Phân tích mơ hình hồi quy

Một phần của tài liệu Luận văn thạc sĩ UEH các yếu tố tác động đến quyết định tiêu dùng rượu bia, thuốc lá tại một số địa phương trên địa bàn tỉnh BRVT (Trang 64 - 67)

CHƯƠNG 4 : KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU

4.2. Phân tích nhân tố ảnh hưởng đến quyết đính sử dụng rượu bia, thuốc lá

4.2.6. Phân tích mơ hình hồi quy

Kết quả hồi quy Binary Logistic (Bảng 4.7) cho thấy trong mơ hình lý thuyết tác động của các nhân tố đến quyết định sử dụng thực phẩm có hại cho sức khỏe (thuốc lá, rượu bia) với mức ý nghĩa kiểm định khi đưa vào mơ hình (P-value < 0,1), do đó mơ hình thực nghiệm khơng có sự khác biệt và thay đổi so với mơ hình gốc vẫn bao gồm các biến: Tuổi (TUOI); Hôn nhân (HONNHAN); Giới tính (GIOITINH); Thu nhập (THUNHAP); Nghề nghiệp (NGHENGHIEP); Trình độ (TRINHDO); Người thân sử dụng (NGUOITHAN); Quản lý thị trường (QUANLY); Chi phí (CHIPHI); Tiếp cận thông tin (THONGTIN). Dưới đây là phân tích kết quả nghiên cứu cụ thể :

Bảng 4.7.Kết quả hồi quy Binary Logistic B

Mơ hình Thuốc lá Rượu bia

Giới tính (GIOITINH) 1.059* 1.259* [0.181] [.185] Trình độ (TRINHDO) 0.619* .630* [0.185] [.189] Nghề nghiệp (NGHENGHIEP) 0.335** .367** [0.183] [.188]

Hôn nhân (HONNHAN) 0.452*** .322***

[0.179] [.184]

Chi phí (CHIPHI) -0.375** -.426**

[0.214] [.222]

Quản lý thị trường (QUANLY) -0.253 -.375***

[0.207] [.215]

Người thân sử dụng

(NGUOITHAN) 0.362*** .341***

[0.185] [.189]

[0.203] [.210] Tuổi (TUOI) -0.011* -.018* [0.007] [.007] Thu nhập (THUNHAP) 0.000** .000** [0.000] [.000] Thu nhập2 (THUNHAP2) 0.000 .000 [0.000 [.000] Hệ số chặn -0.837 -.411 [0.465] [.475] R2 .165 0.202 Chi (2) 79.058 97.242 -2 Log likelihood 746.709a 716.417a

Hosmer and Lemeshow Test

Chi-square 18.807 17.929

Sig. 0.016 0.022

(*)_(**)_(**) tương ứng với các mức ý nghĩa thống kê 1%, 5% và 10%

Nguồn : Xử lý số liệu SPSS 21

Kết quả bảng 4.7 là phân tích hồi quy bằng hàm binary logistic thông qua phần mềm SPSS IBM 21 với mẫu nghiên cứu bao gồm 600 khách hàng mua hàng tại các cửa hàng tạp hóa bán lẻ thuốc lá, rượu bia trên địa bàn tỉnh Bà Rịa Vũng Tàu. Nghiên cứu quyết định sử dụng thực phẩm có hại cho sức khỏe chia thành 02 mơ hình (thuốc lá và rượu bia) với 11 biến quan sát.

- Đối với mơ hình sử dụng thuốc lá thì các biến đều có ý nghĩa thống kê ở các mức quy định 1%, 5% và 10%, có 02 biến (QUANLY, THUNHAP2) khơng có ý nghĩa thống kê. Trong các nhân tố có ý nghĩa thống kê có 03 biến tác động ngược chiều đến biến phụ thuộc, 06 biến còn lại tác động cùng chiều. Trong đó Giới tính (GIOITINH) tác động cùng chiều, mạnh nhất đến quyết định sử dụng thuốc lá với hệ số hồi quy β1=1.059. Tiếp theo biến Trình độ (TRINHDO) tác động tích cực đến mơ hình hồi quy hay nói cách khác là cùng chiều với biến phụ thuộc với hệ số hồi quy β2=.619 và có ý nghĩa thống kê mức 5%. Hơn nhân (HONNHAN) tác động có mối quan hệ thuận chiều với quyết định sử dụng thuốc lá với hệ số hồi quy β4=.452.

