Những quyđịnh chung của chiến thuật hỏicungbịcan trong trường hợp bị can không thành khẩn khai báo

Một phần của tài liệu CHUYÊN ĐỀ: “Nâng cao kỹ năng hỏi cung, phúc cung bị can và kiểm sát hoạt động hỏi cung của Kiểm sát viên” (Trang 28 - 30)

thành khẩn khai báo

2.2.1. Những quy định chung của chiến thuật hỏi cung bị can trong trườnghợp bị can không thành khẩn khai báo hợp bị can không thành khẩn khai báo

Chiến thuật HCBC trong trường hợp bị can không thành khẩn khai báo chính là những chỉ dẫn chiến thuật về chuẩn bị, tiến hành và kết thúc HCBC trong tình huống bị can từ chối khai báo hay khai báo gian dối. Khi tiến hành HCBC trong những tình huống này, ĐTV, KSV phải làm chuyển biến tư tưởng của bị can từ không thành khẩn chuyển sang thành khẩn khai báo. ĐTV, KSV phải nghĩ cách đối phó với thái độ khơng thành khẩn khai báo của bị can để đưa ra chiến thuật hỏi cung phù hợp. Nếu tiến hành hỏi cung một cách tùy tiện sẽ có thể gây bất lợi cho việc hỏi cung. Do đó, chiến thuật HCBC trong trường hợp bị can không thành khẩn khai báo phải được thực hiện theo những định hướng mang tính khoa học và phải đáp ứng được những yêu cầu sau:

- Tính tích cực.

HCBC trong trường hợp bị can không thành khẩn khai báo địi hỏi tính tích cực cao. Trong trường hợp bị can từ chối khai báo hay khai báo gian dối thì bị can thường có thái độ ngoan cố, khơng cung cấp những thông tin về vụ án hoặc bị can cố ý khai báo sai sự thật. Do đó, cuộc hỏi cung phải mang tính tiến cơng liên tục. Trong những cuộc hỏi cung này, ĐTV, KSV không chỉ là người đơn thuần ghi nhận những thông tin do bị can cung cấp mà ĐTV, KSV phải tích cực sáng tạo áp dụng mọi phương tiện pháp luật cho phép nhằm thu được những thơng tin chính xác về vụ án.

- Tính có mục đích rõ ràng.

Trường hợp bị can không thành khẩn khai báo là một tình huống hỏi cung phức tạp. Trước khi tiến hành hỏi cung, ĐTV, KSV phải xác định rõ ràng mục đích cụ thể mà cuộc hỏi cung cần đạt được, nhằm thu thập được những thơng tin cần thiết, có liên quan đến vụ án chứ không phải những thông tin bất kỳ. Để đạt được mục đích đó, ĐTV, KSV cần xác định được những vấn đề cần phải làm rõ, những tin tức, tài liệu cần phải thu thập trong quá trình hỏi cung. Trong trường hợp bị can khơng thành khẩn khai báo thì việc đạt được những mục đích đó khơng phải đơn giản, ĐTV,

KSVcần có sự cố gắng, quyết tâm, đồng thời phải biết lựa chọn và áp dụng những chiến thuật, phương tiện phù hợp để đạt được mục đích đã đề ra.

- Tính khách quan và đầy đủ.

Tính khách quan và đầy đủ là một trong những yêu cầu không thể thiếu của chiến thuật HCBC trong trường hợp bị can khơng thành khẩn khai báo. Đây chính là biểu hiện của nguyên tắc thận trọng khách quan khi HCBC. Khi bị can từ chối khai báo hay khai báo gian dối thì cuộc hỏi cung mang tính xung đột cao, nhiều trường hợp bị can phản ứng gay gắt hay cố ý khiêu khích ĐTV, KSV. Do đó, ĐTV, KSV cần giữ thái độ bình tĩnh, thận trọng và tỉnh táo. ĐTV, KSV không được sử dụng những phương pháp hỏi cung trái pháp luật như mớm cung, dụ cung, bức cung và dùng nhục hình. Chỉ cần một trong những biện pháp đó được sử dụng thì hồ sơ vụ án có thể bị sai lệch, quyền công dân bị xâm phạm nghiêm trọng. Ngoài ra, ĐTV, KSV phải ghi chép đầy đủ lời hỏi và lời khai trong q trình xét hỏi, khơng được thêm bớt, sửa chữa. Trong trường hợp có sửa chữa, thay đổi phải có chữ ký của cả cán bộ xét hỏi và bị can. ĐTV, KSV cũng cần phải thu thập cả những thông tin phù hợp với giả thuyết điều tra và những thông tin không phù hợp với giả thuyết điều tra, thu thập cả những chứng cứ buộc tội và chứng cứ gỡ tội, những tình tiết tăng nặng và giảm nhẹ trách nhiệm hình sự. Đồng thời, trong quá trình hỏi cung, ĐTV, KSV phải sử dụng chiến thuật phù hợp để khai thác mọi hiểu biết của bị can về vụ án, về hành vi phạm tội của bị can, đồng bọn và những tin tức, tài liệu khác mà bị can biết có ý nghĩa đối với cơng tác điều tra và phòng ngừa tội phạm.

- Cần phải nắm chắc những đặc điểm nhân thân, trình độ học vấn và điều kiện sống của bị can.

Việc nghiên cứu kỹ nhân thân bị can và các yếu tố tác động đến tâm lý bị can là một nhiệm vụ quan trọng mà ĐTV, KSV cần phải hiểu rõ trước khi tiến hành HCBC trong trường hợp bị can không thành khẩn khai báo. Trong HCBC thì việc thiết lập và duy trì sự tiếp xúc tâm lý giữa ĐTV, KSV và bị can luôn là điều kiện đầu tiên để đạt được mục đích của cuộc hỏi cung. Để đạt được mục tiêu đề ra thì ĐTV, KSV phải nắm vững và vận dụng linh hoạt các phương pháp, chiến thuật hỏi cung. Đồng thời, buộc ĐTV, KSV phải hiểu rõ đặc điểm nhân thân cũng như các mối quan hệ khác của bị can. ĐTV, KSV phải dành thời gian nghiên cứu và vận dụng mọi biện

pháp để có thể thu thập được đầy đủ mọi thông tin cần thiết về bị can như: đặc điểm xã hội – nhân khẩu học, đạo đức – tâm lý, pháp luật hình sự ... Những đặc điểm đó sẽ tạo cơ sở để ĐTV, KSV tiếp cận bị can dễ dàng hơn. Khi bị can từ chối khai báo hoặc khai báo gian dối thì việc nghiên cứu và sử dụng hiệu quả những tài liệu về đặc điểm nhân thân của bị can sẽ giúp ĐTV, KSV có thể tìm ra ngun nhân của việc bị can có

Một phần của tài liệu CHUYÊN ĐỀ: “Nâng cao kỹ năng hỏi cung, phúc cung bị can và kiểm sát hoạt động hỏi cung của Kiểm sát viên” (Trang 28 - 30)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(74 trang)
w