế gia đình, thu nhập người sử dụng. Đặc biệt với những đối tượng đã lập gia đình và có con cái đang trong độ tuổi đi học thì tác hại của những thực phẩm này là rất lớn; ảnh hưởng đến cuộc sống hạnh phúc hôn nhân, tương lai giáo dục của con cái.

Biến Tuổi (TUOI) tác động ngược chiều đến quyết định sử dụng thuốc lá, rượu bia với hệ số hồi quy lần lượt β9=-.011 và -.018 và có ý nghĩa thống kê ở các mức quy định 1%, 5% và 10%. Kết quả nghiên cứu này phù hợp với nghiên cứu của Kang Y, Cheah, Rasiah R (2017), Sadan Caliskan (2009). Ngược lại, nhân tố Người thân sử dụng (NGUOITHAN) tác động cùng chiều đến mơ hình nghiên cứu với hệ số hồi quy β7=.362 và .341 có ý nghĩa thống kê mức 10%. Kết quả nghiên cứu này phù hợp với nghiên cứu của Crystal L. Park, Christoffer Grant (2005). Từ hai kết quả nghiên cứu cho thấy độ tuổi sử dụng thuốc lá, rượu bia có xu hướng hướng tới đối tượng học sinh, sinh viên, thanh niên và độ tuổi dưới 30. Các đối tượng tham gia khảo sát hầu hết có người thân là người sử dụng thuốc lá, rượu bia. Do vậy cần có các giải pháp hạn chế, phòng ngừa phù hợp với từng lứa tuổi, triển khai tuyên truyền nâng cao nhận thức từ chính trong gia đình người sử dụng, trong nhà trường, cụm dân cư, cơ quan đoàn thể.

Quản lý thị trường (QUANLY) tác động ngược chiều đến biến phụ thuộc quyết định sử dụng rượu bia với hệ số hồi quy β6=-.375 có ý nghĩa thống kê ở các mức quy định 1%, 5% và 10%. Tuy nhiên lại khơng có ý nghĩa thống kê đối với mơ hình sử dụng thuốc lá. Kết quả nghiên cứu này phù hợp với nghiên cứu của K. Michael Cummings, Geoffrey T. Fong, Ron Borland (2009). Quản lý thị trường là

nhân tố quan trọng trong việc phòng chống và giảm tác hại của rượu bia và thuốc lá. Để quản lý thị trường được tốt thì cần có các giải pháp đồng bộ từ người dân, nhà cung cấp, người bán, chính quyền địa phương và cơ quan quản lý có liên quan trên hai phương diện đó là thuốc lá và bia rượu. Hai nhóm giải pháp này cần được minh bạch rõ ràng và logic với những điểm chung và khác biệt để dễ dàng triển khai thực hiện hiệu quả.

Nhân tố Tiếp cận thông tin (THONGTIN) với hệ số hồi quy β8= -.336 và - .400 nghĩa là nhân tố này tác động ngược chiều đến mơ hình hồi quy và có ý nghĩa thống kê ở các mức quy định 1%, 5% và 10%. Kết quả nghiên cứu này phù hợp với nghiên cứu của Mahnoush Reisi và các cộng sự (2014). Điều này cho thấy cơ quan quản lý nhà nước cần đa dạng hóa và nâng cao hiệu quả các kênh tuyên truyền phòng chống tác hại của thuốc lá và rượu bia. Vận động người dân tham gia phịng chống bn lậu, nhập lập, hàng giả, hàng nhái, hàng kém chất lượng, thực phẩm bẩn.

KẾT LUẬN CHƯƠNG 4

Trong chương này tác giả tiến hành mơ tả và phân tích dữ liệu nghiên cứu được thu thập từ việc khảo sát phỏng vấn trực tiếp 600 khách hàng mua hàng tại các cửa hàng tạp hóa tại tỉnh Bà Rịa Vũng Tàu gồm 11 biến độc lập: Tuổi; Hơn nhân; Giới tính; Thu nhập; Thu nhập bình phương; Nghề nghiệp; Trình độ; Người thân sử dụng; Quản lý thị trường; Chi phí; Tiếp cận thơng tin và biến phụ thuộc là quyết định sử dụng thực phẩm có hại cho sức khỏe (thuốc lá, rượu bia). Nghiên cứu quyết định sử dụng rượu bia, thuốc lá với 04 biến quan sát tác động tiêu cực (Tuổi; Quản lý thị trường; Chi phí; Tiếp cận thơng tin) và 06 biến tác động tích cực (Hơn nhân; Giới tính; Nghề nghiệp; Trình độ; Người thân sử dụng; Thu nhập) đều có ý nghĩa thống kê ở các mức 1%, 5% và 10%. Mặc dù mơ hình nghiên cứu có mức độ giải thích chưa thực sự cao, tuy nhiên kết quả này cũng phần nào phản ánh thực nghiệm của tác giả trên tổng thể 600 mẫu nghiên cứu. Có thể thấy qua kết quả phân tích kiểm định cho thấy mơ hình nghiên cứu quyết định sử dụng rượu bia, thuốc lá là khá phù hợp và có ý nghĩa khoa học và thực tiễn.

Một phần của tài liệu Luận văn thạc sĩ UEH các yếu tố tác động đến quyết định tiêu dùng rượu bia, thuốc lá tại một số địa phương trên địa bàn tỉnh BRVT (Trang 67 - 72)