Chi phí (CHIPHI) tác động ngược chiều đến biến phụ thuộc với hệ số hồi quy β5=- .375 Người thân sử dụng (NGUOITHAN) tác động cùng chiều đến mơ hình hồi quy với hệ số hồi quy β7=.362. Nhân tố Tiếp cận thông tin (THONGTIN) với hệ số hồi quy β8=-.336 nghĩa là nhân tố này tác động ngược chiều đến quyết định sử dụng thuốc lá. Trong khi đó Nghề nghiệp (NGHENGHIEP) cũng tác động cùng chiều đến biến phụ thuộc với hệ số hồi quy β3=.335 có ý nghĩa thống kê mức 5%. Biến Tuổi (TUOI) tác động ngược chiều đến quyết định sử dụng thuốc lá với hệ số hồi quy β9=-0.011. Trong khi đó Nhân tố Thu nhập (THUNHAP) biến thiên cùng chiều với quyết định sử dụng thuốc lá với hệ số hồi quy rất thấp. Hệ số tương quan Nagelkerke R Square đạt tới .165 cho thấy 16.5% biến phụ thuộc quyết định sử dụng thuốc lá được sự giải thích bởi sự thay đổi các biến độc lập trong mơ hình. Như vậy có thể nói mặc dù mơ hình nghiên cứu có mức độ giải thích chưa thực sự cao, tuy nhiên kết quả này cũng phần nào phản ánh thực nghiệm của tác giả trên tổng thể 600 mẫu nghiên cứu là các khách hàng mua hàng tại các tiệm tạp hóa trên địa bàn Tỉnh Bà Rịa Vũng Tàu. Như vậy qua kết quả phân tích kiểm định cho thấy mơ hình nghiên cứu quyết định sử dụng thuốc lá là khá phù hợp và có ý nghĩa khoa học và thực tiễn.

- Đối với mơ hình sử dụng rượu bia thì các biến đều có ý nghĩa thống kê ở các mức quy định 1%, 5% và 10%, duy nhất 01 biến (THUNHAP2) khơng có ý nghĩa thống kê. Trong các nhân tố có ý nghĩa thống kê có 04 biến tác động tiêu cực đến biến phụ thuộc, 06 biến còn lại tác động tích cực. Trong đó Giới tính (GIOITINH) tác động cùng chiều, mạnh nhất đến quyết định sử dụng rượu bia với hệ số hồi quy β1=1.259. Tiếp theo biến Trình độ (TRINHDO) tác động tích cực đến mơ hình hồi quy hay nói cách khác là cùng chiều với biến phụ thuộc với hệ số hồi quy β2=.630 và có ý nghĩa thống kê mức 5%. Chi phí (CHIPHI) tác động ngược chiều đến biến phụ thuộc với hệ số hồi quy β5=-.426 với mức ý nghĩa 5%. Tiếp cận thông tin (THONGTIN) với hệ số hồi quy β8=-.400 nghĩa là nhân tố này cũng tác động ngược chiều đến quyết định sử dụng rượu bia. Tương tự, nhân tố quản lý thị trường (QUANLY) biến thiên ngược chiều với biến phụ thuộc với β6=-.375 với mức ý nghĩa thống kê 10%. Trong khi đó Nghề nghiệp (NGHENGHIEP) cũng tác động cùng chiều đến biến phụ thuộc với hệ số hồi quy β3=.367 có ý nghĩa thống kê

mức 5%. Người thân sử dụng (NGUOITHAN) tác động cùng chiều đến mơ hình hồi quy với hệ số hồi quy β7=.341. Nhân tố Hôn nhân (HONNHAN) tác động có mối quan hệ thuận chiều với quyết định sử dụng rượu bia với hệ số hồi quy β4=.322 với mức ý nghĩa 10%. Ngược lại, Biến Tuổi (TUOI) tác động ngược chiều đến quyết định sử dụng rượu bia với hệ số hồi quy β9=-.018 với mức ý nghĩa 1%. Trong khi đó Nhân tố Thu nhập (THUNHAP) biến thiên cùng chiều với quyết định sử dụng rượu bia, tuy nhiên hệ số hồi quy rất thấp. Hệ số tương quan Nagelkerke R Square đạt tới .202 cho thấy 20.2% biến phụ thuộc quyết định sử dụng rượu bia được giải thích bởi sự thay đổi các biến độc lập trong mơ hình. Mặc dù mơ hình nghiên cứu có mức độ giải thích chưa thực sự cao, tuy nhiên kết quả này cũng phần nào phản ánh thực nghiệm của tác giả trên tổng thể 600 mẫu nghiên cứu là các khách hàng mua hàng tại các tiệm tạp hóa trên địa bàn tỉnh Bà Rịa Vũng Tàu. Kết quả phân tích kiểm định cho thấy mơ hình nghiên cứu quyết định sử dụng rượu bia, thuốc lá là khá phù hợp và có ý nghĩa khoa học và thực tiễn.

Một phần của tài liệu Luận văn thạc sĩ UEH các yếu tố tác động đến quyết định tiêu dùng rượu bia, thuốc lá tại một số địa phương trên địa bàn tỉnh BRVT (Trang 64 - 67)